Đề cương ôn thi Toán Lớp 6 - Chủ đề 4: Chu vi, diện tích các hình học phẳng cơ bản
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi Toán Lớp 6 - Chủ đề 4: Chu vi, diện tích các hình học phẳng cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 4: CHU VI, DIỆN TÍCH CÁC HÌNH HỌC PHẲNG CƠ BẢN BÀI 1. CHU VI, DIỆN TÍCH CỦA HÌNH TAM GIÁC, HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT Số tiết dạy: 01 tiết Ngày soạn Lớp Tiết thứ Ngày dạy HS Vắng Ghi chú 6 20 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Ôn tập lại cách tính chu vi, diện tích của tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. - Nhớ được công thức tính chu vi, diện tích của một số tam giác, hình vuông, hình chữ nhật đã học. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. - Năng lực riêng: + Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của một số tam giác, hình vuông, hình chữ nhật đã học. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS. II. Thiết bị dạy học và học liệu + Đồ dùng học tập cần thiết, SGK.. + Ôn tập lại một số công thức về tính chu vi, diện tích đã học ở Tiểu học. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động (mở đầu) a) Mục tiêu: + GV thiết kế tình huống thực tế gợi động cơ học tập và tạo hứng thú cho HS. b) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu: (GV có thể chiếu hình ảnh trên slide minh họa cho bài toán) - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe, thảo luận tìm ra hướng giải bài toán - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1 vài nhóm HS báo cáo, nêu hướng giải. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học mới: “ Trong nông nghiệp, xây dựng người ta có thể cần sử dụng kiến thức về chu vi, diện tích các hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình thang cân để tính toán vật liệu trong các công việc như căng lưới che nắng cho rau, làm hàng rào bao quanh khu vườn,... hay lát nền nhà, sơn tường, tạo khung thép,........ Bài này sẽ giúp em tìm hiểu cách vận dụng công thức tính chu vi, diện tích của một tam giác, tứ giác đã học và ứng dụng vào thực tế. Để giúp em giải quyết bài toán trên, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay” 2. Hình thành kiến thức mới 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: + Giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. + Áp dụng công thức vào bài tập mức độ đơn giản. + HS được vận dụng kiến thức vào bài tập thực tế và phát triển tư duy từ bài toán thực tế. + Tăng hứng thú, tạo cơ hội cho HS tham gia thử thách, phát triển tư duy. b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. + GV cho HS tìm hiểu đề bài, giới thiệu cách tính và hoàn thành các bài tập đưa ra + Từ các bài tập GV nhấn mạnh, vừa khắc sâu công thức vừa cung cấp cách trình bày cho HS. + GV có thể tổ chức hoạt động nhóm để HS cùng thi đua thực hiện nhiệm vụ. + Học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS lắng nghe và trả lời theo yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các công thức tính chu vi, diện tích tam giác, hình vuông, hình chữ nhật. 1. Chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang a- Tam giác * Các dạng hình tam giác: - Hình tam giác có ba góc nhọn (H1) - Hình tam giác có một góc vuông (tam giác vuông- H2) - Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn (H3) P = a + b + c (a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác) Diện tích: S = (a × h) : 2 Hoặc S = a X h 2 a (S là diện tích; a là cạnh đáy; h là chiều cao) b- Hình vuông: Chu vi: P =4 x a Diện tích: S = a2 b a c- Hình chữ nhật: Chu vi: P = 2(a +b) Diện tích: S = ab Bài 1: Vẽ đường cao của các tam giác mà đáy MN. Viết công thức tính chu vi, diện tích của các hình đó Bài 2. Tính diện tích hình tam giác có: a) Độ dài đáy là 8cm và chiều cao là 6cm. b) Độ dài đáy là 2,3dm và chiều cao là 1,2dm. 2. Bài tập áp dụng Bài 1: Bài giải: - Chu vi: PKMN= KM + MN + K - Diện tích của tam giác: SKMN= Đường cao nhân cạnh đáy (MN)2 Bài 2. Bài 3: Tính diện tích hình tam giác có: a) Độ dài đáy là 5m và chiều cao là 24dm. b) Độ dài đáy là 42,5m và chiều cao là 5,2m. Giải: Bài 4: Cho tam giác ABC vuông góc tại B, chu vi là 37dm. Cạnh AB bằng 2/3 cạnh AC, cạnh BC bằng 4/5 cạnh AC. Tính diện tích hình tam giác ABC? Bài 4: - Cạnh AC là 15 phần bằng nhau thì cạnh AB là 10 phần và BC là 12 phần như thế. - Độ dài cạnh AB là: 37 : (15 + 10 + 12) x 10 = 10 (dm) - Độ dài cạnh AC là: 37 : (15 + 10 + 12) x 15 = 15 (dm) - Độ dài cạnh BC là: 37 - 10 - 15 = 12 (dm) - Diện tích hình tam giác ABC là: 10 x 12 : 2 = 60 (dm2) Đáp số: 60dm2 Bài 5: Cho tam giác ABC vuông góc tại A, chu vi là 90cm. Cạnh AB bằng 4/3 cạnh AC, cạnh BC bằng 5/3 cạnh AC. Tính diện tích hình tam giác ABC? Bài 5: - Cạnh AC là 3 phần bằng nhau thì cạnh AB là 4 phần và cạnh BC là 5 phần như thế - Độ dài cạnh AB là: 90 : (3 + 4 + 5) x 4 = 30 (cm) - Độ dài cạnh AC là: 90 : (3 + 4 + 5) x 3 = 22,5 (cm) - Diện tích hình tam giác ABC là: 30 x 22,5 : 2 = 337,5 (cm2) Đáp số: 337,5 cm2 Bài 6: Một hình tam giác ABC có cạnh đáy 3,5m. Nếu kéo dài cạnh đáy BC thêm 2,7m thì diện tích tam giác tăng thêm 5,265 m2. Tính diện tích hình tam giác ABC đó? Bài 6: - Độ dài chiều cao của hình tam giác là: 5,265 x 2 : 2,7 = 3,9 (m) - Diện tích hình tam giác ABC là: 3,5 x 3,9 : 2 = 6,825 (m2) Đáp số: 6,825 m2 Bài 7. Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m. Chiều dài bằng 32 chiều rộng a. Tính chu vi khu vườn đó. b. Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đo là mét vuông, là héc-ta. Bài 7. Chiều dài của khu vườn là: 32 x 80 = 120m a) Chu vi khu vườn đó là: ( 80 + 120) x 2 = 400m b) Diện tích của khu vườn đó là: 80 x 120 = 9600m2 = 0,96ha Đáp số: a) 400m b) 9600m2 = 0,96ha Bài 8. Một hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích của một hình tam giác có chiều cao 10cm. Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác. Bài 8. Diện tích hình vuông là: 10 ⨯ 10 = 100 (cm2) Vì hình vuông và hình tam giác có diện tích bằng nhau nên diện tích hình tam giác là 100cm2. Cạnh đáy hình tam giác là: 100 ⨯ 2 : 10 = 20 (cm) Đáp số: 20cm Bài 9. Người ta mở rộng một cái ao hình vuông để được một cái ao hình chữ nhật có chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Sau khi mở rộng, diện tích ao tăng thêm 600m2 và diện tích ao mới gấp 4 lần ao cũ. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc cọc để đủ rào xung quanh ao mới? Biết rằng cọc nọ cách cọc kia 1m và ở một góc ao người ta để lối lên xuống rộng 2m. Bài 9 Ta có sơ đồ sau - Diện tích ao mới là: 600 : (4 – 1) x 4 = 800 (m2) - Ta chia ao mới thành hai hình vuông có diện tích bằng nhau như hình vẽ. Diện tích một hình vuông là: 800 : 2 = 400 (m2) Vì 400 = 20 x 20 - Cạnh của hình vuông hay chiều rộng của ao mới là 20m - Chiều dài của ao mới là: 20 x 2 = 40 (m) - Chu vi áo mới là: (40 + 20) x 2 = 120(m) - Số cọc để rào xung quanh ao mới là: (120 – 3) : 1 = 117 (chiếc) Bài tập tự luyện: Bài 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp ba lần chiều rộng và có diện tích 75 cm2. Tính chu vi hình chữ nhật đó? A. 25 cm B. 225 cm C. 40 cm D. 75 cm Bài 2. Tính diện tích hình tam giác vuông có độ dài 2 cạnh góc vuông lần lượt là: a) 35cm và 15cm b) 1,2m và 15dm BÀI 2. CHU VI, DIỆN TÍCH CỦA HÌNH THANG, BÌNH HÀNH, HÌNH THOI Số tiết dạy: 01 tiết Ngày soạn Lớp Tiết thứ Ngày dạy HSV Ghi chú 6.6 21 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS - Ôn tập lại cách tính chu vi, diện tích của một số tứ giác: Hình thang, hình bình hành, hình thoi. - Nhớ được công thức tính chu vi, diện tích của một số tứ giác: Hình thang, hình bình hành, hình thoi. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. - Năng lực riêng: + Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của một số tứ giác đã học. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS. II. Thiết bị dạy học và học liệu + Đồ dùng học tập cần thiết, SGK.. + Ôn tập lại một số công thức về tính chu vi, diện tích đã học ở Tiểu học. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động (mở đầu) a) Mục tiêu: + GV thiết kế tình huống thực tế gợi động cơ học tập và tạo hứng thú cho HS. + HS quan sát hình dạng của bức tranh, cái diều, tấm bìa, mái nhà rông, em có biết đó là các hình gì? b) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV đặt vấn đề qua bài toán - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe, thảo luận tìm ra hướng giải bài toán - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1 vài nhóm HS báo cáo, nêu hướng giải. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá và dẫn dắt HS vào bài học mới. Để củng cố lại kiến thức về chu vi, diện tích hình thang, hình thoi, hình bình hành chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Hình thành kiến thức mới 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: + Giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình thang, hình bình hành, hình thoi. + Áp dụng công thức vào bài tập mức độ đơn giản. + HS được vận dụng kiến thức vào bài tập thực tế và phát triển tư duy từ bài toán thực tế. + Tăng hứng thú, tạo cơ hội cho HS tham gia thửu thách, phát triển tư duy. b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang. + GV cho HS tìm hiểu đề bài, giới thiệu cách tính và hoàn thành các bài tập đưa ra + Từ các bài tập GV nhấn mạnh, vừa khắc sâu công thức vừa cung cấp cách trình bày cho HS. + GV có thể tổ chức hoạt động nhóm để HS cùng thi đua thực hiện nhiệm vụ. + Học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS lắng nghe và trả lời theo yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: +HS: giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các công thức tính chu vi, diện tích hình thang, hình bình hành, hình thoi 1. Chu vi, diện tích của hình thang, hình bình hành, hình thoi. - Hình thang: + Chu vi: P = a + b + c + d + Diện tích: S = 12 ( a+ b). h - Hình bình hành: + Chu vi hình bình hành: P = 2 x (a+b) + Diện tích hình bình hành: S = a.h Trong đó: a: cạnh đáy của hình bình hành h: chiều cao (nối từ đỉnh tới đáy của một hình bình hành) - Hình thoi: + Chu vi hình thoi: P = 4m ( m là độ dài một cạnh của hình thoi) + Diện tích hình thoi: S = 12a.b ( a, b là độ dài hai đường chéo) Bài 1. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 có sơ đồ một mảnh đất hình thang với kích thước như hình bên. Tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị đo là mét vuông. Hướng dẫn giải - Tính độ dài thật của đáy lớn, đáy bé, chiều cao của mảnh đất bằng cách lấy đáy lớn, đáy bé, chiều cao trên bản đồ nhân với 1000. - Đổi số đo độ dài vừa tìm được sang đơn vị mét. - Tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. 2. Bài tập áp dụng Bài 1. Giải: Độ dài thực của mảnh đất là: Độ dài thật của đáy lớn: 6 ⨯ 1000 = 6000 (cm) 6000cm = 60m Độ dài thật của đáy nhỏ: 4 ⨯ 1000 = 4000 (cm) 4000cm = 40m Độ dài thật của chiều cao: 4 ⨯ 1000 = 4000 (cm) 4000cm = 40m Diện tích thực mảnh đất hình thang là: (60 + 40) x 40 : 2 = 2000m2 Bài 2: Cho một hình bình hành ABCD có hai cạnh a và b lần lượt là 5 cm và 7 cm. Hỏi chu vi của hình bình hành ABCD bằng bao nhiêu? Bài 2. Áp dụng công thức tính chu vi hình bình hành ta có: C = (a +b) x 2 = (7 + 5) x 2 =12 x 2 = 24 cm Bài 3: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau: Bài 3. Hình bình hành bên trái có diện tích là: 9 x 5 = 45 (cm2) - Hình bình hành ở giữa có diện tích là: 13 x 4 = 52 (cm2) - Hình bình hành bên phải có diện tích là: 9 x 7 = 63 (cm2) Bài 4: Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm. Bài 4: Đổi 4m = 40dm Diện tích hình bình hành là S = 40 x 13 = 520dm2 Đáp số: 520dm2 Bài 5: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số đo độ dài đáy và và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm. Bài 5. Ta có: a + h = 24cm và a – h = 4 ( a > h) Do đó độ dài cạnh đáy là: (24 + 4) : 2 = 14 cm Độ dài chiều cao tương ứng là: ( 24 – 4) : 2 = 10cm Diện tích hình bình hành 10 x 14 = 140cm2 Đáp án: 140cm2 Bài 6: Một hình thoi có độ dài đường chéo lớn là 12dm, diện tích hình thoi là 48dm2. Tính độ dài đường chéo còn lại của hình thoi. Bài 6: Độ dài đường chéo còn lại của hình thoi là: 48 x 2 : 12 = 8(dm) Đáp số: 8dm Bài 7: Tỉ số giữa hai đường chéo một hình thoi là 4/9. Hiệu của hai đường chéo là 20m. Tính diện tích của hình thoi? Bài 7: Hiệu số phần bằng nhau là: 9 – 4 = 5 (phần) Độ dài đường chéo thứ nhất là: 20 : 5 x 4 = 16(m) Độ dài đường chéo thứ hai là: 16 + 20 = 36(m) Diện tích của hình thoi là: 16 x 36 : 2 = 288(m2) Đáp số: 288m2 Bài 8: Một hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 270cm, biết độ dài đường chéo ngắn bằng 4/5 độ dài đường chéo dài. Tính diện tích hình thoi. Bài 8: Tổng số phần bằng nhau là: 4 + 5 = 9 (phần) Độ dài đường chéo dài là: 270 : 9 x 5 = 150(cm) Độ dài đường chéo ngắn là: 270 – 150 = 120(cm) Diện tích của hình thoi là: 150 x 120 : 2 = 9000(cm2) Đáp số: 9000cm2 Bài tập tự luyện: Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD có kích thước như hình vẽ trên. Tính: a) Diện tích hình thang ABCD; b) Diện tích hình tam giác ABC. ÔN TẬP CUỐI KÌ Số tiết dạy: 01 tiết Ngày soạn Lớp Tiết thứ Ngày dạy HSV Ghi chú 6.6 22 I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Ôn tập, củng cố các kiến thức của 2 chủ đề: Số thập phân và hình học phẳng thông qua các dạng bài tập 2. Về năng lực 2.1 Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. 2.2. Năng lực đặc thù môn học - Áp dụng kiến thức về Số thập phân và hình học phẳng để làm một số bài tập. - Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn. 3. Về phẩm chất Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Giáo án, sgk, sách tham khảo. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động luyện tập và vận dụng a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập. b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án. Bài 1. Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn 123,45 ; 123,39 ; 123,446 ; 123,5 ; 123,49 ; 123,4 Giải: 123,39 ; 123,4 ; 123,446 ; 123,45 ; 123,49 ; 123,5 Bài 2. Đặt tính rồi tính a) 75,8 + 249,19 b) 57,648 - 35,37 c) 2,58 x 1,5 d) 17,4: 1,45 Kết quả: a) 75,8 + 249,19 = 324,99 b) 57,648 - 35,37 = 22,278 c) 2,58 x 1,5 = 3,87 d) 17,4 : 1,45 = 12 Bài 3. Thực hiện phép tính ( tính hợp lí nếu có thể) a) (27,09 + 72,91) 25,4 b) 36,4 9 + 36 + 0,4 c) 0,5 x 9,6 x 2 Giải: a) (27,09 + 72,91) 25,4 = 2540 b) 36,4 9 + 36 + 0,4 = 36,4 9 + 36,4 = 36,4 x (9+1) = 36,4 x 10 = 364 c) 0,5 x 9,6 x 2 = (0,5 x 2) x 9,6 = 1 x 9,6 = 9,6 Bài 4: Tìm x a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b) x : 0,35 = 2,55 - 0,41 Giải a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7 x = 7 - 3,5 x = 3,5 b) x : 0,35 = 2,55 - 0,41 x : 0,35 = 2,14 x = 0,35 x 2,14 x = 0,479 Bài 5: Một hình tam giác có độ dài đáy là 45 cm. Độ dài đáy bằng 52 chiều cao. Tính diện tích của tam giác đó? Giải Chiều cao của hình tam giác là 25×45 = 18 cm Diện tích của hình tam giác là 18 x 45 : 2 = 405 cm2 Bài 6. Một bức tường hình vuông có độ dài cạnh là 5m. Trên bức tường có một cửa sổ hình thoi có độ dài 2 đường chéo là: 2 m và 3 m. Người ta muốn quét sơn bức tường đó, hãy tính diện tích cần quét sơn? Giải: Diện tích bức tường hình chữ nhật là: 5 x 5 = 25 m2 Diện tích cửa sổ hình thoi là: 2 x 3 : 2 = 3 m2 Diện tích cần quét sơn là 25 – 3 = 22 m2 Bài 7. Một sân chơi hình chữ nhật có chiều dài 12m, chiều rộng 8m. Tại 4 góc của sân chơi đều có một bồn cây hình vuông có cạnh là 1m. Người ta muốn dùng gạch đỏ để lát nền sân, 1 viên gạch đỏ hình vuông có cạnh là 50cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát nền sân? Giải: - Diện tích của sân chơi hình chữ nhật là 12 x 8 = 96 m2 = 9600 cm2 - Diện tích 4 bồn cây là: 4 x 1 x 1 = 4 m2 = 400 cm2 - Diện tích nền sân cần lát gạch là 9600 – 400 = 9200 cm2 - Số viên gạch để lát nền sân là 9200 : 50 = 184 viên * Bài tập tự luyện: Bài 1: Hình bình hành ABCD có AB = 4,5dm; AH = 3,2dm; DH = 1,5dm. Tính diện tích hình thang ABCH? Bài 2: Hình thang ABCD có đáy lớn CD = 16cm; đáy bé AB = 9cm. Biết DM = 7cm, diện tích hình tam giác BMC bằng 37,8 cm2. Tính diện tích ABCD? Dặn dò: Các em về nhà ôn lại toàn bộ các dạng bài tập đã làm, chuẩn bị tốt kiến thức cho tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết cuối kì. Tiết 23: KIỂM TRA CUỐI KÌ Ngày soạn Lớp Tiết thứ Ngày dạy HSV Ghi chú 28/6/2023 23 BÀI 3. CÁC BÀI TOÁN THỰC TẾ GẮN VỚI VIỆC TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH CỦA CÁC HÌNH HỌC PHẲNG ĐÃ HỌC Số tiết dạy: 01 tiết Ngày soạn Lớp Tiết thứ Ngày dạy HSV Ghi chú 6.6 24 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm vững công thức tính chu vi, diện tích các hình học phẳng đã học 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác. - Năng lực riêng: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình bình hành, hình thang. 3. Phẩm chất - Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ. II. Thiết bị dạy học và học liệu Tài liệu giảng dạy. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động (mở đầu) a) Mục tiêu: + GV tổ chức hoạt động nhằm tái hiện công thức tính chu vi, diện tích của một số tứ giác đã học. b) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV dẫn dắt, đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ: Nêu công thức tính chu vi, diện tích của các hình hcj phẳng đã học + GV giao một bài toán “Cô có một tấm bìa hình chữ nhật chiều rộng 10cm, chiều dài 15 cm. Cô cắt đi mỗi góc của tấm bìa một hình vuông cạnh 2cm. Tính chu vi hình còn lại của tấm bìa.” - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + Đối với mỗi câu hỏi, 1HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. + Đối với bài tập, GV cho HS 2p làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày bảng, hoặc trình bày miệng tại chỗ. + GV: quan sát, kiểm tra, bao quát HS. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS luyện tập làm các bài tập. 2. Hình thành kiến thức mới 3. Hoạt động luyện tập 4. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: Học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức thông qua một số bài tập. b) Tổ chức thực hiện: Hs làm một số BT GV giao HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình học phẳng đã học + GV cho HS nhắc lại + GV cho HS tìm hiểu đề bài, giới thiệu cách làm BT + Từ các BT GV nhấn mạnh, vừa khắc sâu công thức vừa cung cấp cách trình bày cho HS. + GV tổ chức hoạt động cho HS thực hiện hoàn thành BT Trước khi thực hiện hoạt động: + GV tổ chức hoạt động học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS lắng nghe và trả lời theo yêu cầu của GV. + GV: quan sát và trợ giúp HS. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các công thức tính chu vi, diện tích các hình học phẳng đã học Bài 1: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 50m, chiều cao bằng 40m. Trên mảnh vườn đó người ta trồng các cây bưởi. Cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi. Hỏi cả mảnh vườn đó trồng được bao nhiêu cây bưởi? Bài 1. Diện tích của mảnh vườn là 50 x 40 = 2000m2 Theo đầu bài, cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi nên mảnh vườn đó trồng được số cây bưởi là: 20.000 : 4 = 5.000 (cây bưởi) Đáp án: 5.000 (cây bưởi) Bài 2: Người ta trồng rau trên một thửa ruộng hình thoi có tổng độ dài hai đường chéo là 50m và đường chéo thứ nhất dài hơn đường chéo thứ hai 10m. Trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được 100kg rau. Hỏi trung bình mỗi mét vuông đất người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau? Bài 2: Độ dài đường chéo thứ nhất là: (50 + 10) : 2 = 30(m) Độ dài đường chéo thứ hai là: 30 – 10 = 20 (m) Diện tích thửa ruộng hình thoi là: 30 x 20 : 2 = 300(m2) Trung bình mỗi mét vuông đất người ta thu hoạch được số ki-lô-gam rau là: 300 : 100 = 3(kg) Đáp số: 3kg rau Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120 m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn và bằng 4/3 chiều cao. Người ta trồng ngô trên thửa ruộng đó, tính ra trung bình 100 m2 thu được 50 kg ngô. Hỏi cả thửa ruộng thu được bao nhiêu tạ ngô? Bài 3 Đáy bé là: 120 x 2 : 3 = 80m Chiều cao là: 80 x 3 : 4 = 60m Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (120 + 80) x 60 : 2 = 6000m² Số kg ngô thu được là: 6000 : 50 = 120kg Đổi 120kg = 1,2 tạ Bài 4 Tính mảnh đất có hình dạng như hình vẽ dưới đây, biết AD = 63m AE = 84m BE = 28m GC = 30m Bài 4. Diện tích hình chữ nhật AEGD là: 84 x 63 = 5292 (m2) Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m) Diện tích hình tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 (m2) Diện tích hình tam giác ABE là: 84 x 28 : 2 = 1176 (m2) Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1365 + 1176 = 7833 (m2) Đáp số: 7833 (m2). Bài 5 Một gia đình dự định mua gạch men loại hình vuông cạnh 30 cm để lát nền của căn phòng hình chữ nhật có chiều rộng 3 m, chiều dài 9 m. Tính số viên gạch cần mua để lát căn phòng đó. Bài 5. Đổi 30 cm = 0,3 m Diện tích một viên gạch men là: 0,32 = 0,09 (m2) Diện tích căn phòng là: 3.9 = 27 (m2) Vậy số viên gạch cần dùng là: 27 : 0,09 = 300 (viên gạch) Đáp số: 300 (viên gạch) Bài tập về nhà: Câu 1: Tính: A = (2020 : 4 + 20 : 4)x 2020 x 2021 x (3,9 – 2,6 x 1,5) Câu 2: Tìm 2 số có hiệu bằng 9,45 và thương bằng 2,05 Câu 3: Nếu Hoa thêm 2 tuổi thì tuổi Hoa bằng 15 tuổi bà và bằng 13 tuổi mẹ hiện nay. Biết bà hơn mẹ 24 tuổi. Hỏi hiện nay Hoa bao nhiêu tuổi? Câu 4: Một nhà trẻ chuẩn bị gạo cho 120 em bé ăn trong 60 ngày. Nhưng sau 20 ngày có một số em bé đến thêm, nên số gạo còn lại chỉ đủ ăn trong 30 ngày. Hỏi có bao nhiêu em bé mới đến thêm? Biết xuất ăn của các em được quy định bằng nhau. Câu 5: Tìm a biết: (a - 134 )x 32 x 2 + 12 - 32 = 2 Câu 6: Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 50km/h và đi từ B trở về A với vận tốc 55km/h. Tính quãng đường AB, biết tổng thời gian cả đi và về hết 10 giờ 30 phút. Câu 7: Tìm số có 2 chữ số ab biết: ab + a + b = ba ĐỀ KIỂM TRA LỚP TIẾP CẬN 5 LÊN 6 ĐỀ 1 PHẦN 1 : TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng Bài 1. Cho các số thập phân: 3,794 ; 3,749 ; 3,709 ; 3,8 ; 3,781. Số thập phân lớn nhất là: A. 3,709 B. 3,749 C. 3,8 D. 3,781 Bài 2. Hỗn số 7 chuyển thành số thập phân được: A. 7,19 B. 7.019 C. 71,9 D. 7,109 Bài 3. Giá trị của chữ số 7 trong số thập phân 3,1875 là: A.0,7 B.0,007 C. 0,07 D.0,0007 Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 2345kg = tấn b) 34dm2 = m2 c) 5ha = . km2 d) 5 dm = .m Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Một cửa hàng bán vải, buổi sáng bán được tấm vải, buổi chiều bán được số vải còn lại và tấm vải còn lại 20m. Hỏi tấm vải ban đầu dài bao nhiêu mét? Tấm vải ban đầu dài số mét là: .. PHẦN 2: TỰ LUẬN Bài 1. Đặt tính rồi tính: a) 23,07 3,6 b) 52, 3 - 9,27 c) 13,44 : 3,2 d) 47 : 35 Bài 2. Tìm x : a) X + 3,4 = 4,5 1,3 b) X - 3,02 = 0,8 : 2,5 Bài 3. Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 3,2 dm và chiều rộng bằng chiều dài.Tính chu vi và diện tích tấm bìa hình chữ nhật đó. Bài 4. Giá một quyển vở ở tháng 9 tăng 10% so với tháng 8, sang tháng 10 lại giảm 10% so với tháng 9. Hỏi giá 1 quyển vở ở tháng 10 so với tháng 8 rẻ hơn hay đắt hơn? ĐỀ 2 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng Bài 1. Số thập phân gồm có hai trăm, hai
File đính kèm:
- de_cuong_on_thi_toan_lop_6_chu_de_4_chu_vi_dien_tich_cac_hin.docx