Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Địa lí Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI ĐỊA LÍ - LỚP 4 I/ Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn * Câu 1 : Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn: - Địa hình: Đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. - Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm. * Câu 3 : Tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. * Câu 4 : Sa Pa trở thành nơi du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc vì: nhờ có khí hậu mát mẻ và phong cảnh đẹp II/ Bài 4: Trung du Bắc Bộ * Câu 5 : Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. * Câu 6 : Một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ: Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, đặc biệt là trồng chè. Đất trống, đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. * Câu 7 : Tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. * Câu 8 : Nêu qui trình chế biến chè: Hái chè à Phân loại chè à Vò, sấy khô à Các sản phẩm chè. III/ Bài 5: Tây Nguyên * Câu 9 : Một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình và khí hậu của Tây Nguyên: - Địa hình: Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau như cao nguyên Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh, - Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô. * Câu10: Nêu đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây Nguyên. - Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. - Mùa khô: Trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở. IV/ Bài 13, 14: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ * Câu 11: Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ, * Câu 12: Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa. * Câu 13: Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo: Làm đất à Gieo mạ à Nhổ mạ à Cấy lúa à Chăm sóc lúa à Gặt lúa à Tuốt lúa à Phơi thóc. * Câu 14: Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm: Nơi này diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập. Hàng hóa phần lớn là các sản phẩm sản xuất tại địa phương. * Câu 15: Khi nào một làng trở thành làng nghề: Những nơi có có nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên các làng nghề. Mỗi làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công. * Câu 16: Quy trình sản xuất đồ gốm: Nhào đất và tạo dáng cho gốmà Phơi gốm àVẽ hoa văn à Tráng men à Nung gốm à Các sản phẩm gốm.
File đính kèm:
- DE CUONG DIA LI.doc