Đề cương thi học kì II (năm 2011 – 2012) môn Sinh học 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương thi học kì II (năm 2011 – 2012) môn Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐE ÀCƯƠNG THI HỌC KÌ II (2011 – 2012)
Môn sinh học 7
Câu 1: Tiến hoá của sinh sản hữu tính?
Câu 2:Lợi ích của đa dạng sinh học động vật? 
Câu 3: Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 4: Đặc điểm bộ linh trưởng? Nêu các đại diện của bộ linh trưởng?
Câu 5: Trình bày và giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật đới lạnh?đới nóng?
Câu 6:Tìm đại diện của các bộ thú sau: Bộ guốc chẵn, bộ ăn thịt, bộ thú huyệt, bộ thú túi,bộ ăn thịt, bộ gặm nhấm.
Câu 7: Ý nghĩa và tác dụng cây phát sinh giới động vật?
Câu 8:Nêu đặc điểm chung lớp thú?
Câu 9: Nêu đặc điểm cơ thể cá thích nghi với các tầng nước:
+ Tầng nước mặt:
+ Tầng giữa và tấng đáy:
+ Tầng bùn:
Câu10: Biện pháp bảo vệ thú trong tự nhiên:
Câu 11: So sánh đặc điểm tuần hoàn, hô hấp của:
Lớp động vật
Các đại diện Hô hấp
Tuần hoàn
Lưỡng cư ( Eách đồng)
Lớp chim ( Bồ câu)
Bò sát (Thằn lằn bóng)
Lớp thú (Thỏ)
Lớp cá (cá chép)
Câu 12: Đặc điểm thích nghi đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài?
Câu 13: Đặc điểm nhóm chim bơi? Đại diện? Nhóm chim chạy? Đại diện?
Câu 14: Đặc điểm bộ xương bồ câu? Bộ xương thằn lằn? Bộ xương ếch?
Câu 15: Giải thích đặc điểm thích nghi của cá chép với môi trường nước?
Câu 16: Đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch đồng?
Soạn đề cương
Câu 1: Tiến hoá của sinh sản hữu tính?
- Thụ tinh trong: Nâng cao tỉ lệ thụ tinh.
- Đẻ con, thai sinh: nâng cao tỉ lệ sống sót.
- Chăm sóc trứng và con non: Thúc đẩy sự tăng trưởng của con non.
Câu 2:Lợi ích của đa dạng sinh học động vật? 
Lợi ích: Cung cấp thực phẩm, sức kéo
- Cung cấp dược liệu, sản phẩm công nghiệp (da,lông)
- Sản phẩm nông nghiệp(phân bón, thức ăn gia súc) tiêu diệt sâu bệnh..
- Có giá trị văn hóa, giống vật nuôi.
Câu 3: Nguyên nhân:do con người làm mất môi trường sống của động vật
- Do săn bắn tiêu diệt động vật bừa bãi
- Biện pháp: Cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi,cấm săn bắn động vật, chống ô nhiễm môi trường
Câu 4: Đặc điểm bộ linh trưởng? Nêu các đại diện của bộ linh trưởng?
- Đi bằng bàn chân; bàn chân, bàn tay 5 ngón, ngón cái đối diện 4 ngón kia..
- Đại diện: Khỉ vàng, vượn đen, gôrila, tinh tinh..
Câu 5:Giải thích các đặc điểm thích nghi của động vật đới lạnh? Hoang mạc đới nóng?
- Học theo bảng vở ghi bài 60 hoặc bảng SGK/187.
Câu 6:Tìm đại diện của các bộ thú sau: Bộ guốc chẵn, bộ ăn thịt, bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ gặm nhấm?
- Bộ guốc chẵn:lợn, hươu, nai bò.
- Bộ ăn thịt: Hổ ,báo, mèo
- Bộ gặm nhấm:Chuột đồng, sóc nhím
- Bộ thú huyệt: Thú mỏ vịt.
- Bộ thú túi: Chuột túi, kanguru
Câu 7: Ý nghĩa và tác dụng cây phát sinh giới động vật?
- Qua cây phát sinh cho thấy:
+ Các loài động vật có chung nguồn gốc (Tổ tiên chung)
+ Mức độ họ hàng của các nhóm động vật với nhau, so sánh được số loài giữa các nhóm động vật.
Câu 8:Đặc điểm chung lớp thú:
- Có lông mao bao phủ cơ thể.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa.
- Bộ răng phân hoá, não phát triển, hàng nhiệt.
Câu 9: Biện pháp bảo vệ thú trong tự nhiên:
- Có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã.
- Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị, góp phần bảo vệ môi trường sống hiện nay.
Câu 10: Nêu đặc điểm cơ thể cá thích nghi với các tầng nước:
+ Tầng nước mặt:Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ, bơi nhanh.
+ Tầng giữavà đáy: Thân ngắn, đuôi yếu, bơi chậm.
+ Tầng bùn:Thân rất dài, khúc đuôi nhỏ, vây tiêu biến, bơi kém.
Câu 11: So sánh đặc điểm tuần hoàn, hô hấp của:
Lớp động vật 
Các đại diện
Hô hấp 
Tuần hoàn
Lớp cá 
Cá chép, cá nhám, cá trích, cá rô
Qua mang
Tim 2 ngăn,1 vòng TH, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Lớp lưỡng cư
Eáchđồng,cóc nhà
Qua da và phổi
Tim 3 ngăn, 2 vòng TH, máu pha đi nuôi cơ thể
Lớp bò sát
Thằn lằn bóng, rắn, rùa
Phổi có nhiều vách ngăn
Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, 2 vòng TH, máu pha đi nuôi cơ thể
Lớp thú
Kanguru, thú mỏ vịt, chuột đồng..
Phổi gồm nhiều túi phổi (phế nang
Tim 4 ngăn, 2 vòng TH, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Lớp chim
Bồ câu, đại bàng
Phổi là mạng ống khí dày đặc, có các túi khí
Tim 4 ngăn, 2 vòng TH, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
Câu 12: Đặc điểm thích nghi đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài? (bảng/125 –SGK)
Câu 13: Đặc điểm nhóm chim bơi? Đại diện? Nhóm chim chạy? Đại diện? (143/SGK)
Câu14: Đặc điểm bộ xương bồ câu? Bộ xương thằn lằn? Bộ xương ếch? (116,127,138/SGK)
Câu 15: Giải thích đặc điểm thích nghi của cá chép với môi trường nước?( Bảng/103 SGK)
Câu 16: Đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch đồng?( Bảng 114/SGK)
---------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh hoc 7 hk2.doc