Đề cương ôn thi môn Lịch sử Khối 4 - Năm học 2011-2012

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi môn Lịch sử Khối 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
Câu 1: Nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Nguyễn Trãi gắn với sự kiện lịch sử : Ông là nhà văn, nhà khoa học lớn dưới thời Hậu Lê:người có nhiều tác phẩm sáng tác bằng chữ Nôm như Quốc âm thi tập, ...
Câu 2: Nhân vật lịch sử Quang Trung gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Quang Trung gắn với sự kiện lịch sử : Quang Trung lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, tiêu diệt nhà Trịnh, lên ngôi hoàng đế. Quang Trung đã kéo quân ra Bắc, đại phá quân Thanh thắng lợi.Quang Trung đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế và văn hoá của đất nước. Tiêu biểu là Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học và đề cao chữ Nôm.
Câu 3: Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Thăng Long để làm gì?
 TL: Tháng 1 năm 1789 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Thăng Long để đánh đuổi quân Thanh. ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, ta thắng lớn. Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
Câu 4: Trình bày ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng?
 TL: Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng: mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh bị đổ vỡ. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ). Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
Câu 5:'' Chiếu khuyến nông '' của vua Quang Trung quy định điều gì? Tác dụng của nó ra sao?
 TL: Chiếu khuyến nông qui định: lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
 Tác dụng: vài năm sau, mùa màng trở lại tốt tươi, làng xóm trở lại thanh bình.
Câu 6: Nhân vật lịch sử Nguyễn Ánh gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Nguyễn Ánh gắn với sự kiện lịch sử :Năm 1802, Nguyễn ánh lật đổ triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.
Câu 7: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
 TL: Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần, lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long.
 Câu 8: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình nào?
 TL: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình như: xây dựng kinh thành Huế, xây dựng các lăng tẩm...
Câu 9: Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới ngày tháng năm nào?
 TL: ngày 11.12.1993.
Câu 10:   Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần?
   Từ giữa thế kỉ thứ XIV tình hình đất nước ngày càng xấu đi.
-         Vua quan ăn chơi sa đọa.
-         Những kẻ có quyền thế vơ vét của cải của nhân dân làm giàu.
-         Cuộc sông nhân dân cơ cực.
-         Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
-         Nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa
Câu 11: Nhân vật lịch sử Hồ Quí Ly gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Hồ Quí Ly gắn với sự kiện lịch sử : năm 1400, Hồ Quí Ly đã truất ngôi vua Trần lập nên nhà Hồ. Không chống nổi quân xâm lược, nhà Hồ sụp đổ. Đất nước ta bị nhà Minh đô hộ.
Câu 12:   Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần trong thời gian nào? Kinh đô đóng ở đâu? Tên nước là gì?-   Năm 1400, Hồ Quí Ly truất ngôi vua Trần và đóng đô ở Tây Đô( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), tên nước là Đại Ngu.
Câu 13:   Hồ Quí Ly đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước?-  thực hiện nhiều cải cách
Câu 14:   Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân xâm lược?-   Do Hồ Quí Ly không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến  mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 15:  Ai đã dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền Vua? TL -  Chu Văn An.
 Câu 16:     Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?
-         Vì Ải Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm rất thuận lợi để bố trí trận địa mai phục.
Câu 17:    Em hãy kể lại trận mai phục của quân ta tại ải Chi Lăng?
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa Ải Chi Lăng . Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh của Liễu Thăng ham đuổi nên bỏ ra hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy . khi ngựa chúng đang bì bõm qua đầm lầy, thì bỗng nhiên một loạt pháo hiệu nổ như sấm dậy. . Lập tức hai bên sườn núi , những chùm tên lao vun vút phóng xuống. Lọt vào giữa trận địa “ mưa tên” Liễu Thăng và đám kị binh tối tăm mặt mũi. Liễu Thăng bị giết. quân bộ theo sau cũng bị  mai phục của ta từ hai bên sườn núi và lòng khe nhất tề xông ra tấn công. Quân địch hoản loạn, lại nghe Liễu Thăng bị giết cang khiếp sợ. hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Câu 18: Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chông quân Minh xâm lược?
    - Chiến thắng Chi Lăng góp phần quyết định thẵng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược  của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 19: Nhân vật lịch sử Lê Lợi gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Lê Lợi gắn với sự kiện lịch sử: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời kì Hậu Lê.
Câu 20: Lê lợi lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào, lấy niên hiệu là gì? mở đầu thời đại nào?- 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Thăng Long, tên nước là ĐạiViệt;lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ và mở đầu thời Hậu Lê.
Câu 21: Quân Lê Lợi đã dùng mưu gì  để diệt giặc?
- Kị binh ta ra nghênh chiến rồi giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải.
Câu 22: Nhân vật lịch sử Lê Thánh Tông gắn với sự kiện lịch sử gì?
 TL: Nhân vật lịch sử Lê Thánh Tông gắn với sự kiện lịch sử : Ông cho vẽ bản đồ đất nước và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền của dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 23: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập?
 TL: Nhà Hậu Lê đặt ra lễ xướng danh (Lễ đọc tên người đỗ); Lễ vinh quy (Lễ đón rước người đỗ cao về làng); khắc tên tuổi người đỗ cao (tiến sĩ) vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
Câu 24: Vì sao nói NTrãi, LT Tông là nhà văn hoá tiêu biểu?
 TL: - Vì NTrãi có nhiều tác phẩm văn học, lịch sử, địa lí không chỉ nói lên tinh thần chiến đấu vì nền độc lập của Tổ Quốc mà còn mang đậm tinh thần độc lập và nhân đạo.Suốt đời ông đã có nhiều đóng góp cho nhân dân và đất nước.
 - Vì LT Tông là ông vua có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước về củng cố quốc phòng, pháp luật, kinh tế, giáo dục và văn thơ.
Câu 25: Những sự việc nào thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
  Đó là: - Vua có quyền tuyệt đối.
-         Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vua.
-         Vua trực tiếp chỉ huy quân đội.
Câu 26:Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
 TL:Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức: bảo vệ quyền lợi của vua,quan lại,địa chủ; bảo vệ chủ quyền quốc gia; khuyến khích phát triển kinh tế; giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
Câu 27:  Thời Hậu Lê trải qua các đời vua nào? Đời vua nào phát triển cao nhất?
 Các đời vua trải qua đó là: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tôngvv. Đời vua nào phát triển cao nhất là đời vua Lê Thánh Tông ( 1460- 1497)
Câu 28: Nhà hậu Lê đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước?
       Nhà Hậu Lê đã cho vẽ bản đồ Hồng Đức và soạn bộ luật Hồng Đức để bảo vệ chủ quyền dân tộc và trật tự xã hội.
Câu 29  Điểm tiến bộ của bộ luật Hồng Đức ở chổ nào? -  Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
 Câu 30: Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt?
Vào đầu thế kỉ XVI, nước ta đã lâm vào thời kì chia cắt vì: chính quyền nhà Lê suy yếu, các tập đoàn phong kiến đã cấu xé, tranh giành ngai vàng.
Câu 31: Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả gì?
Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến đã gây ra những hậu quả là nhân dân lao động cực khổ, đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Câu 32: Sông Gianh thuộc tỉnh nào?        (thuộc tỉnh Quảng Bình)
Câu 33: Đàng Ngoài do họ nào cai trị và đàng trong do họ nào cai trị?
   - Đàng Ngoài do họ Trịnh  cai trị.    - Đàng trong do họ Nguyễn cai trị
Câu 34:   Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong diễn ra như thế nào?
-         Từ cuối thế kỉ XVI công cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong xúc tiến mạnh mẽ. Nông dân, quân lính được phép đem cả gia đình vào phía nam khẩn hoang , lập ấp. Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nữa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn đi khai phá đất hoang. Đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào nam từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hòa, đến nam trung bộ, Tây Nguyên, đoàn người cứ tiếp tục đi sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Đi đến đâu họ lập làng, lập ấp mới đến đó
Câu 35:    Tác dụng của cuộc khẩn hoang:
     Cuộc khẩn hoang đã dần dần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, xóm làng hình thành và phát triển. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU
TỪ BUỔI ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐẾN THỜI NGUYỄN
1/ Nước Văn lang: ra đời  khoảng 700 năm TCN, vua được gọi là Hùng Vương
2/ Nước Âu Lạc:  ra đời cuối thế kỉ III TCN , vua là An Dương Vương, thành tựu đặc sắc: Nông nghiệp phát triển, kĩ thuật chế tạo nỏ được nhiều mũi tên và xây dựng thành Cổ Loa.
3/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Đầu thế kỉ I, mùa xuân năm 40, đánh tan quân Hán.
4/ Chiến thắng Bạch Đằng: do Ngô Quyền lãnh đạo, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua xưng vương là Ngô Vương đóng đô tại Cổ Loa.
  Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng: chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
5/ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất đất nước rơi vào cảnh loạn lạc đất nước chia cắt thành 12 vùng đánh chiếm lẫn nhau. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã tập nhân dân dẹp loạn , thống nhất đất nước.
6/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất( năm 981):
Năm 981 lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống đem quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
( năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo  đã chiến thắng quân Tống.
7/ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long: Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ)  mùa thu năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành “Thăng Long” tên nước là Đại Việt.
 8/ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( năm 1075- 1077):
Năm 1068, nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt, ông chủ trương “ Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”
9/ nhà Trần thành lập: Lý Huệ Tông không có con trai , truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ tìm cách để Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng, đầu năm 1266 nhà Trần thành lập.
10/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên: ba lần quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta đều bị thất bại .
   Lần thứ nhất chúng cắm cổ rút chạy không còn hung hăng cướp phá như lúc mới vào xâm lược.
   Lần thứ hai, tướng giặc Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để thoát thân.
   Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc , dùng kế cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng tiêu diệt giặc.
11/ thời Hậu Lê:  do Lê lợi lãnh đạo đánh tan quân Minh năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua (Lê Thái Tổ)  đóng đô ở Thăng Long, tên nước là Đại Việt,
12/ Trịnh- Nguyễn phân tranh:  từ đầu thế kỉ XVI chính quyền nhà Lê suy yếu. các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành ngai vàng.
13/ Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong: Cuối thế kỉ XVI các chúa Nguyễn rất quan tâm đên việc khẩn hoang, cuộc khẩn hoang được xúc tiến mạnh mẻ
14/ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long: năm 1786 Nguyền Huệ tiến quân ra bắc tiêu diệt họ Trịnh và thống nhất giang sơn.
15/ Quang Trung đại phá Quân Thanh: Năm 1788 Nguyễn Huệ  lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung , ông kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh. Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh.
16/ Nhà Nguyễn thành lập:  vua Quang Trung qua đời nhà Tây Sơn suy yếu , lợi dụng cơ hội đó nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn lập nên nhà Nguyễn năm 1802 ông lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân( Huế). Nhà Nguyễn trãi qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự ĐứcNhà nguyễn lập bộ luật mới đó là bộ luật Gia Long.
* Trước thế kỉ XVI, Đàng Trong là vùng: đất hoang còn nhiều, dân cư thưa thớt.
*Từ thế kỉ XVI, từ Phú Yên trở vào, có các dân tộc sinh sống: người Chăm, người Khơ Me, các dân tộc Tây Nguyên, người Việt.
*Sau khi tiêu diệt họ Trịnh, Nguyễn Huệ đã tiến hành: giao quyền cai trị Đàng Ngoài cho vua Lê, mở đầu việc thống nhất đất nước.
* Hàng năm vào ngày mùng 5 tết, ở gò Đống Đa, Hà Nội diễn ra lễ hội: Kỉ niệm ngày Quang Trung chiến thắng trận Ngọc Hồi.
            BẢNG THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN, NHÂN VẬT LỊCH SỨ TIÊU BIỂU
                    TỪ BUỔI  ĐẦU DỰNG NƯỚC ĐÉN THỜI NGUYỄN
Thời Kì lịch sử
Sự kiện tiêu biểu
Nhân vật tiêu biểu
Buổi đầu dựng nước và giữ nước ( khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)
-          Nước Văn Lang ra đời
-          Nước Âu Lạc thành lập.
-          Quân Triệu Đà chiếm Âu Lạc
-          Hùng Vương
-          An Dương Vương
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập ( từ năm 179 TCN đến năm 938)
-          khởi nghĩa Hai bà Trưng.
-          Chiến thắng Bạch Đằng.
-          Hai bà Trưng
-           
-          Ngô Quyền
Buổi đầu độc lập ( từ năm 939 đến năm 1009)
-          Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
-          Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
-          Đinh Bộ Lĩnh
- Lê Hoàn
Nước Đại Việt thời Lý( từ năm 1009 đến năm 1226)
-          Dời đô ra Đại la và đổi tên thành Thăng Long.
-          Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
-          Lý Thái Tổ.
-          Lý Thường Kiệt
Nước Đại Việt thời Trần( từ năm 1266 đến năm 1400)
-Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.
- Trần Hưng Đạo.
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê( thế kỉ XV)
- Chiến thắng Chi Lăng
- Lê Lợi.
-Lê Thánh Tông
- Nguyễn Trãi.
Nước Đại Việt thế kỉ XVI- XVIII
-          Chiến tranh Nam- bắc triều
-          Chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
-          Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh.
-          Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Nguyễn Huệ
   ( Quang Trung)
Buổi đầu thời Nguyễn( từ năm 1802- 1858)
-          Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn.
-          Nhà Nguyễn thành lập
- Gia Long
Họ và tên ................................................. 
 Thứ ....... ngày ...... tháng 4 năm 2012
Lớp : 4....... Trường .......
Điểm 
XT:
 BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2011– 2012 
 MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 40 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:
1. Bia đá dựng ở Văn Miếu là để khắc tên tuổi người ? 
 a. Đỗ cử nhân	b. Đỗ tiến sĩ	 c. Đỗ tú tài
2. Nhà văn, nhà khoa học lớn thời Hậu Lê là ? 
	a. Lê Lợi	b. Nguyễn Trãi	c. Lương Thế Vinh
3. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh, thống nhất giang sơn vào năm nào? 
	a. 1786	b. 1789	c. 1879
4. Những thành thị nổi tiếng ở thế kỷ XVI - XVII là ? 	
a. Thăng Long, Hội An, Sài Gòn.
	b. Thăng Long, Phố Hiến, Quy Nhơn.
	c. Thăng Long, Phố Hiến, Hội An.
5. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm ?
	a. Phát triển kinh tế.
	b. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.
	c. Bảo vệ chính quyền.
6. Vào thế kỷ XVI, nước ta lâm vào tình trạng bị chia cắt là do đâu ?
	a. Do nước ngoài xâm lược.
	b. Do nhân dân nổi dậy giành đất đai.
	c. Do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
Câu 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ?
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3. Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh và thời gian nào ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II. PHẦN ĐỊA LÝ:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung : 
A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người kinh, người chăm.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người kinh, người chăm.
C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người kinh.
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa vựa trái cây lớn nhất cả nước ? 
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. B. Có nhiều đất chua, đất mặn.
C. Người dân cần cù lao động.
3. Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là ? 
A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Đồng bằng Bắc Bộ. C. Cả hai ý A và B đều đúng.
4. Ở nước ta tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là?
A. Đồng, sắt. B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt. C. Dầu mỏ và khí đốt. 
Câu 2: . Điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai 
 a. Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước.
 b. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai 
 bồi đắp.
 c. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
 d. Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác dầu khí 
 và trồng các loại rau xứ lạnh.
Câu 3: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta. .......
Câu 4: Nêu một số hoạt động sản suất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
......................................
..
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ- LỊCH SỬ- KHỐI BỐN
CUỐI HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2011-2012
I.PHẦN LỊCH SỬ: 5 điểm 
Câu 1: 3 điểm ( Đúng mỗi ý: 0.5 điểm) 
 Câu 1: b ; Câu 2: b ; Câu 3: a ; Câu 4: c ; Câu 5: b; Câu 6: c 
Câu 2. 1 điểm : Nhà Lê đã khuyến khích việc học tập là:
- Lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám đào tạo nhân tài, trường có lớp học, chỗ ở, 
kho sách, thu nhận cả con em thường dân học giỏi.
- Ở địa phương có các trường công do nhà nước mở.
Câu 3. 1 điểm: Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh:
- Sau khi vua Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công nhà Tây Sơn. 
- Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế ).
II. PHẦN ĐỊA LÝ: 5 điểm
Câu 1: 2 điểm ( 0,5 điểm/ 1 ý đúng) ý 1: b ; ý 2: b ; ý 3: a	; ý 4: c 
Câu 2: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25đ) 
 Ý đúng: b, c ; Ý sai : a ,d
Câu 3: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Điều hoà khí hậu 
Là kho muối vô tận
Khoáng sản, hải sản quý
Có bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch, xây dựng các cảng biển.
Câu 4: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản, chế biến lương thực 

File đính kèm:

  • docĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LỊCH SỬ LỚP 4- đ.doc