Đề cương Sinh vật học kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Sinh vật học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG SINH VẬT HKII 1. Một số các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu: Hoạt động lọc máu tạo nước tiểu đầu có thể làm việc kém hiệu quả hay bị ngừng trệ, ách tắc là do: + Một số cầu thận hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác như tai, mũi, họng rồi gián tiếp gây viêm cầu thận. + Các cầu thận còn lại làm việc quá tải, suy thoái dần, dẫn đến suy thận toàn bộ Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết tiếp của ống thận cũng có thể kém hiệu quả hoặc ách tắc do: + Các tế bào ống thận do làm việc quá sức, bị thiếu oxi, bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường + Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói oxi lâu dài, do bị đầu độc bởi các chất độc. Từng mảng tế bào ống thận có thể bị sưng phồng làm tắc ống thận hoặc thậm chí bị chết và rụng làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu. Hoạt động bài tiết nước tiểu có thể bị ách tắc do sỏi hay viêm: + Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, photphat, oxalat, xistein.có thể bị kết dính ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu. + Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên gây ra. 2.Những tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu gây những hậu quả nghiêm trọng như thế nào tới sức khỏe? Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe đó là: Quá trình lọc máu bị ngừng trệ à Các chất cặn bã và chất độc bị tích tụ trong máu à Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn đến hôn mê và chết. Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả à Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các cặn bã độc hại bị giảm à Môi trường trong thay đồi àTrao đổi chất bị rối loạn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu hòa thẳng vào máu à Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận. Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được à người bệnh đau dữ dội có thể kèm theo sốt à Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. 3. Các thói quen khoa học bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: STT Các thói quen sống khoa học Cơ sở khoa học 1 Thường xuyên giữ vệ sinh toàn cơ thể, cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu Hạn chế tác hại của các vi sinh vật gây bệnh 2 Khẩu phần ăn uống hợp lí: - Không ăn thức ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi. - Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm chất độc hại - Uống đủ nước - Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi - Hạn chế tác hại của các chất độc - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục 3 Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn lâu - Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục - Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái 3.Vị trí và các thành phần của não bộ: Tiếp theo tủy sống là não bộ. Não bộ, từ dưới lên, bao gồm trụ não, tiểu não, não trung gian và đại não Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm hành tủy, cầu não và não giữa. Não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau. Phía sau trụ não là tiểu não. 4.So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não: Các bộ phận Trụ não Não trung gian Tiểu não Đặc điểm Cấu tạo -Gồm: + Chất trắng bao ngoài + Chất xám( trong) - Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám. - Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. - Gồm: đồi thị và vùng dưới đồi - Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não. Gồm hai thành phần: -Vỏ chất xám nằm ngoài - Chất trắng nằm trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh. Chức năng - Điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp. (nhân xám đảm nhiệm) - Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền lên( cảm giác) và các đường dẫn truyền xuống(vận động). Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt(Do các nhân xám nằm dưới vùng đồi đảm nhiệm) Điều hòa , phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể 5.Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não: Trụ não gồm chất trắng ( ngoài) và chất xám (trong) Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha. Chức năng: Điều khiển, điều hòa các hoạt động của nội quan, đặc biệt là hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, do các nhân xám đảm nhiệm. Chất trắng là các đường liên lạc dọc làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên và các đường dẫn truyền xuống 6. Các tật mắt, nguyên nhân và cách khắc phục: Các tật của mắt Nguyên nhân Các khắc phục Cận thị Bẩm sinh: cầu mắt dài.Thể thuỷ tinh quá phồng.Do không giữ khoảng cách đúng khi đọc sách ( đọc quá gần) Đeo kính cận kính phân kì (Kính mặt lõm) Viễn thị Bẩm sinh: cầu mắt ngắn Do thủy tinh thể bị lão hóa (xẹp) mất khả năng điều tiết Đeo kính viễn kính hội tụ (Kính mặt lồi) 7.Bệnh đau mắt hột: Hiện tượng Nguyên nhân Cách lây lan Cách phòng chống Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn đến mù lòa Do virus gây nên -Dùng chung khăn, chậu với người bệnh -Tắm rửa trong ao hồ tù hãm Không được dụi tay bằng tay bẩn, phải rửa bằng nước ấm pha muối loãng và nhỏ thuốc mắt Hậu quả: Khi hột vỡ thành sẹo, co kéo lớp mí mắt làm lông mi quặp vào trong (lông quặm) cọ xát làm đục màng giác gây mù loà 8. Vệ sinh về mắt - Đọc sách đúng cự li - Đảm bảo đủ ánh sáng - Không đọc khi đi xe tàu -Không dùng chung khăn mặt, không dụi tay bẩn vào mắt - Không tắm rửa trong ao hồ , nước bẩn -Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối loãng - Đi đường nên đeo kính râm, kính bảo vệ mắt 9.Thế nào là PXKĐK và PXCĐK? - PXKDK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập: Vd: Tay co khi bị kim châm, nheo mắt khi ánh sáng chiếu vào, sun da tay khi lạnh, ngâm nước lâu - PXCDK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện 10.So sánh tính chất của PXCĐK và PXKĐK: Tính chất của PXKĐK Tính chất của phản xạ CĐK Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện( đã được kết hợp với kích thích KĐK một số lần) Bẩm sinh Được hình thành trong quá trình học tâp, rèn luyện Bền vững Dễ mất khi không được củng cố Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại Có tính chất cá thể, không di truyền Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não Giống nhau: Có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống Mối quan hệ: PXKĐK là cơ sở thành lập PXCĐK Phải có sự kết hợp giữa 1 kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện ( trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện 1 thời gian ngắn) 11.Trình bày sự hình thành PXCĐK Điều kiện : Phải có sự kết hợp giữa các kích thích bất kì ( kích thích có điều kiện) với kích thích của 1 phản xạ không điều kiện Kích thích có điều kiện phải tác động trước trong vài giây so với kích thích của PXKĐK để hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ đại não với nhau Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố. Ức chế PXCĐK xảy ra khi hành động thói quen đó không được củng cố, làm mất đường liên hệ tạm thời. Phản xạ sẽ mất đi 12.Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống các động vật và con người - Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi và sự hình thành các thói quen, các tập quán tốt đối với con người 13.Nêu sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người Hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm Đó là các PXCĐK với ánh sáng, màu sắc, âm thanh và chúng dần hoàn thiện Trẻ càng lớn, số lượng PXCĐK xuất hiện càng nhiều và càng phức tạp Ức chế các phản xạ có điều kiện khi phản xạ đó không còn cần thiết đối với đời sống 14.Nêu đặc điểm của hệ nội tiết: - Điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất thành năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hormone từ các tuyến nội tiết tiết ra. - Chúng tác động thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng - Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là các hormone - Trong số các tuyến có tuyến tụy là tuyến pha vì vừa là tuyến ngoại tiết, vừa là một tuyến nội tiết quan trọng. Tuyến sinh dục cũng là tuyến pha. 15.So sánh cấu tạo, chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết Giống nhau về cấu tạo - Đều cấu tạo bởi tế bào tuyến - Tạo ra các sản phẩm tiết Khác nhau về chức năng - Tiết ra chất tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. (các tuyến tiêu hóa, tuyến lệ.) - Lượng chất nhiều nhưng hoạt tính không cao Tiết ra hormone ngấm thẳng vào máu Lượng chất ít nhưng hoạt tính cao 16.Tính chất của hormone: Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định, mặc dù các hormone này theo đường máu đi khắp cơ thể Hormone có hoạt tính sinh học cao, chỉ với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt Hormone không mang tính đặc trưng cho loài 17.Vai trò của hormone: Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường Do đó, các rối loạn trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí Tuyến yên Tuyến giáp Tuyến tụy Cấu tạo: Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi (thuộc não trung gian). Tuyến yên gồm thùy trước và thùy sau. Giữa 2 thùy là thùy giữa, chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố của da. Cấu tạo: Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, có màu vàng, nặng 20-25g nằm trước sụn giáp của thanh quản và trên khí quản Cấu tạo: Gồm ống tụy và đảo tụy. Tuyến tụy là một tuyến pha Chức năng ngoại tiết của tuyến tụy: Là tiết dịch tụy theo ống tụy dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổi thức ăn ở ruột non. Chức năng nội tiết: Các tế bào ở các đảo tụy có chức năng tiết các hormone điều hòa lượng đường trong máu. Có 2 loại tế bào trong đảo tụy: tế bào alpha () tiết glucagon, tế bào beta () tiết insulin. Chức năng: Đây là một tuyến quan trọng nắm vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết ra hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, nước và co thắt cơ trơn - Thùy trước tiết ra hormone ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sự tăng đường huyết, kích thích sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác như (tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục..) - Ở trẻ con khi tuyến hoạt động yếu: Sẽ thiếu hormone tăng trưởng, ngừng lớn, lùn. - Khi tuyến hoạt động mạnh: Hormone tăng trưởng tiết ra nhiều, trẻ sẽ phát triển nhanh thành người khổng lồ. - Thùy sau tiết ra các hormone ảnh hưởng đến sự trao đổi nước trong cơ thể, co thắt cơ trơn thành dạ con, tiết sữa, gây co mạch làm tăng huyết áp - Thùy giữa tiết các hormone ảnh hưởng lên sự phân bố sắc tố da ở trẻ nhỏ. Chức năng: Hormone tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt, có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào. Ngoài ra, tuyến giáp còn tiết canxitônin cùng với hormone của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và photpho trong máu - Khi tuyến hoạt động mạnh: Tiroxin tiết ra nhiều làm tăng sự trao đổi chất, nhịp tim tăng, thần kinh bị kích thích, mất ngủ, người gầy điBệnh nặng sẽ bị bướu cổ( Bazơđô ) - Khi tuyến hoạt động yếu: Khi thiếu chất iốt, chất tirôxin không được tiết ra. Tuyến yên sẽ tiết nhiều hormone thúc đẩy tuyến giáp hoạt động gây phì đại tuyến, làm thành bướu cổ.Trẻ sẽ bị chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Chức năng: - Điều hòa lượng đường huyết. Tỉ lệ đường huyết trung bình chiếm 0.12%, nếu tỉ lệ này tăng cao sẽ kích thích các tế bào beta tiết insulin. Hormone này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicogen dự trữ trong gan và cơ +Trong trường hợp tỉ lệ đường huyết giảm so với bình thường sẽ kích thích các tế bào alpha tiết glucagon, có tác dụng ngược lại với insulin, biến glicogen thành glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết trở lại bình thường Nhờ có tác dụng đối lập của 2 loại hormone trên của các tế bào đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lí: bệnh tiểu đường hay chứng hạ huyết áp. 18.Các hormone tuyến yên và tác dụng của chúng: Hormone Cơ quan chịu ảnh hưởng Tác dụng chính Thùy trước tiết: Kích tố nang trứng (FSH) Buồng trứng, tinh hoàn Nữ: phát triển bao noãn Nam: sinh tinh Kích tố thể vàng ( LH) (ICSH ở nam) Buồng trứng, tinh hoàn Nữ: rụng trứng, tạo và duy trì thể vàng, tiết hormone sinh dục nữ ơstrôgen Nam: tiết testôstêrôn Kích tố tuyến giáp (TSH) tuyến giáp Tiết hormone tiroxin Kích tố vỏ tuyến trên thận (ACTH) Tuyến trên thận Tiết nhiều hormone điều hòa hoạt động sinh dục, trao đổi chất đường, chất khoáng Kích tố tuyến sữa (PRL) Tuyến sữa Tiết sữa ( tạo sữa) Kích tố tăng trưởng (GH) Hệ cơ xương (thông qua gan) Tăng trưởng cơ thể Thùy sau tiết: Kích tố chống đái tháo nhạt (ADH) Thận Giữ nước (chống đái tháo nhạt) Oxitôxin (OT) dạ con, tuyến sữa Tiết sữa, co bóp tử cung lúc đẻ 19. Sơ đồ về quá trình điều hòa lượng đường huyết: Khi đường huyết tăng ( Sau bữa ăn) Khi đường huyết giảm ( Xa bữa ăn, cơ thể hoạt động) Kích thích Kích thích Đảo tuỵ Kìm hãm Kìm hãm Tế bào Tế bào Insulin Glucagôn Glucôzơ Glicôgen Glucôzơ Đường huyết giảm xuống Đường huyết tăng lên mức bình thường mức bình thường 20. Khái quát cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận: Gồm vỏ tuyến và phần tủy tuyến Vỏ tuyến chia làm 3 lớp tiết các nhóm hormone khác nhau: + Lớp ngoài ( lớp cầu) tiết hormone điều hòa các muối natri, kali trong máu + Lớp giữa ( lớp sợi): tiết hormone điều hòa đường huyết ( tạo glucôzơ từ protein và lipit) + Lớp trong ( lớp lưới): tiết hormone điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam Tủy tuyến tiết adrênalin và noradrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp. Các hormone này gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản, góp phần cùng glucagon điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết
File đính kèm:
- DecuongSinh8HKII.doc