Đề cương sinh vật 6 học kì 1, năm học 2008-2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương sinh vật 6 học kì 1, năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH VẬT 6 HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2008-2009 Trắc nghiệm: Những dấu hiệu của cơ thể sống là: Thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài. Vận động và thích ứng với môi trường xung quanh. Lớn lên và sinh sản. Cả a,b,c. Ở sa mạc rất ít thực vật vì: Ở sa mạc khí hậu khắc nghiệt. Nhiệt độ quá thấp. Cây không sống được trên cát. Gồm a và c. Nhóm cây một năm là: Cây táo, mít , đào. Cây ngô, cam, lúa. Cây ớt, cải, cà chua. Cây bưởi, xoài, ổi. Cây lâu năm là: Loại cây xanh có hoa. Thời gian sống nhiều năm. Ra hoa, tạo quả nhiều lần trong đời. Cả b và c . Cây ngày một lớn lên nhờ: Tế bào tăng kích thích. Số lượng tế bào trong cây tăng. Câu a, b đúng. Câu a, b sai. Rễ chùm thường mọc: Ăn sâu xuống đất. Ăn nông gần mặt đất. Phát triển rộng. Gồm b và c. Muốn bộ rễ phát triển nhanh, cây nhanh tốt phải: Xới đất cho tơi xốp. Tưới đủ nước và bón phân hợp lý. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ. Cả 3 ý trên. Các loại rễ chính là: Rễ cọc và rễ chùm. Rễ cọc và rễ mầm. Rễ mần và rễ chùm. Rễ chính và rễ phụ. Miền hút quan trọng nhất của rễ vì: Có các mạch vận chuyển các chất. Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. Có nhiều lông hút, hút nước và muối khoáng nuôi cây. Có ruột chứa chất dự trữ. Cấu tạo cắt ngang miền hút củ rễ gồm: Phần ngoài là vỏ, phần trong là phần trụ giữa. Phần ngoài là trụ, phần trong là vỏ. Phần ngoài là lông hút, phần trong là ruột. Phần ngoài là ống dẫn, phần trong là thịt. Trên thân cây có mấy loại chồi? Chồi ngọn. Chồi nách. Chồi lá. Cả a và b. Thân dài ra là do: Chồi ngọn Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. Phần gốc sát rễ. Sự lớn lên của tế bào. Lá của những loại cây sau đây thuộc loại lá kép. Cây mồng tỏi, ngô, bí, mía. Cây hoa hồng, trinh nữ, khế. Cây bạch đàn, ổi, phượng. Gồm a và c. Quá trình hô hấp ở cây: Xảy ra thường xuyên, suốt ngày đêm. Phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng cần cho hoạt động sống của cây. Hút khí oxi, thải khí cacbonic. Cả a,b,c đúng. Các loại lá biến dạng là: Tay móc, tua cuốn, gai, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi. Lá dự trữ, lá hô hấp. Lá mọng nước, lá dự trữ muối khoáng. Cả a,b,c đúng. Những đối tượng sau là sinh vật: Cây thông, con giun, đất, hòn đá. Cột đèn, cá chép, con sâu. Cây ổi, con gà, con mèo. Cây mít, con chuột, cây nến. Lá gồm những phần chính: Phiến lá và bẹ lá. Cuống lá và bẹ lá. Phiến lá và cuống lá. Gân lá và bẹ lá. Lá cây sau đều là lá đơn: Cây ngô, mồng tơi, mía. Cây hoa hồng, khế, trinh nữ. Cây ổi, phượng, hoa hồng. Cây me, ớt, ổi. Sự thoát hơi nước ở lá bằng cách: Sự vận chuyển nước trong thân. Hơi nước thoát qua lỗ khí ở lá. Sự hút nước trong đất qua rễ. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên có những hình thức sau: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ. Sinh sản bằng rễ, rễ củ. Sinh sản bằng lá. Gồm a,b và c. Tự luận: Vẽ và chú thích sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật ? Trình bày cấu tạo tế bào thực vật Có mấy loại rễ chính, trình bày? Vì sao bộ rễ có màu vàng nhạt? Khi cây trưởng thành, bấm ngọn và tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những loại cây nào thì tỉa cành? Kể tên một số loại thân biến dạng và chức năng của nó đối với cây? Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của từng phần? Viết sơ đồ và nêu khái niệm quang hợp của lá cây? Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó đúng hay sai vì sao? Cây có hô hấp không? Nếu có quá trình đó xảy ra như thế nào? Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Muốn diệt cỏ gấu, cỏ tranh người ta phải làm như thế nào? Đáp án: ( hình 7.4 sgk/24). Gồm: Vách tế bào Màng sinh chất: bao bọc ngoài tế bào. Chất tế bào, là chất keo lỏng, chứa các bào quan. Nhân: 1 nhân, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Có 2 loại rễ chính: Rễ cọc: Gồm rễ cái to khoẻ, đâm thẳng xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Vd: cây cải… Rễ chùm: gồm nhiều rễ gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành một chùm. Vd:cây lúa… Bộ rễ có màu vàng nhạt vì bộ rễ nằm tron đất không nhận được ánh sáng. Cây trưởng thành: Bấm ngọn: Cây phát triển nhiều cành nhiều hoa, quả. Tỉa cành: Cây được tập trung chất dinh dưỡng phát triển chiều cao. Tỉa cành: đối với cây lấy gỗ, lấy sợi. Bấm ngọn: đối với cây lấy hoa quả. Tên thân biến dạng và chức năng đối với cây: Thân củ: Dự trữ chất dinh dưỡng. Thân rễ: Dự trữ chất dinh dưỡng. Thân mọng nước: Dự trữ nước, quang hợp. Cấu tạo trong phiến lá gồm biểu bì, thịt lá, gân lá (trình bày như trong vở ghi) Aùnh sáng Diệp lục Tinh bột + khí oxi Sơ đồ quang hợp: Nước +Khí cacbonic Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng, chế tạo tinh bột và thải ôxi. Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó là đúng. Vì quang hợp của cây xanh cung cấp chất hữu cơ và khí ôxi cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người. Đồng thời cây xanh còn hút khí cacbonic làm trong lành không khí. Cây có hô hấp, trong quá trình hô hấp cây lấy kí ôxi để phân giải chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cây, đồng thời thải khí cacbonic và hơi nước. Chất hữu cơ + khí ôxi à năng lượng + khí cacbonic + hơi nước. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) Cỏ gấu và cỏ tranh có dạng thân rễ nằm trong đất muốn diệt phải dùng cuốc đào và lấy hết thân rễ dưới đất mới diệt được cỏ này.
File đính kèm:
- DE CUONG HK1.doc