Đề cương ôn thi ngữ văn 6 –học kì II năm học: 2012- 2013

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi ngữ văn 6 –học kì II năm học: 2012- 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NGỮ VĂN 6 –HK II
 NĂM HỌC: 2012- 2013
A/ VĂN BẢN: 
I. Truyện và kí :
1. Hệ thống hóa những truyện và kí đã học :
* Bài học đường đời đầu tiên( trích Dế Mèn phiêu lưu kí) (Tô Hoài ) : Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
* Sông nước Cà Mau ( trích Đất rừng phương Nam)( Đoàn Giỏi) : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam Tổ quốc
* Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.
Vượt thác( Trích '' Quê nội " ) (Võ Quảng )Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
* Buổi học cuối cùng (An-Phông-xơ Đô-Đê) Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An- dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh căm động cuat thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu lên chân lí: “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù”…
* Cô Tô( Đoạn trích ) Nguyễn Tuân: Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo Cô Tô.
* Cây tre Việt Nam (Thép Mới ) :Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
* Đêm nay Bác không ngủ ( 1951)( Minh Huệ )Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc rộng lớn của Bác Hồ với bộ đội , nhân dân và tình cảm kính yêu cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác.
Lượm ( 1949) Tố Hữu Bài thơ khắc họa hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với chúng ta.
* Bức thư của thủ lĩnh da đỏ : Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
2. §iÓm gièng vµ kh¸c nhau gi÷a truyÖn vµ ký: 
1/ §iÓm gièng nhau:
- §Òu thuéc thÓ lo¹i tù sù; §Òu cã lêi kÓ thÓ hiÖn th¸i ®é vµ c¸i nh×n cña ng­êi kÓ; Ng­êi kÓ (trÇn thuËt) cã thÓ xuÊt hiÖn trùc tiÕp hoÆc gi¸n tiÕp.
2/ §iÓm kh¸c nhau: 
*Truyện:
- PhÇn lín dùa vµo quan s¸t, t­ëng t­îng, s¸ng t¹o cña nhµ v¨n; nh÷ng chuyÖn x¶y ra trong truyÖn kh«ng hoµn toµn gièng nh­ ngoµi thùc tÕ.
- Cã cèt truyÖn, nh©n vËt.
* Kí: 
- Dùa vµo sù quan s¸t vµ ghi chÐp cña t¸c gi¶; nh÷ng chuyÖn x¶y ra mang dÊu Ên thùc tÕ theo c¸i nh×n cña t¸c gi¶.
- Th­êng kh«ng cã cèt truyÖn, cã khi kh«ng cã c¶ nh©n vËt.
B/ TIẾNG VIỆT :
1. Phó từ:
a. Khái niệm: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
VD: Các bạn đang học bài
b.Các loại phó từ: 
-Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian( đã, đang, sẽ...), về mức độ( rất, hơi, quá...), sự tiếp diễn tương tự( cũng, vẫn, cứ, còn...), sự phủ định( không, chưa, chẳng), sự cầu khiến( hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ ( quá, lắm...), về khả năng( được...), về khả năng ( ra, vào, đi...)
2. Các biện pháp tu từ: 

So sánh
Nhân hóa
Ẩn dụ
Hoán dụ
Khái niệm
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ
Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.
Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ( ăn quả : hưởng thụ; trồng cây : người làm ra)
Lớp ta học chăm chỉ.
Các kiểu
2 kiểu :
+ So sánh ngang bằng,:
( Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là...)
+so sánh không ngang bằng. ( Từ so sánh:hơn, thua, chẳng bằng,khác hẳn, chưa bằng...)

3 kiểu nhân hóa :
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
VD: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà lão Miệng
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD: Con mèo nhớ thương con chuột
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này.
4 kiểu ẩn dụ thường gặp:
- Ẩn dụ hình thức.
- Ẩn dụ cách thức
- Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
4 kiểu:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
3. Câu và cấu tạo câu:
a. Các thành phần chính của câu :
Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ
 Vị ngữ
 Chủ ngữ
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?
- Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?Con gì?...
- Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
VD : Trên sân trường, chúng em/ đang vui đùa.


b. Cấu tạo câu :


 Câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có từ là
Câu trần thuật đơn không có từ là
Khái niệm
Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến .
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành.Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ( cụm động từ) hoặc tính từ( cụm tính từ)...cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.
+ Câu miêu tả : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm...của sự vật nêu ở chủ ngữ.
VD: Con chim / đang bay.
+ Câu tồn tại : vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.
VD: Trong nhà/ có khách
Ví dụ
Tôi đi về.
Tôi là học sinh lớp 6.
Chúng tôi đang vui đùa.

4. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:


Câu thiếu chủ ngữ
Câu thiếu vị ngữ
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
Ví dụ sai.
- Với kết quả của năm học đầu tiên ở Trường Trung học cơ sở đã động viên em rất nhiều.

Bạn Trang, người học giỏi nhất lớp 6a1.
Mỗi khi đi qua cầu Bồng Sơn.
Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và được bạn ấy cho một cây bút mới.
Cách chữa
- Thêm chủ ngữ cho câu.
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
- Biến vị ngữ thành cụm chủ- vị.
- Thêm vị ngữ cho câu.
- Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của cụm chủ-vị.
- Biến cụm từ đã cho thành bộ phận của vị ngữ.
- Thêm chủ ngữ và vị ngữ.

- Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và em được bạn ấy cho một cây bút mới. ( câu ghép)
- Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới. ( một chủ ngữ, hai vị ngữ)
5. Dấu câu:


 Dấu kết thúc câu ( đặt ở cuối câu )

 Dấu chấm
 Dấu chấm hỏi
 Dấu chấm than
- Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)
- Ví dụ : Tôi đi học. 
 Bạn hãy cố học đi.
-Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .

- Ví dụ : Bạn làm bài toán chưa?
-Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .

- Ví dụ : Hôm nay, trời đẹp quá !
 Dấu phân cách các bộ phận câu ( đặt trong nội bộ câu)
- Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu . 
- Ví dụ : Hôm nay, tôi đi học . ( dấu phảy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu )
 Lớp 6a1, lớp 6a2, lớp 6a3/ vừa hát, vừa múa đẹp quá. ( dấu phảy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ, vị ngữ với vị ngữ)

C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh và văn tả người.


 Dàn bài chung về văn tả cảnh
 Dàn bài chung về văn tả người
1/ Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng chung ? 
Giới thiệu người định tả : Tả ai ? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung ?
2/ Thân bài
a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung quanh ?

b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)
* Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ?...
* Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...
a. Ngoại hình : Tuổi tác ? Tầm vóc ? Dáng người ? Khuôn mặt ? Mái tóc ? Mắt ? Mũi ? Miệng ? Làn da ? Trang phục ?...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
b. Tả chi tiết : ( Tùy từng người mà tả cho phù hợp)
* Nghề nghiệp, việc làm ( Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm...). Nếu là học sinh, em bé : Học, chơi đùa, nói năng...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Sở thích, sự đam mê : Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động...( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
* Tính tình : Tình yêu thương với những người xung quanh : Biểu hiện ? Lời nói ? Cử chỉ ? Hành động ?( Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)
 
3/ Kết bài 
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...
Tình cảm chung về người em đã tả ? Yêu thích, tự hào, ước nguyện ?...
Chú ý:
 Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn. 




File đính kèm:

  • docde cuong on tap hk2 ngu van lop 6.doc