Đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn 12 năm học 2008 – 2009

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp ngữ văn 12 năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN 12
NĂM HỌC 2008 – 2009

I. TÁC GIẢ:
CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM

1. HỒ CHÍ MINH:
a. Cuộc đời:
- Sinh ngày 19/05/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thuở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động ở nuớc ngoài lấy tên Nguyễn Ái Quốc, lúc về nước lấy tên Hồ Chí Minh.
- Quê quán: làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Thời trẻ học chữ Hán ở nhà, sau đó học ở trường Quốc học Huế và từng dạy học ở trường Dục Thanh.
- 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
- 1919, Người gửi Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị hoà bình ở Vec-xay.
- 1920, Người dự Đại hội Tua và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Từ 1923 đến 1941, NAQ hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan. 
- 1925, tham gia thành lập các tổ chức cách mạng: VN thanh niên cách mạng đồng chí hội, Hội lien hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- 02/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào trong nước.
- 13/08/1942 Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng.
- Sau khi ra tù Người về nước tiếp tục lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945.
- Ngày 02/09/1945 tại Quảng trường Ba Đình Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
- Từ 1946, Ngươì là chủ tịch nước VNDCCH.
- Ngày 02/09/1969 Người qua đời.
- 1990, UNESCO phong tặng Bác là: Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn.
b. Quan điểm sáng tác:
- HCM coi văn học nghệ thuật là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
- HCM luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- HCM bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
c. Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946) …
- Truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc ( 1922), Vi hành ( 1923), Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925)…
- Thơ ca: Ngục trung nhật kí( Nhật kí trong tù)(1942-1943), thơ viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp: Tức cảnh PácBó, Thướng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu …

2. PHẠM VĂN ĐỒNG:
- PVĐ ( 1906- 2000), quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tham gia hoạt động cách mạng sớm, từng bị thực dân Pháp bắt và tù đày ra Côn Đảo ( từ 1929- 1936).
- Ông xây dựng căn cứ địa cách mạng vùng biên giới Việt – Trung.
- Tại Quốc dân Đại hội ở Tân Trào, ông được bầu làm uỷ ban dân tộc giải phóng.
- Sau cách mạng tháng Tám(1945), ông có nhiều cống hiến lớn trong việc xây dựng và quản lí nhà nước VN. Ông còn là nhà giáo dục tâm huyết và là một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn.
- Ông từng giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước: Trưởng phái đoàn Chính phủ VN dự Hội nghị Phôngtenơblô, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Phó lthủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, UV Bộ Chính trị Đảng CSVN.
3. QUANG DŨNG:
- QD tên khai sinh Bùi Đình Diệm ( 1921 – 1988). Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. 
- Sau cách mạng tháng Tám QD tham gia quân đội.
- Sau 1954 ông là biên tập viên NXB văn học.
- QD là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
- 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT.
- Các tác phẩm chính: Mây đầu ô( 1986), Thơ văn Quang Dũng(1988).

4. TỐ HỮU:
a. Cuộc đời:
- Tên khai sinh là Nguyễn kim Thành( 1920- 2002).
- Quê quán: làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế.
- Truyền thống văn hoá, văn chương của quê hương và gia đình là nhân tố hình thành hồn thơ TH.
- Năm 12 tuổi mẹ mất, năm sau TH vào học trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và ông được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương( 1938).
- Tháng 04/1939 TH bị bắt và đày đi nhiều nhà lao. 
- 03/1942 TH vượt ngục và hoạt động bí mật ở Thanh Hoá.
- Trong cách mạng tháng Tám(1945) TH là chủ tịch UB khởi nghĩa ở Huế.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cho đến 1986 ông giữ nhiều chức vụ trọng trong bộ maýy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước( UV Bộ Chính trị Đảng CSVN, Bí thư TW Đảng, P.CT Hội đồng Bộ trưởng).
- 1996, ông được tặng giải thưởng HCM về VHNT.
b. Đường cách mạng, đường thơ:
TH là một trong những lá cờ đầu của nền VHCM VN. Chặng đường thơ của tg luôn gắn bó với những chặng đường cách mạng: 
* TỪ ẤY ( 1937- 1946):
- Chặng đường đầu tiên của đời thơ TH.
- Sáng tác trong10 năm, chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng.
- Nội dung: Quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi; ca ngợi thắng lợi của cách mạng, nền độc lập, tự ldo của Tổ quốc.
* VIỆT BẮC (1946- 1954):
- Sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Gồm 24 bài.
- Nội dung: Bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến; ca ngợi Đảng, Bác Hồ đã khơi nguồn và phát huy sức mạnh của quân dân ta để đánh thắng kẻ thù. 
* GIÓ LỘNG (1955- 1961):
- Tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ- nguỵ thống nhất đất nước ở miền Nam. Gồm 25 bài.
- Nội dung: cảm nhận cuộc sống mới trên miền Bắc: tràn đầy sức sống và niềm vui; nỗi đau chia cắt với tình cảm thiết tha sâu nặng với miền Nam ruột thịt.
* RA TRẬN (1962- 1971) MÁU VÀ HOA (1972- 1977):
- Âm vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và niềm vui toàn thắng.
- Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần dân tộc.
- Chặng đường gian khổ hy sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc, niềm tự hào của con người Việt Nam.
* MỘT TIẾNG ĐỜN(1992) TA VỚI TA (]1999):
- Bước chuyển mới trong thơ TH.
- Nội dung gợi lên trong tâm hồn nhà thơ nhiều cảm xúc suy tư, những chiêm nghiệm mang tính phổ quát về cuộc đời và con người, luôn đặt niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng.
 
 5. NGUYỄN KHOA ĐIỀM:
- NKĐ sinh 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng.
- Ông sinh pra và lớn lên ở miền Bắc, sau khi tốt nghiệp trường Đại học sư phạm Hà Nội ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố Huế, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ…
- Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động chính trị vvăn nghệ ở Thừa THiên - Huế.
- Ông giữ nhiều chức vụ trong bộ máy chính trị của nước ta: BCH Hội nhà văn khoá III, Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng bộ Văn hoá thông tin, UV Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương.
 - Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm ( thơ, 1986)…

6. XUÂN QUỲNH:
- XQ (1942- 1988) tên khai sinh Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán: ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
- Xuất thân từ gia đình công chức ( mồ côi mẹ từ nhỏ).
- Là người phụ nữ đa tài: diễn viên múa, Biên tập viên, thi sĩ…
- UV BCH Hội nhà văn VN khoá III.
- Tác phẩm chính: Tơ tằm - Chồi biếc(1963), Hoa dọc chiến hào(1968), Gió Lào cát trắng(1974),… Truyện thơ: Truyện Lưu Nguyễn (1985).
- XQ là thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Năm 2001, XQ được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

7. THANH THẢO:
-Tên khai sinh Hồ Thành Công sinh 1946. Quê quán: huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
-Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ông công tác ở chiến trường miền Nam.
-Thanh Thảo sang tác nhiều thể loại khác nhau: làm thơ, viết báo, tiểu luận phê bình …
-Các tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển(1977), Dâú chân qua trảng cỏ(1978), Những ngọn sóng mặt trong(1981), Khối vuông rubích(1985)…
-Thơ của TT là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông được xem là một trong số ít cây bút nỗ lực cách tân thơ Việt.
-Năm 2001, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

8. NGUYỄN TUÂN:
-Nguyễn Tuân (1910- 1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Quê ở xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
-Sau những gian truân trong cuộc sống ông bắt đầu làm báo, viết văn, nổi tiếng từ năm 1938( với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời…)
-Năm 1945, CM tháng Tám thành công NT nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến trở thành cây bút tiêu biểu cho văn học mới.
-NT là người giàu long yêu nước, có ý thức cá nhân cao và sống phóng túng. 
-Là người tài hoa: biết hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…
-Từ 1948 đến 1958 ông giữ chức tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam.
-1996, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng HCM về VHNT.
-Một số tác phẩm tiêu biểu: 
+Trước 1945: Một chuyến đi(1938), Vang bóng một thời(1939), Thiếu quê hương(1940), Chiếc lư đồng mắt cua(1941)…
+Sau 1945: Chùa đàn(1946), Đường vui(1949), Tình chiến dịch(1950), Tuỳ bút song Đà(1960)…

9. HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG:
- HPNT sinh 1937 tại Thành phố Huế, quê gốc:làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Học hết trung học tại Huế , tốt nghiệp ĐHSP ở Sài Gòn (1960) và tốt nghiệp trường Đại học Huế (1964).
- 1966, tham gia kháng chiến chống Mỹ.
- Ông chuyên viết về bút kí.
- Một số số sáng tác chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông(1986)…
- 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về VHNT.

10. TÔ HOÀI:
- TH tên thật là Nguyễn Sen sinh 1920. Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, trong gia đình thợ thủ công.
- TH phải trải qua nhiều nghề để kiếm sống: làm gia sư, dạy kèm trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn, có khi thất nghiệp.
- 1943, gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc.
- Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia kháng chiến chống Pháp ( chủ yếu trong lĩnh vực báo chí và văn chương).
- Ông có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác…
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Dế mèn phiêu lưu kí(1941), O chuột(1942), Quê người(1942), Nhà nghèo( 1944), Truyện Tây Bắc(1953), Cát bụi chân ai(1992)…
- 1996, ông nhận giải thưởng HCM về VHNT.

11. KIM LÂN:
- KL sinh ngày 1920- 2007, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
- Quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Sau khi học hết tiểu học ông vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.
- Năm 1944, KL ltham gia Hội Văn hoá cứu quốc sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim…)
- Nội dung sáng tác của KL tập trung viết về đề tài nông thôn, viết về cuộc sống của họ bằng tình cảm tâm hồn của một người vốn là cha đẻ của đồng ruộng.
-Năm 2001 KL được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Một số tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng(1955), Con chó xấu xí(1962)…

12. NGUYỄN TRUNG THÀNH:
-NTT tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu, bút danh khác là Nguyên Ngọc sinh 1932.
-Quê quán: huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
-1950 ông tham gia bộ đội sau đó làm phóng viên báo quân đội nhân dân liên khu V, ông hiểu sâu sắc về vùng đất Tây Nguyên.
-Sau 1954 tác giả có những sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc.
-1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.
-Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tác giả vẫn tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà: ông làm phó tổng thư kí Hội nhà văn đến 1983, tổng biên tập báo văn nghệ, UV BCH Hội nhà văn khoá III và IV
-Được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
-Một số sang tác chính:
Đất nước đứng lên(1956), Rẻo cao(1962), Trên quê hương những anh hung điện ngọc( 1969), Đất Quảng( 1971). 
13. NGUYỄN THI:
-NT (1928- 1968) tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn.
-Quê quán xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
-Xuất than trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ bước thêm bước nữa nên NT vất vả, tủi cực từ nhỏ.
-1943, theo anh vào Sài Gòn vừa làm vừa học.
-1945, tham gia cách mạng đến 1954 ông tập kết ra Bắc.
-1962, NT trở lại chiến trường miền Nam và hy sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968.
-Sáng tác của NT gồm nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn,, tiểu thuyết.
-Năm 2000 NT được tặng giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật.
-Ông là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

14. NGUYỄN MINH CHÂU:
-NMC (1930- 1989) sinh ora trong một gia đình nông dân ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An./
-1950, gia nhập quân đội và theo học trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn.
-1952 đến 1958 ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.
-1962, công tác ở phòng văn nghệ quân đội.
-Được tặng Giải thưởng HCM về Văn học và nghệ thuật năm 2000.
-Một số tác phẩm chính:
+Tiểu thuyết: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính( 1972), Miền cháy(1977)…
+Tiểu luận phê bình: Trang giấy trước đèn(1994)
+Truyện ngắn: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành(1983), Bến quê( 1985), Chiếc thuyền ngoài xa( 1987), Cỏ lau(1989)…
15. LƯU QUANG VŨ:
-LQV (1948- 1988) sinh tại Phú Thọ trong gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch.
-từ 1965 đến 1970 ông vào bộ đội, phục vụ trong quân chủng phòng không – Không quân.
-Từ 1970 đến 1978 ông xuất ngũ và làm đủ mọi nghề để mưu sinh.
-Từ 1978 đến 1988, ông là biên tập tạp chí ssân khấu và bắt dđầu sang tác kịch nói.
-Trước khi đến với kịch nói LQV từng làm thơ, sang tác truyện ngắn, vẽ tranh…
-Ông được xem là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền VHNT Việt Nam hiện đại.
-Một số tác phẩm tiêu biểu:
+Kịch: Lời nói ddối cuôí cùng, Nàng Xita, Lời thề thứ chin, Khoảnh khắc và vô tận…
+Thơ:Và anh tồn tại, Vườn trrong phố, …
+Truyện ngắn: Mây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu….
16.TRẦN ĐÌNH HƯỢU
-TĐH (1926- 1995), quê ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Ngh ệ An.
- Ông chuyên nghiên cứu các vấn đề về lịch sử tư tưởng và Văn học Việt Nam trung cận đại.
-Năm 2000 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
-Các công trình chính: Văn học VN giai đoạn giao thời, Nho giáo và VHVN trung cận đại, Các bài giảng về tư tưởng phương Đông…
CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
1. LỖ TẤN:
-LT(1881- 1936) t ên khai sinh là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, là nhà văn Cách mạng Trung Quốc.
-Quê quán ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam TQ.
- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút: Cha là Chu Bá Nghi, mẹ là Lỗ Thuỵ, em ru ột l à Chu T ác Nh ân- m ột nh à v ăn n ổi ti ếng.
-Năm LT 13 tuổi cha ông lâm bệnh qua đời -> ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy.
-Trước khi cầm bút LT từng học qua các nghề: Hàng hải, khai mỏ, thầy thuốc…
- Ông làm văn nghệ dùng ngòi bút phê phán, phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, tg luôn kiên trì không bao giờ lạc lối. 
-Sau cách mạng Tân Hợi(1911) ông giữ nhiều chức vụ và gắn bó trong ngành giáo dục.
-LT qua đời ngày 19/10/1936 tại phố Đại Lục, Thượng Hải.
-1981, thế giới kỉ niệm 100 năm năm sinh LT.
-Các sáng tác chính: AQ chính truyện, Cố hương, Gào thét, bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, Cỏ dại.

2. SÔLÔKHỐP:
-Sôlôkhốp (1905- 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, ông được liệt vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỉ XX.
-Quê quán: Sinh tại thị trấn Viôsen-xcai-a thuộc tỉnh Rôxtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
-Ông tham gia cách mạng khá sớm.
-Cuối 1922 ông đến Mátxcơva làm nhiều nghề để kiếm sống: đập đá, khuân vác, kế toán…
-Từ 1932 ông là Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô.
-1939, ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học LX.
-Trong thời gian chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, ông là phóng viên báo Sự thật
-1965 ông được nhận giải thưởng Nôbel về Văn học.
-Một số sáng tác chính:
Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Số phận con người.
 
3. HÊ-MINH-UÊ:
-Hêminhuê(1899- 1961) là nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây.
-Ông bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
-Ông được tặng giải thưởng Nôbel về Văn học (1954).
-Ông là người đề xướng nguyên lí tảng băng trôi: lối viết giản dị, gợi nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.
-Các sáng tác chính: Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai…


File đính kèm:

  • docON THI TAC GIA TNTHPT.doc