Đề cương ôn thi văn 12

doc18 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.CẤU TRÚC ĐỀ THI
Phần chung cho tất cả thí sinh (5 điểm):
Câu 1. (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học VN và tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài.Các kiến thức về lí luận văn học, và Tiếng Việt
Câu 2. (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ).
 - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
 - Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Phần riêng (5 điểm):
Vận dụng khả năng đọc - hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. (Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu, học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó)
 B. HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC ÔN TẬP.
I. Về hoàn cảnh sáng tác: cần nắm
 - Hoàn cảnh xã hội, không khí lịch sử mà tác phẩm ra đời.
 - Hoàn cảnh cụ thể, riêng của nhà văn: Sáng tác ở đâu ? trong thời gian nào? Trong tâm trạng, tâm thế ntn?với ý đồ gì?	
VD: - Việt Bắc- Tố Hữu, là một bài thơ xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan trng ương và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chônngs Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình lập lại ở miền Bắc.
 - Nhân sự kiện có ý nghĩa này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của nhân dân Việt Bắc đối với người cách mạng về xuôi, đối với Đảng với Bác và ngược lại.
VD: - TiếngHát Con Tàu – Chế Lan Viên, in trong tập Ánh sáng và phù sa, xuất bản 1960, được gợi cảm hứng từ 1 chủ trương lớn của Nhà nước. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng, phát triển kinh tế miền núi vào những năm 1958 – 1960 ở miền Bắc. Nhưng xét sâu hơn, bài thơ ra đời chủ yếu vì nhu cầu giãi bày tình cảm, ân nghĩa của tác giả đối với nhân dân, đối với cuộc đời, c/m.
Quá trình từ bỏ cái tôi cô đơn để đến với cuộc đời rộng lớn ở thế hệ như CLVó Lời ca của 1 cá nhân trên con đường từ “thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.
II. Đặc điểm phong cách nghệ thuật:
 - Cần khẳng định cái gốc của sự hình thành phong cách đó
 - Những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật ấy.
VD: + Nguyễn Tuân là 1 con người tài hoa, uyên bác, không thích những gì khuôn sáo , bằng phẳng, nhợt nhạt à Con đường sáng tạo nghệ thuật của NT chính là hành trình tìm kiếm không mệt mỏi cái thật, cái đẹp lạ thường ở đời à Trở thành nhà văn của cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, của đèo cao, vực sâu, thác dữ, rừng thẳm ,sông dài, của những co người rất mực dũng cảm, tài hoa ngay trong công việc, nghề nghiệp thường ngày.
 + Sự khao khát , khám phá, ca ngợi đối tượng cùng nhu cầu bộc lộ cái tôi đã dẫn tới việc hình thành thể loại, chi phối lời văn, ngôn ngữ…
 + Đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng & sau cách mạng..
 + Nét thống nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
III. Con người và sự nghiệp văn chương của một tác giả 
 * Con người tác giả
Tên tật, bút danh, năm sinh - mất, quê quán, thời đại, gia đình, thành phần xuất thân.
Đặc điểm con người ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác.
 * Sự nghiệp văn chương
Sự nghiệp sáng tác có thể chia thành mấy thời kì?
Những đề tài, chủ đề chính, tên tác phẩm tiêu biểu.
Khái quát giá trị nội dung, đặc sắc nt của sự nghiệp ấy.
Lưu ý: + Những khám phá mới mẻ, những đóng góp đặc sắc.
 + Cách trình bày súc tích, lời văn mang lượng thông tin cao, không cần dẫn chứng dài dòng, cần tư duy khái quát và năng lực phân tích.
IV. Tóm tắt cốt truyện:
Nội dung cốt truyện
Ý đồ tư tưởng nghệ thuật nhà văn thể hiện, gửi gắm trong tác phẩm.


V. Một số khái niệm lí luận văn học : Xem kĩ phần tri thức đọc – hiểu và các bài học về lí luận văn học sách giáo khoa Ngữ Văn nâng cao tập 1 & 2.( đối với chương trình nâng cao)
 1/ Về văn học cách mạng:
 Hiện thực chiến đấu mãnh liệt và giàu chất anh hùng ca (bộc lộ nhiều vẻ đẹp, gợi lên niềm vui và mơ ước) dễ làm nảy sinh: 
 - khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
 - Âm hưởng bi tráng: Buồn đau nhưng không bi lụy vẫn mạnh mẽ , rắn rỏi, gân guốc.
 - CN anh hùng cách mạng: 
 Chủ nghĩa anh hùng là 1 đặc điểm cơ bản trong đời sống của người dân Việt, 1 dân tộc từng chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, buộc phải vùng lên bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và sự yên bình hạnh phúc cho các thế hệ con cháu.
 + Anh hùng: Khái niệm chỉ những con người có hành động dũng cảm, xuất sắc vì chính nghĩa, lí tưởng được mọi người khâm phục.
 + CNAH: là 1 nguyên lí đạo đức, 1 nguyên lí tinh thần chi phối cuộc sống con người, được biểu hiện nổi bật trong những thử thách lớn lao, khắc nghiệt của dân tộc
 + Trong thời đại “ ra ngõ gặp anh hùng”, các tp…đã phản ánh chân thực, phong phú CNAH cách mạng Việt Nam.
Và đẹp thay những tấm lòng đại nghĩa/ Vừng trăng nào sánh được vẻ kiên trinh
Xưa tiễn chồng cứu nước rời rợi tóc xanh/ Giờ lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc.
Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô/ Lên đường rảo bước khoác ba lô
Mang theo ý chí người dân Việt/ Thà chết không làm vong quốc nô.
 2/ Tính dân tộc của văn học:
Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng – thẩm mĩ độc đáo của sáng tác văn học, thể hiện sự gắn bó giữa tpvh với văn hóa và tinh thần dân tộc. Nó thể hiện ở cả phương diện nội dung và hình thức nt của tp.
+ Nội dung: Cảnh sắc thiên nhiên, nhịp điệu đời sống, cái nhìn và tính cách dân tộc.
 + Nghệ thuật: Hình thức thể loại, phương tiện ngôn từ mà dân tộc ấy ưa chuộng.
VD: Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc ( đoạn trích) được thể hiện ở 2 phương diện sau:
- Về nội dung: 
+ Những bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người VB được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tg.
+ Tình nghĩa của người cán bộ và đồng bào Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến, với Bác Hồ là những tình cảm cách mạng sâu đậm của thời đại mới. Những tình cảm ấy hòa nhập và tiếp nói vào nguồn mạch tình cảm yêu nước, đạo lí ân tình thủy chung vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc ta.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát truyền thống được vận dụng tài tình vừa tạo ra âm hưởng thống nhất lại vừa biến hóa đa dạng, không đơn điệu. Câu thơ lúc dung dị dân dã gần với ca dao, lúc cân xứng , nhịp nhàng, trau chuốt mà trong sáng, nhuần nhị đến cổ điển
+ Lối kết cấu đối đáp trong ca dao, dân ca được vận dụng 1 cách thích hợp tài tình, phù hợp với nội dung tư tưởng, tổ chức bài thơ
+ Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú , đa dạng đặc biệt là ca dao trữ tình.
+Những lối nói giàu hình ảnh, cách chuyển nghĩa truyền thống ( so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ) được sử dụng thích hợp tạo nên phong vị dân gian và chất cổ điển của bài thơ.
Bài thơ, đoạn thơ đã tạo được sự hòa quyện, thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với truyền thống tinh thần và thẩm mĩ của dân tộc, làm cho tư tưởng, tình cảm, hiện thực mới của thời đại nhập vào nguồn mạch dân tộc 1 cách tự nhiên.
 3/ Giá trị nội dung: 2 giá trị cơ bản:
 a/ Giá trị hiện thực: ( Hiện thực xã hội , hiện thực tâm lí )
 - Bức tranh đời sống, số phận, cuộc đời giai cấp bị trị, bộ mặt thật của g/c thống trị.
 b/ Giá trị nhân đạo:
Thông cảm , thương xót với những khổ đau, bất hạnh của con người.
Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp ,vùi dập con người.
Khẳng định , đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Trân trọng khát vọng sống, khát vọng làm người( hạnh phúc, tự do…) , thể hiện niềm tin vào con người, vào tương lai tươi sáng, chỉ ra con đường sống cho con người.
4/ Giá trị nghệ thuật:
Kết cấu tác phẩm.
Nghệ thuật tạo tình huống.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện.
Ngôn ngữ và giọng điệu
Sự phối thanh B – T, các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ, phép điệp, cường điệu, nói giảm ,nói tránh…


B.NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG CỤ THỂ.
( chung cho cả CT chuẩn và nâng cao)
 
 I. Những nội dung cơ bản cần nắm
 * Văn Học Việt Nam. 
 1/ Khái quát văn học VN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX:
 * Ba đặc điểm cơ bản của văn học:
 - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu
 - Nền văn học hướng về đại chúng.
 - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
 * Các thành tựu cơ bản, và hạn chế của văn học 1945-1975
 * Thế nào là văn học được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
 2/ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
 * Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, chứng minh mqhệ có tính nhất quán của quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học .
 + Quan điểm sáng tác được thể hiện trên ba phương diện sau:
 - Sáng tác văn chương là hành vi CM chứ không phải hành vi văn chương, văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ cách mạng
 - Yêu cầu văn học phải có tính chân thật, hiện thực và tính dân tộc
 - Xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quýêt định nội dung và hình thức viết.
 * Ba lĩnh vực sáng tác: Văn chính luận; Truyện và kí; Thơ ca.
 * Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: độc đáo, da dạng tạo được nét riêng trên từng lĩnh vực.
 - Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép 
 - Truyện và kí: Nét đặc sắc: giàu tính sáng tạo, chất trí tuệ và tính hiện đại
 - Thơ ca: Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
 3/ Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh:
 * Tuyên ngôn Độc lập của HCM ra đời trong hoàn cảnh nào và nhằm mục đích gì?
 * Tóm tắt giá trị lịch sử, giá trị văn học của bản Tuyên ngôn Độc lập
 * Vì sao Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh được coi là áng văn chính luận mẫu mực
 4/ Nguyễn Ðình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Ðồng.
 * Hoàn cảnh sáng tác
 * Quan niệm sáng tác
 * Đánh giá về thơ văn yêu nuớc Nguyễn Đình Chiểu, và tác phẩm Lục Vân Tiên
 * Nghệ thuật:Hệ thống lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng:
 5/ Tây Tiến – Quang Dũng
 * Nét đáng lưu ý về hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến giúp người đọc hiểu thêm tác phẩm.
 * Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang vu trắc trở của núi rừng Miền Tây ( phần 1)
 * Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của cảnh và người Tây Tiến.(phần 2)
 * Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng là hai đặc điểm nổi bật trong bài thơ Tây Tiên ( yếu tố “bi” kết hợp với cái “hùng tráng” tạo nên chất bi tráng, hào hùng, đem lại cho người chiến binh vẻ đẹp thật lẫm liệt)
 * Vẻ đẹp của người lính qua hai bài thơ Tây Tiến và Đồng chí ( Chính Hữu)
 ( Tây Tiến được thể hiện trong cảm hứng lãng mạn: tô dậm cái đặc biệt, cái phi thường còn Đồng chí được thể hiện trong cảm hứng hiện thực, tô đậm cái bình thường, cái có thật thường thấy hằng ngày )
6/ Tác gia Tố Hữu
 * Những chặn đường thơ của Tố Hữu gắn liền với các chặn đường cách mạng
 * Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị
 * Về nghệ thuật, Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc rất đậm đà.
7/ Việt Bắc (trích) - Tố Hữu
 * Hoàn cảnh ra đời và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
 *Niềm nhớ thương tha thiết của người cán bộ về xuôi đối với cảnh và người Việt Bắc, đồng thời khẳng định tình cảm của Việt Bắc đối với Đảng, Bác, Cách mạng
 * Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc
 * Cảm nhận các đoạn thơ: +“Mình đi có nhớ những ngày/ Mưa nguồn suối lũ…Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son” 
 + “ Ta về mình có nhớ ta/ ta về ta nhớ những hoa cùng người…Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
 + “Những đường Việt Bắc của ta/ Đêm đêm rầm rập như là đất rung…Vui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
8/ Ðất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Ðiềm
 * Sự cảm nhận và lí giải về Đất Nước:
 - Đất Nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày
 - Cảm nhận Đất Nước trong sự thống nhất, hài hòa các phương diện địa lí và lịch sử, không gian và thời gian
 * Nhấn mạnh quan niệm “Đất Nước của nhân dân” - một cách nhìn mới mẻ và có chiều sâu.
 * Chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận, sử dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian (một thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết) 
 9/ Sóng – Xuân Quỳnh
 * Ý nghĩa hình tượng sóng trong bài thơ
 * Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu: niềm khao khát một tình yêu thủy chung, bất diệt
 * Nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu ngôn từ của bài thơ. 
10/ Ðàn ghita của Lor-ca - Thanh Thảo
 * Ý nghĩa nhan đề bài thơ và câu đề từ ?
 * Phân tích hình tượng tiếng đàn?
 * Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong bài thơ
 * Hình ảnh ấn tượng và nghệ thuật thể hiện trong bài thơ?
11/ Người lái đò sông Ðà (trích) - Nguyễn Tuân
 * Tính cách nghệ sĩ, tài hoa, trí dũng của nhân vật người lái đò trong nghệ thuật vượt thác lao ghềnh
 * Nhân vật con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, tính cách: vừa hung bạo vừa trữ tình, vừa dội vừa đầy chất thơ.
12/ Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) - Hoàng Phủ Ngọc Tường
 * Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí: từ thượng nguồn về thành Huế, qua mỗi vùng đất, sông Hương lại có một vẻ đẹp riêng độc đáo, bất ngờ 
 * Vẻ đẹp của sông Hương nhìn từ góc độ lịch sử: Sông Hương gắn liền với những chiến công của thành phố Huế 
 * Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo và đầy tài hoa của tác giả: sông Hương hiện lên với vẻ đẹp người con gái xứ Huế 
 * Sức liên tưởng kì diệu; sự phong phú về kiến thức. Ngôn ngữ phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…Có sự kết hợp hài hòa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khác quan
13/ Vợ nhặt - Kim Lân
 * Ý nghĩa nhan đề và tình huống sáng tạo độc đáo của truyện ngắn Vợ Nhặt
 * Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn.
 * Số phận và tâm trạng nhân vật người đàn bà vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
 * Diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ.
14/Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài.
 * Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
 * Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị qua 2 cảnh đêm tình mùa xuân nghe tiếng sáo và đêm mùa đông cắt dây trói cho A Phủ
 * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật, miêu tả sinh hoạt, phong tục miền núi.
15/ Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành.
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Rừng xà nu
 * Phân tích hình tượng cây xà nu và nhận xét về nghệ thuật miêu tả cây xà nu
 * Hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành
 * Phân tích tính sử thi được thể hiện qua truỵên ngắn.
16/ Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi
 * Vẻ đẹp của nhân vật Việt - Chiến trong truyện ngắn.
 * Nét dặc sắc về nghệ thuật:kết cấu qua dòng hồi ức nhân vật, lối trần thuật theo ngôi thứ ba người kể chuyện tự giấu mình nhưng cách nhìn và cách kể theo giọng điệu nhân vật; ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ
17/ Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.
 * Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: không giản đơn, sơ lược, có một cách nhìn đa dạng, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng
 * Hình ảnh người đàn bà hàng chài với thái độ cam chịu, nhẫn nhục xuất phát từ tình yêu thương con
 * Vẻ đẹp nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Minh Châu: lối văn giản dị mà sâu sắc, thấm thía, nhiều dư vị, nhiều trãi nghiệm.
18/ Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ
 * Mâu thuẫn giữa linh hồn ( nhân hậu, thanh cao) và xác thịt ( thô lỗ, phàm tụ) , giữa đạo đức và tội lỗi. Cuộc đấu tranh hướng tới khát vọng sống trong sạch, hoàn thiện nhân cách.
 * Bi kịch phải sống nhờ sống vay mượn, sống không đúng với bản chất tự nhiên của mình
 * Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống, sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
19/ Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003 – Cô-phi-An-nan

 * Văn học nước ngoài. 
 1/ Thuốc - Lỗ Tấn
 * Con người và sự nghiệp văn chương Lỗ Tấn
 * Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
 * Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc
 * Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người có ý nghĩa như thế nào .
 2/ Số phận con người (trích) – Sô-lô-khôp
 * Trình bày những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp M. Sô-lô-khốp 
 * Tóm tắt tác phẩm “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
 * Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi diễn ra như thế nào? Qua đó em nhận ra được gì về số phận , phẩm chất con người Nga. 
3/ Ông già và biển cả (trích)- Hê-minh-uê.
 * Con người và sự nghiệp văn học của Hê-minh-uê 
 * Trình bày nguyên lí “tảng băng trôi” trong sáng tác của Hê-minh-uê ?
 * Tóm tắt tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hemingway
 * Phần chìm của tảng băng trôi được thể hiện qua đoạn trích
* Lí luận Văn Học 
Phong cách văn học
Quá trình văn học
Giá trị của văn học
Tiếp nhận văn học
 * Tiếng Việt 
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
Luật thơ
Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ hành chính
( Chương trình cơ bản có thêm: Nhân vật giao tiếp; Một số phép tu từ ngữ âm; Một số tu từ cú pháp; Hàm ý )
( Chương trình nâng cao có thêm:Cách dùng biện pháp tu từ ẩn dụ; Cách tránh hiện tượng trùng nghĩa; Cách dùng một số quan hệ từ; Tránh lối diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau; Cách tránh một số loại lỗi lô gích)

 ( Phần riêng cho chương trình nâng cao )
1/ Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
 * Hoàn cảnh ra đời bài thơ có nét gì đáng chú ý.
 * Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ bài thơ.( hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: Con tàu Và Tây Bắc)
 * Khát vọng và niềm hân hoan được về với nhân dân Tây Bắc
 * Kỉ niệm và nghĩa tình với nhân dân trong kháng chiến.
2/ Tác giả Nguyễn Tuân
 * Nêu những đặc điểm về con người nhà văn Nguyễn Tuân ?
 * Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
3/ Một người Hà Nội- Nguyễn Khải
 * Ý nghĩa nhan đề tác phẩm
 * Vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội qua nhân vật Bà Hiền
 * Vì sao nhân vật bà Hiền được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội”
 4/ Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại”- Nguyễn Khắc Viện; 
 5/ Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy-Phan Đình Hiệu
 
 I. Gợi ý trả lời các câu hỏi lí thuyết
 Bài 1: Khái quát văn học VN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX: 
Câu1: Hãy trình bày những nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ giai đoạn văn học từ CM tháng Tám 1945 đến năm 1975 ?
Những nội dung chính trong đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ giai đoạn từ 1945 đến 1975 
	- Văn học là vũ khí đấu tranh phục vụ tốt những công cuộc cách nạng của đất nước.
	- Nhà văn phải đứng trên lập trường của quần chúng nhân dân.
	- Kế thừa và phát huy truyền thống văn học dân tộc.
	- Phát huy sức sáng tạo của 54 dân tộc anh em.
Câu 2: Hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm1945 đến năm 1975
 * Ba đặc điểm cơ bản của văn học:
 a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
 - Do hoàn cảnh lịch sử, vì mục tiêu đấu tranh thống nhất đất nước, văn học vận động theo hướng cách mạng hoá: nền văn học mới sớm được kiến tạo theo mô hình: “ văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận” cùng với kiểu nhà văn mới: nhà văn-chiến sĩ. Ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao, tình cảm của học gắn bó với dân tộc, với nhân dân đất nước.
 - Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học.
 - Gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: văn học đã vận động và phát triển theo từng bước đi của CM, theo sát từng nhiệm vụ của đất nước. Văn học tập trung phản ánh hai đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
 b.Một nền văn học hướng về đại chúng.
 - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp bổ sung lực lượng sáng tác. Nền văn học hướng về đại chúng được thể hiện ở những biểu hiện sau:
 + Sự thay đổi trong cách nhìn nhân dân và quan điểm mới về đất nước: đất nước là của nhân dân, nhân dân lao động là những người xây dựng, gìn giữ và bảo vệ đất nước.
 + Văn học quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động: ca ngợi, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân
 + Văn học lấy chất liệu từ đời sống nhân dân lao động, diễn tả dưới hình thức dễ hiểu, bình dị, bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động.
 c.Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
 - Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, văn học không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân, tất yếu văn học đề cập tới số phận của cả cộng đồng, của toàn dân.
 - Chất sử thi của văn học thể hiện trên các phương diện đề tài, nội dung,chủ đề, hình tượng, hệ thống nhân vật: đề tài lớn mang tính lịch sử, cộng đồng, toàn dân; hình tượng đất nước, hình tượng tổ quốc, nhân vật là những anh hùng tiêu biểu cho thời đại, gắn bó đời mìnhvới số phận đất nước.
 - Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan.
 - Cảm hứng lãng mạn chủ yếu thể hiện việc ca ngợi khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. 
Câu 3: Hãy trình bày những thầnh tựu và hạn chế của văn học 1945-1975
* Các thành tựu cơ bản, và hạn chế của văn học 1945-1975
 1/Những thành tựu cơ bản:
 a, Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử
 - Văn học ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh vô cùng ác liệt: chống Pháp và chống Mỹ
 - Suốt 30 năm chiến tranh, nền văn học luôn là tiếng kèn xung trận, là tiếng trống thúc quân, văn học thời kì này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vẻ vang ấy. Văn học đã có sự cống hiến lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 
 - Nó xứng đáng là một nền văn học “đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”
 b, Những đóng góp về tư tưởng
 Văn học giai đoạn 1945-1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc. Đó là
 + Truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng
- Văn học giai đoạn này đã phản ánh hiện thực, ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc
- Ca ngợi đất nước, con người Việt Nam đẹp đẽ, kiên cường anh dũng
 + Truyền thống nhân đạo
 - Là một truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, đến giai đoạn này văn học đã phát huy và nối tiếp.
 - Hướng về nhân dân lao động, diễn tả nổi khổ của học dưới ách áp bức của giai cấp thống trị; ca ngợi những phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đặc biệt là khả năng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng
 c, Những thành tựu về nghệ thuật 
 - Văn học giai đoạn này phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại: kí sự, truyện kí, bút kí, tùy bút, thơ ca, phê bình lí luận, kịch..
 - Phẩm chất thẫm mĩ của các tác phẩm được nâng cao, có chất lượng nghệ thuật
 - Hàng loạt nhà thơ trẻ có giọng điệu riêng, phong cách riêng của một thế hệ mới.
 2/ Những hạn chế
 - Thể hiện con người và cuộc sống một cách đơn giản, xuôi chiều, phiến diện, công thức
 - Phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm chưa được đề cao, cá tính, phong cách riêng của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ, cá tính sáng tạo của nhà văn còn hạn chế.
Câu 4: Thế nào là văn học được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 
 Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẫm mĩ của VHVN những năm 1945-1975. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của VH giai đoạn này. 
 - Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện sau:chủ đề, đề tài, mối xung đột, hệ thống nhân vật, lời văn giọng điệu 
+ Đề tài: khai thác, đề cập những vấn đề đề tài có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, cộng đồng: đất nước, chiến tranh, phẩm chất anh hùng...
+ Nhân vật: Những hình tượng anh hùng, đại diện cho những phẩm chất, ý chí, sức mạnh của dân tộc, mang tầm vóc thời đại, tiêu biểu cho lí tưởng cộng đồng
+ Giọng điệu: Lời văn thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng, khẳng định, cổ vũ
+ Xung đột: xung đột mang tính giai cấp, giữa nhân dân, dân tộc một bên là kẻ thù
 - Cảm hứng lãng mạn: chính là chất trữ tình lãng mạn, mang niềm tin, hướng về lí tưởng.
 + Bộc lộ cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm cảm xúc
 + Ca ngợi và nhân lên vẻ đẹp của con người mới, cuộc sống mới gợi lên niềm vui và ước mơ.
 + Lạc quan trong máu lửa, tin tưởng mãnh liệt vào tương lai hướng về ngày mai tươi sáng 
( Cảm hứng bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tôi trữ tình, trí tưởng tượng bay bổng, thường tô đậm cái phi thường ,tuyệt mĩ, cái có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ, khai thác triệt để thủ pháp đối lập…
* Hạn chế: khuynh hướng sử thi hạn chế ở việc chưa cá thể hóa con người đời tư, cảm hứng lãng mạn thì thi vị hóa cuộc đời( tô hồng hiện thực.) à hạn chế của thời đại.

Bài 2: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Câu 5: Hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh, chứng minh mối quan hệ có tính nhất quán của quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học ?
 * Quan điểm sáng tác:
- Là một nhà CM vĩ rất yêu văn nghệ, xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM, HCM xem văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho CM.Người xác định vị trí và vai trò to lớn của người nghệ sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.“ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải 

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi 12 He thong cau hoi li thuyet.doc