Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 - 2009

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GD & ĐT TỈNH BÌNH PHƯỚC
 TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH
TỔ: VĂN - GDCD




ĐỀ CƯƠNG

 ÔN THI TỐT NGHIỆP
THPT NĂM HỌC 2008 - 2009

 MÔN: NGỮ VĂN
 c{d



 GIÁO VIÊN: HỒ HẢI NAM





















































CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT


Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.
VĂN HỌC VIỆT NAM 
	- Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX	
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
-Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
	- Tây Tiến – Quang Dũng	
	- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
	- Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng – Xuân Quỳnh
	- Dàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường	
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
	- Những đứa con trong gia đình (trích)- Nguyễn Thi	
- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu	
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ
VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI	
	- Thuốc - Lỗ Tấn	
	- Số phận con người (trích) – Sô-lô-khốp	
	- Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê.	
Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
	- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.	
Câu III.(5,0 điểm).Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài NL văn học.
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
	- Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh
	- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng	
	- Tây Tiến – Quang Dũng	
	- Việt Bắc (trích) - Tố Hữu	
	- Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm	
	- Sóng - Xuân Quỳnh
	- Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo	
	- Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân	
	- Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
	- Vợ nhặt – Kim Lân	
	- Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài	
	- Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành
	- Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi	
	- Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
	- Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ.
(Nguồn từ “Cấu trúc đề thi TN THPT của Bộ giáo dục & Đào tạo”)


VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 ĐẾN 1975

1. Hoàn cảnh lịch sử
- Nước ta hoàn toàn độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
- 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
- Đất nước bị chia cắt làm 2 miền. Kháng chiến chống Mĩ và bè lũ tay sai, để giành thống nhất Tổ quốc (1955 – 1975). Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng 30-4-1975.
- Hai nhiệm vụ chiến lược: vừa sản xuất, vừa chiến đấu, xây dựng và bảo vệ miền Bắc hậu phương, chi viện cho miền Nam tiền tuyến lớn anh hùng.
- Hiện thực cách mạng ấy đã tạo nên sức sống mạnh mẽ và phong phú của nền Văn học Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng tháng Tám.
2. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975
 a. Một nền văn học thống nhất chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ chính trị và cổ vũ chiến đấu.
b. Một nền văn học hướng về đại chúng trước hết là công nông binh.
- Công nông binh (nhân dân lao động) là động lực của cách mạng và kháng chiến, trong sản xuất và chiến đấu.
- Một nền VH nói về họ và vì họ, phản ánh tâm tư, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của họ.
- Hình ảnh con người mới, cuộc sống mới trong thơ văn.
c. Một nền văn học đậm đặc khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Đề cập những đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
- Những hình tượng anh hùng, những tính cách, sự tích anh hùng mang tầm vóc thời đại. Giọng điệu anh hùng ca.
- Lạc quan trong máu lửa, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai tươi sáng và chiến thắng.
3. Những nét lớn về thành tựu
 	 a. Đội ngũ nhà văn ngày một đông đảo, xuất hiện nhiều thế hệ nhà văn trẻ tài năng. Nhà văn mang tâm thế: nhà văn - chiến sĩ.
 	 b. Về mặt tư tưởng 
 	 - Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng của đất nước và con người Việt Nam.
 	 - Tình nhân ái, mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp của con người mới.
 	 - Lý tưởng Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. 
 	 c. Về mặt hình thức thể loại 
 	 - Tiếng Việt hiện đại giàu có, trong sáng, nhuần nhị, lối diễn đạt khúc chiết, thanh thoát
 	 - Thơ là thành tựu nổi bật nhất. Thơ anh hùng ca, thơ trữ tình. Chất trí tuệ, trong thơ. Mở rộng câu thơ. Hình tượng người lính và người phụ nữ trong thơ.
 	 - Truyện ngắn, tiểu thuyết, các loại ký… phát triển mạnh, có nhiều tác phẩm hay nói về con người mới trong sản xuất, chiến đấu, trong tình yêu. Nghệ thuật kể chuyện, bố cục, xây dựng nhân vật… đổi mới và hiện đại…
 	 - Nghiên cứu, phê bình văn học, dịch thuật… có nhiều công trình khai thác tính truyền thống của văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới.






NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

1. Quan điểm sáng tác văn học: 
- Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng - hướng tới tuyên truyền, cổ động, ca tụng, động viên nhân dân...
- HCM luôn quan niệm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc. Nhà văn phải tránh lối viết cầu kì xa lạ. Hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp dẫn, ngôn từ phải chọn lọc.
- Người đặc biệt coi trọng mục đích, đối tượng thưởng thức để lựa chọn nội dung và hình thức. Người luôn đặt ra những câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? 
2. Sự nghiệp văn học: 
Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị. Đó là những áng văn chính luận mẫu mực, lí lẽ chặt chẽ đanh thép đầy tính chiến đấu. (Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Bản án chế độ td Pháp)
Truyện và kí: Tố cáo tội ác của TDP và phong kiến tay sai, đề cao những tấm gương yêu nước, chủ yếu viết bằng tiếng Pháp rất đặc sắc, sáng tạo và hiện đại. (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành...)
Thơ ca: (lĩnh vực nổi bật trong giá trị sáng tạo văn chương HCM) phản ánh khá phong phú tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong nhiều hoàn cảnh khác nhau (Nhật kí trong tù, Thơ HCM, Thơ chữ Hán HCM...).
3. Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Mỗi loại lại có phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn: 
Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng.
Truyện kí rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén chủ động và sáng tạo.Tiếng cười tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu ca.
Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng rất mộc mạc giản dị, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại, có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển với bút pháp hiện đại
4. Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 
a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác và giá trị của bản TN: 
- Hoàn cảnh:CM tháng Tám thắng lợi, chính quyền HN về tay nhân dân. Ngày 26/9/1945 HCM từ chiến khu VB về HN. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản TNĐL. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường BĐ - HN thay mặt Chính phủ lâm thời nước VNDCCH, người đọc bản TNĐL, trước hàng vạn đồng bào.
- Mục đích:
+ Tuyên bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh ra nước VN mới.
+ Ngăn chặn âm mưu xâm lược của các nước thực dân, đế quốc. 
- Gía trị:
+ Gía trị lịch sử: TNĐL là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn
+ Gía trị văn học: Bản tuyên ngôn là một bài văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn và đầy sức thuyết phục -áng văn bất hủ. 
b. Tìm hiẻu văn bản: 
1. Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản TN: Nêu và khẳng định quyền con người, quyền dân tộc:
 * Trích dẫn 2 bản tuyên ngôn:
 + Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776) 
 + Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791)
 -> Hai bản TN nêu lên nguyên lí cơ bản về quyền bình đẳng, độc lập của con người.
 * Ý nghĩa của viêc trích dẫn:
 - Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
 - Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc( đặt 3 cuộc CM, 3 nền độc lập, 3 bản TN ngang hàng nhau.)
 * Lập luận sáng tạo: " Suy rộng ra..." -> từ quyền con người nâng lên thành quyền dân tộc. 
 * Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc. 
 2.Cơ sở thực tiễn của bản TN:
 a. Tội ác của Pháp:
 *Tội ác 80 năm: Lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng… nhưng thực chất cướp nước, áp bức đồng bào ta, trái với nhân đạo và chính nghĩa.
 - Chứng cứ cụ thể :
 + Về chính trị: không có tự do, chia để trị ,đầu độc , khủng bố.
 + Về kinh tế: bóc lột dã man 
 - Đoạn văn có giá trị của bản cáo trạng súc tích, đanh thép, đầy phẩn nộ đ/v tội ác tày trời của thực dân
 *Tội ác trong 5 năm (40-45)
 - Bán nước ta 2 lần cho Nhật (bảo hộ?)
 - Phản bội đồng minh, không đáp ứng liên minh cùng Việt Minh để chống Nhật, thậm chí thẳng tay khủng bố, giết nốt tù chính trị ở Yên Bái,Cao Bằng.
 *Lời kết án đầy phản nộ, sôi sục căm thù:
 + Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối , đầu hàng , bỏ chạy..)
 + Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,...từ đó..)
 Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ.
 b. Dân tộc VN (lập trường chính nghĩa)
 - Gan góc chống ách nô lệ của Pháp trên 80 năm ...
 - Gan góc đứng về phe đồng minh chống Phát xít.
 - Khoan hồng với kẻ thù bị thất thế.
 - Giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ P .
 * Với lối biện luận chặt chẽ, lôgích, từ ngữ sắc sảo. Cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, điệp ngữ "sự thật " như chân lí không chối cãi được. Lời văn biền ngẫu.
 c.Phủ định chế độ thuộc địa thực dân Pháp và khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc
 - Phủ định dứt khoát, triệt để...(thoát ly hẳn, xóa bỏ hết.....) mọi đặc quyền, đặc lợi của thực dân Pháp đối với đất nước VN,
 - Khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân tộc
 *Hành văn: hệ thống móc xích->khẳng định tuyệt đối
 3.Lời tuyên bố độc lập trước thế giới 
 - Lời tuyên bố thể hiện lí lẽ đanh thép vững vàng của HCT về quyền dân tộc -tự do( trên cơ sở lí luận pháp lí, thực tế ,bằng ý chí mãnh liệt của dân tộc ).
- Khát vọng tự do của cả dân tộc thể hiện qua giọng văn hào hùng mãnh liệt đầy niềm tin. Cụm từ “tự do, độc lập”nhắc lại một cách kiêu hãnh, đầy ý chí.
 - Khẳng định vị thế bình đẳng của nước ta trên toàn thế giới. “ Chúng tôi tin rằng…”
c. Đề : TNĐL của HCM là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao, trang trọng tuyên bố về nền độc lập của dân tộc VN trước nhân dân trong nước vfa thế giới. TNĐL là tác phẩm có giá trị 
pháp lí, giá trị nhân bản và giá trị nghệ thuật cao. 
	Em hãy phân tích để làm rõ các giá trị đó của bản tuyên ngôn.
	
Dàn ý:
	 Mở bài: 
- Văn chính luận của chủ tịch HCM được viết với mục đích đấu tranh chính trị hoặc thể hiện những nhiệm vụ CM qua từng chặng đường lịch sử.
	- TNĐL là một văn kiện lớn được HCM viết ra để tuyên bố trước công luận trong và ngoài nước về quyền độc lập dân tộc VN.
	- Tác phẩm có giá trị nhiều mắt (nêu nhận định ở trên).
	Thân bài:
	1. Gía trị lịch sử to lớn:
	- Bản TN ra đời trong thời điểm lịch sử trọng đại: CM thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”.
	- Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản TN mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác.
	- TN khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo TDP, vạch rõ bộ mặt tàn ác, xảo quyệt của P ở mọi lĩnh vực: CT, KT, VH, XH...
	- TN nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để dẫn đến kết luận: “trong 5 năm P bán nước ta 2 lần cho N”.
	- TN k.định một sự thật l.sử: gần 1 t.kỷ, nhân dân VN không ngừng đ.tranh giành độc lập.
- TN còn chỉ ra một cục diện chính trị mới: đánh đổ PK, TD, Phát xít, lập nên chế độ cộng hoà. Lời kết bản TN khép lại thời kỳ tăm tối, mở ra 1 kỷ nguyên mới.
2. Gía trị pháp lí vững chắc:
- HCM đã khéo léo và kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, quyền bất khả xâm phạm bằng việc trích dẫn 2 bản TN của P-M.
- Chứng minh việc xoá bỏ mọi sự dính lứu của P đến VN là hoàn toàn đúng đắn.
- Tuyên bố độc lập, tự do trước toàn thế giới.
3. Gía trị nhân bản sâu sắc:
- Trên cơ sở quyền con người, HCM xây dựng quyền dân tộc. Điều đó có ý nghĩa nhân bản đối với toàn nhân loại đặc biệt nhân dân các nước thuộc địa bị áp bức, bị tước đoạt quyên con người, quyền dân tộc.
- Phê phán đanh thép tội ác của TDP.
- Ngợi ca sự anh hùng, bất khuất của nhân dân VN.
- Khẳng định quyền độc lập, tự do và tinh thần quyết tâm bảo vệ chân lí, lẽ phải.
4. Gía trị nghệ thuật cao: TN là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại:
+ Kết cấu hợp lý, bố cục rõ ràng.
+ Hệ thống lập luận chặt chẽ với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic.
+ Lời văn sắc sảo, đanh thép, hùng hồn.
+ Ngôn từ chính xác, trong sáng, giàu tính khái quát, tính khoa học và trí tuệ.Các thủ pháp tu từ được sử dụng tạo hiệu quả diễn đạt cao.
Kết bài:
- TN là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút
- TN là bản anh hùng ca của thời đại HCM.
	*Câu hỏi tham khảo
1) Chứng minh Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một văn bản chính luận mẫu mực.
 2) Phân tích nghệ thuật của văn bản Tuyên ngôn độc lập…	

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG
TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
 Phạm Văn Đồng

1. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác:
- Hoàn cảnh sáng tác: 
+ Viết nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888). Tác phẩm được đăng trên Tạp chí Văn học tháng 7/1963.
 + Hoàn cảnh đất nước: Mĩ can thiệp vào chiến trường Việt Nam ngày càng nhiều, đánh phá miền Nam và chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược miền Bắc, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam đang diễn ra mạnh mẽ.
- Mục đích sáng tác: Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về thơ văn NĐC.
2. Tìm hiểu văn bản:
 	a.Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu:
 *Cuộc đời:
 - NĐC nhà nho sinh, sinh ra trong buổi đất nước bị giặc xâm lược, triều đình bán nước, phong trào khởi nghĩa nổ ra khắp nơi “ NĐC vốn là một nhà nho… cứu nước”.
 - Ông bị mù nên lấy văn chương làm vũ khí chống giặc “ vì mù …là thơ văn”.
 - Cuộc đời NĐC là tấm gương vì nghĩa lớn.
 * Quan niệm sáng tác:
 - Văn chương là vũ khí giết giặc “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
 Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
 - Coi thường những kẻ lợi dụng văn chương làm điều phi nghĩa :
 “ Thấy nay cũng nhóm văn chương
 Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”.
 b. Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu:
 - Thơ văn NĐC giúp người đọc hình dung được phong trào kháng Pháp suốt 20 năm ( từ 1860 trở về sau).
 - Thơ văn yêu nước của ông :
 + Kêu gọi lòng yêu nước không đầu hàng giặc “ Bớ các quan ơi ...bỏ qua sao phải”.
 + Ca ngợi những người anh hùng tận trung với nước, than khóc cho những liệt sĩ ngã xuống vì dân, tình cảm của dân tộc đối với những chiến sĩ yêu nước “ ca ngợi những người anh hùng ... anh hùng cứu nước”.
→ NĐC đã viết nên những tác phẩm bằng tất cả nhiệt huyết yêu nước của mình, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân.
 c. Đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên:
 - Tác phẩm đề cao chính nghĩa, ca ngợi những người trung nghĩa “đây là một bản ... người trung nghĩa”.
 - Truyện tuy có hạn chế: những luân lí mà NĐC ca ngợi đến thời đại ta đã lỗi thời, có những chỗ lời văn không được trau chuốt nhưng nó vẫn là tác phẩm lớn có giá trị, gần gũi và được nhân dân yêu thích.
2. Đề: Phân tích những nội dung sâu sắc, mới mẻ và vẻ đẹp hình thức của bài nghị luận “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc” của thủ tướng PVĐ.
Mở bài:
1. Giới thiệu tác giả và bài viết: 
- PVĐ là nhà trính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà văn nghệ tài ba.
- Bài viết “Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc” được 
viết nhân kỷ niệm ngày mất của NĐC (3/7/1888).
2. Nhận xét khái quát bài viết: Bài viết của PVĐ có nội dung sâu sắc, mới mẻ và vẻ đẹp hình thức, cách nêu vấn đề độc đáo, hùng hồn và giàu màu sắc biểu cảm.
Thân bài:
1. Phân tích hoàn cảnh ra đời của bài viết để thấy được cơ sở của những nội dung tư tưởng sâu sắc và mới mẻ: Bài viết được đăng trên Tạp chí Văn hoc (7/1963).
- Từ 1954 – 1959: Đế quốc Mĩ phản bội hiệp định, tăng cường thảm sát, đây là giai đoạn đen tối của cách mạng Miền Nam.
- Từ những năm 60, đế quốc Mĩ ồ ạt đưa quan vào Miền Nam.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Nam chống đế quốc Mĩ nổi lên.
- Từ 1965, đế quốc Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc.
2. Phân tích bố cục và lập luận của bài viết để thấy được những nội dung tư tưởng sâu sắc mới mẻ và vẻ đẹp hình thức của bài viết.
a. Bố cục:
- Phần mở đầu: Luận điểm trung tâm: Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời của văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này.
- Phần thân bài:
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu
+ Đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên
- Phần kết bài: Đời sống, sự nghiệp của NĐC là một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
b. Những nội dung tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của bài viết:
- Luận điểm đưa ra: Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời của văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này.
- Nội dung: 
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
+ Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu: Thơ văn yêu nước của NĐC là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
+ Đánh giá về tác phẩm Lục Vân Tiên: truyện LVT một tác phẩm lớn nhất của NĐC rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở Miền Nam. Bác bỏ một số ý kiến chưa đúng về truyện LVT.
c. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài viết:
- Bài văn NL có bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai đều bám vào vấn đề trung tâm. Cách lập luận từ chung đến riêng, kết hợp cả diễn dịch và quy nạp.
- Lời văn vừa có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương, vừa khách quan, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
- Giọng điệu luôn thay đổi, lúc hào sảng, lúc xót xa.
III. K ết bài:
- Nội dung sâu sắc, mới mẻ, xúc động, nhất là trong bối cảnh hiện tại của đất nước.
- Nghệ thuật chính luận với bố cục chặt chẽ, luận điểm, luận chứng, luận cứ sáng rõ, có sức thuyết phục cao.






THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS,1-12-2003
 Cô-phi An-nan
	I. Tác giả: 
- Cô-phi-An-nan sinh tại Gana – Châu Phi, bắt đầu làm việc tại tổ chức LHQ từ năm 1962 và đã trải qua nhiều cương vị, là người Châu Phi da đen đầu tiên giữ chức vụ tổng thư kí LHQ.
 	- Trong vai trò tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã ra Lời kêu gọi hành động chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Qũy sức khỏe và AIDS toàn cầu tháng 4/2001.
- Năm 2001 được trao giải Nôben Hoà bình. 
II. Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác:
 	 - Năm 2001 Cô-phi-An-nan ra lời kêu gọi thế giới đấu tranh phòng chống HIV, kêu gọi thành lập quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu.
 	 - Thông điệp này được Cô-phi-An-nan viết gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003.
	2. Văn bản:
1. Tình hình phòng chống HIV trên thế giới.
 	a. Những vấn đề đã đạt được.
 	- Ngân sách phòng chống HIV tăng.
 	- Quỹ toàn cầu phòng chống lao, sốt rét được thông qua.
 	- Các nước đã xây dựng kế hoạch phòng chống HIV.
 	- Các công ty đã áp dụng chính sách phòng chống HIV nơi làm việc.
 	 - Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng luôn đi đầu trong cuộc chiến chống AIDS
 	 b.Những vấn đề chưa đạt được.
 	- HIV vẫn gây tỉ lệ tử vong cao, ít có dấu hiệu suy giảm
+ 1 phút có 10 người bị nhiễm HIV
+ Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, tuổi thọ người dân bị giảm sút
+ HIV lây lan ở mức báo động đối với phụ nữ, phụ nữ chiếm một nửa số người bị nhiễm.
 + Bệnh dịch này lan rộng ở những nơi trước đây được coi là an toàn
 	- Chúng ta chưa đạt được chỉ tiêu đề ra trong năm 2005: chưa giảm được số thanh niên, trẻ sơ sinh nhiễm HIV, chưa triển khai chương trình chăm sóc toàn diện trên thế giới.
 	2. Các biện pháp cần thực hiện để đẩy lùi HIV.
 	- Cần có nguồn lực và hành động cần thiết “ chúng ta cần phải nổ ... hành động cần thiết”.
 	- Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu và sẵn sàng đối mặt với nó “ chúng ta... về AIDS”.
 	- Không có thái độ kì thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV “ chúng ta sẽ ... họ”.
 	- Mọi người cùng chung tay để chống lại căn bệnh của thế kỉ “ Hãy sát ... chính các bạn”.
 	3. Nghệ thuật
 	- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể bằng các số liệu thống kê để thuyết phục:
 	+ Mở đầu nêu luận điểm xuất phát “ ngày hôm nay ...với yêu cầu thực tế”.
 	+ Sau đó đi vào từng luậm điểm : 
* Luận điểm 1: Nêu những gì thế giới đã làm được để phòng chống HIV thời gian qua.
 	* Luận điểm 2: Nêu những gì thế giới chưa làm được trong phòng chống HIV.
 	+ Sử dụng lập luận phản đề làm cơ sở để đưa ra kiến nghị của mình. 
 	+ Để tăng tính thuyết phục dùng câu văn dài ngắn khác nhau, sử dụng nhiều câu khẳng định, mệnh lệnh và cũng để tạo nên giọng điệu hùng hồn cho bài viết.
 	- Câu văn chứa đựng nhiều yếu tố biểu cảm nhất là đoạn “Đó là lí do chúng ta phải công khai lên tiếng... chính các bạn”
 	- Ngôn ngữ hàm súc,chọn lọc, bài viết ngắn gọn, súc tích, cô đọng.

TÂY TIẾN
Quang Dũng

I. Tác giả:
- QD tên khai sinh Bùi Đình Diệm, sinh 1921- 1988, quê Hà Nội
- Từng tham gia bộ đội kháng chiến chống Pháp
- Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc...
- Năm 2001 nhận giải thưởng Nhà nước về VHNT.
- TP chính: Rừng biển quê hương, Mây đầu ô...
1. Hoàn cảnh sáng tác. 
- “Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 
- Nhiệm vụ: phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN, 
- Địa bàn hoạt động: khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. 
- Lính Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh Hà Nội .
- Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948, rồi chuyển sang đơn vị khác. Tại làng Phù Lưu Chanh nhớ đơn vị cũ, ông viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến” .sau đổi thành Tây Tiến
 2. Vaên baûn:
 a. Nhôù veà vuøng ñaát khaéc nghieät vaø con ñöôøng haønh quaân gian khoå:
 	- Noãi nhôù maõnh lieät, khoù taû, laâng laâng, taâm hoàn nhö soáng veà thôùi quaù khöù: Nhôù chôi vôi- töø ngöõ söû duïng ñaëc saéc
 	- Nhôù TT laø nhôù vuøng ñaát gaén lieàn vôùi con soâng Maõ haøo huøng nhöng hoang sô, hieåm trôû. Con ñöôøng haønh quaân gian khoå vôùi nhieàu vöïc saâu nuùi cao söông muø daøy ñaëc, thuù döõ rình raäp 
²Taùc giaû duøng nhieàu hình aûnh döõ doäi ñeå khaéc hoa: Söông laáp ñoaøn quaân moûi, Doác leâ khuùc khuyûu doác thaêm thaúm, heo huùt coàn maây suùng ngöûi trôøi, möa xa khôi…
 	- Nhieàu caâu thô gaåy ñoâi, nhieàu ñòa danh xa laï, nhieàu caâu thô toaøn thanh baèng, toaøn thanh traéc , gioïng thô haøo huøng ñeå toâ ñaäm tính chaát khoác lieät cuûa ñòa hình, aâm u hoang vaéng.
 	-Ngöôøi chieán só tröôùc gian khoå + Nhieàu anh ñaõ ngaõ xuoáng do söùc ngöôøi coù haïn: Guïc leân suùng muõ boû queân ñôøi
 + Hoï khoâng chuøng buôùc, vaãn ngang taøng, ngaïo ngheã tröôùc khoù khaên, coù khi ñaày caûm höùng tröôùc caûnh vaät huøng vó vaø tìm ñöôïc nhöõng phuùt giaây ñaàm aám beân baûn laøng treân ñöôøng haønh quaân: Hình aûnh aám aùp laõng maïn” Côm leân khoùi” “Muøa em thôm neáp xoâi”ï 
 	2. Nhôù kyû nieäm:
 	 - Nhôù ñeâm lieân hoan thaém thieát tình quaân daân vui nhö ngaøy cöôùi: Nhöõng coâ gaùi ñòa phöông aùo xieâm loäng laãy trong ñieäu muøa tieáng kheøn thaùi ñoä e aáp.
 	- Nhôù caûnh nhôù ngöôøi Taây Baéc Thô moäng dòu daøng ñaëc tröng
² Hình aûnh ñeïp, gioïng thô tröõ tình tha thieát.
 	3. Nhôù ñoaøn quaân Taây Tieán:
 	- Dieän maïo: Kyø dò, phi thöôøng “ Khoâng moïc toùc”
 - Phaåm chaát:
 	+ Vöôït khoù cao ñoä: Chòu ñöïng thieáu thoán beänh taät ñeå chieán ñaáu, bò caên beänh soát reùt hoaønh haønh döõ doäi nhöng phong thaùi vaãn oai huøng nhö huøm nhö hoå
 	+ Yeâu nöôùc caêm thuø giaëc: Öôùc mô moät ngaøy ñaùnh ñuoåi heát keû thuø ra khoûi bieân cöông “Maét tröøng göûi moäng qua bieân giới” 
 	+Taâm hoàn: Laõng maïn giaøu yeâu thöông, nhôù veà ngöôøi yeâu nhö ñoäng löïc tieáp theâm söùc maïnh ñeå chieán ñaáu vaø chieán thaéng “Ñeâm mô Haø Noäi daùng kieàu thôm”
 	+ Saün saøng hieán daâng tuoåi treû cho CM, khoâng sôï hy sinh => Taùc giaû ñaõ thi vò caùi cheát, ca ngôïi söï baát töû cuûa ngöôøi chieán só trong loøng daân toäc: “ Raõi raùc bieân … khuùc ñoäc haønh”
	² Caùch noùi giaûm saùng taïo, lôùp töø Haùn Vieät, nhaân hoaù, ñoái laäp, gioïng thô bi traùng ñaõ döïng ñöôïc böùc töôïng ñaøi veà hình aûnh ngöôøi chieán só TT haøo huøng vaø haøo hoa.
 	4. Nhôù maõi ñoaøn quaân Taây Tie

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi TN 20082009.doc