Đề cương thi ôn học kì II môn : ngữ văn

docx6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương thi ôn học kì II môn : ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG THI ÔN GHKII
MÔN : NGỮ VĂN
	Câu 1 : Chép thơ
Quê hương : Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
	Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
	Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
	Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

Khi con tu hú : Ta nghe hè dậy bên lòng
	Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! 
	Ngột làm sao, chết uất thôi
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tức cảnh Pác-bó : Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
	Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
	Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
	Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Vọng nguyệt : 	Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
	Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?
	Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
	Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Ngắm trăng : Trong tù không rượu cũng không hoa,
	 Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ;
	 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

	
	Câu 2 : Bài tập Tiếng Việt
 1. Câu nghi vấn là câu
 - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)…không, (đã)…chưa,…) Hoặc có từ hay.
 - Có chức năng chính dùng để hỏi.
 Khi viết, câu nghi vấn kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.
---------------------------------------------------
 2. Trong nhiều TH câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc … và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
 Nếu không dùng để hỏi thì trong một số TH câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng

VD1 : Lúc nãy em té có đau lắm không?	
	Bạn đọc hay tôi đọc ?
VD2 : Hồn ở đâu bây giờ ? => biểu lộ tình cảm cảm xúc
	 Bạn mà làm thế mình sẽ mét cô bây giờ ? => đe dọa
	 Bạn làm hộ mình việc này đi ? => cầu khiến 
	
 Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào, … hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo …
 Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dâu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

VD: Học bài đi ! => ra lệnh
	Thôi đừng lo lắng. => khuyên bảo
	Cứ về đi. => yêu cầu
	Mở cửa! => đề nghị
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: Ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi (ơi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào… Dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói( người viết); xuất hiên chủ yêu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngông ngữ văn chương
 Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dâu chấm than

VD: Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu!
	
Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiêu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả …
 Ngoài những chức năng chính trên đây câu trần thuật còn dúng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… (vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác) 
 Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dâu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 Đây là kiểu câu co bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp

VD: Thế rồi Dế Choắt tắt thở.	=> dùng để kể

	









	Câu 3 : Đoạn văn nghị luận
1.Tôn sư trọng đạo
	Tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là 1 truyện thống vô cùng tốt đẹp của dân ta.1
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”2
1 chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy, thầy là người chỉ đường, vạch lối cho chúng ta.3 Vì thế công lao của thầy cô có thể so sánh với công ơn của cha mẹ.4 Bởi vậy “Tôn sư trọng đạo” không còn là vấn đề quan niệm sống hay là quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành 1 phạm trù đạo đức.5 
“Tôn sư trọng đạo”
“Sư” là thầy_“Tôn sư” là tôn trọng thầy ; “Trong đạo” là coi trong đạo đức làm người.6 Nó có ý nghĩa là người thầy có vị trí quan trọng trong việc giáo dục, nhắc nhở chúng ta phải biêt ơn, quý trọng thầy.7 Vì không có thầy thì không có hiểu biết về tri thức; không có thầy, không có sự nghiêp, không có công danh : “Không thầy đố mày làm nên”.8 Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những học sinh biết kính yêu, tôn trọng thầy, đã có không ít bạn quên đi đạo nghĩa “thầy – trò”.9 Chúng ta cần phải lên án những học sinh đó và tiếp tục phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.10

2.Tính kiên trì
Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình.1 Cha ông ta đã từng dạy :" Có công mài sắt có ngày nên kim ".2 (Sắt là một kim loại cứng nhưng nếu ra sức mài dũa lâu ngày thì có thể trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng).3) Từ việc mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đứa tính kiên trì.4 Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.5 Vậy tại sao phải kiên trì?6 Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được.7 Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phần đấu không ngừng, nếu nản lòng, chắc chắn chúng sẽ nhận được sự thất bại.8 Cuộc sống vẫn có những người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nản lòng như những người chỉ biết dựa vào sự giúp đỡ của người khác để nhận được thành công.9 Tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người, là học sinh chúng ta cần cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để thành công và giúp đất nước ngày càng phát triển.10

	3. Lòng khiêm tốn
	Trong cuộc sống, rất nhiều đức tính dẫn dắt ta đến thành công, và khiêm tốn là một trong số đó.1 Điển hình, khi ta trò chuyện với người khiêm tốn, ta luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và thú vị rất nhiều.2 Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm, chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình.3 Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người, họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập.4 Ngược lại, càng muốn chứng tỏ mình với mọi người, khoe khoang những gì mình có và chê bai người khác, ta sẽ nhận được kết quả ngược lại.5 Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.6 Từ đó, ta nhận biết được muốn tạo được ấn tượng đẹp đẽ trong mắt người khác, ta phải khiêm tốn.7 Ta phải lắng nghe người khác góp ý về mình, luôn học hỏi những điều hay, điều tốt của mọi người xung quanh là cố gắng thực hiện theo.8 Hãy rèn luyện tính khiêm tốn trở thành một thái độ sống và phát huy nó trong những mối quan hệ hằng ngày.9

	Câu 3 : Bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh
Bài làm
	Thương cảng Hội An với tên gọi xưa kia là cảng Ðại Chiêm được hình thành khi những thương gia nước ngoài, nhất là người Nhật Bản và người Trung Quốc từng bước thiết lập cơ ngơi để sinh sống cũng như buôn bán lâu dài.  	Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca Bài Chòi, Hò Khoan, Giã Gạo...vẳng lên từ con thuyền đậu dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố ...Thị xã nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam này từng là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hoá lớn trong lịch sử dân tộc Việt. 
 	Giờ đây, du khách tới Hội An, ngoài việc khám phá sự bình dị, chân thật trong tâm hồn người dân phố Hội, sẽ mất nhiều thời gian chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và tĩnh lặng của các mái ngói phủ rêu xanh mướt và nét chạm trổ tinh vi trong những căn nhà gỗ đã tồn tại từ hơn ba trăm vòng quay xuân hạ thu đông.
Bước chân vào khu phố cổ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một thế giới biệt lập, không có tiếng động cơ gầm rú cũng chẳng có những thương hiệu rực rỡ đèn màu. Tất cả đã lùi xa sau lưng, cả không gian và thời gian đều lắng đọng trong những nếp nhà gỗ cổ xưa. Ðặc biệt, khu phố cổ mang một vẻ lãng mạng, sâu lắng và bình yên dưới ánh đèn lồng huyền ảo mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Xưa kia, nếu như người Việt quen dùng đĩa đèn dầu lạc, thì người Nhật Bản và Trung Hoa đã đưa tới Hội An thói quen sử dụng đèn lồng.
Sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện từ mùa thu năm1998 đã mang lại hiệu quả không ngờ ngay từ buổi đầu tiên. Vào mỗi đêm 14 âm lịch, mọi sinh hoạt của thị xã bình yên này được quay trở về với tập quán của hơn 300 năm trước, và khu phố cổ nằm trong giới hạn của bốn con đường Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Bạch Ðằng đã hàng loạt tắt đèn và treo trước hiên nhà những ngọn đèn lồng huyền ảo.
Ánh sáng của đèn lồng mờ dịu và phảnh phất dấu ấn của thời gian xưa cũ. Những chiếc đèn tròn, lục lăng theo phong cách Trung Hoa treo dưới mái hiên và hai bên cửa ra vào, đèn quả trám hoặc ống dài kiểu Nhật Bản, đèn trụ vuông, đèn quả trám to nhỏ các cỡ... tất cả đã tạo lên một thế giới lung linh, huyền ảo. Trong đêm hoa đăng, phố cổ đã tự nguyện ngừng sử dụng các thiết bị điện như TV, đèn đường, đèn neon... nhưng người dân Hội An không thấy đó là điều bất tiên cho cuộc sống của mình.
Trong ngôi nhà cổ rêu phong, bóng người phụ nữ áo dài thời trước cặm cụi làm việc dưới ánh đèn lồng được tạo thành từ chiếc nơm cá giản dị, bên vỉa hè, hai người già râu tóc bạc phơ đang chìm đắm vào suy nghĩ với ván cờ tướng thắp sáng bởi ngọn nến lung linh... Dường như con người đang được sống với dĩ vãng khi mà những phiền toái của cuộc sống hiện tại chưa hiện hữu.
Trong bầu không khí cổ tích đó, hãy kiểm nghiệm sự hiện hưu bằng việc nếm một vài món ăn phong vị xứ Quảng như bánh Bo, bánh Vạc, Cao lầu tại các nhà hàng còn giữ nguyên hình ảnh đầu thế kỷ. Tại tiệm ăn FaiFo trên đường Trần Phú, những chiếc đèn lồng nhỏ xíu hình dáng cổ điển chiếu một nguồn ánh sáng vàng ấm áp, hoà điệu cùng cặp đèn lớn có dán lời cầu ước chữ Hán theo phong tục cổ xưa trước mái hiên. Ðộc đáo hơn là cách bài trí của tiệm cafe có tên "Treated". Tại đây, người chủ đã khoét thủng trần gỗ và lồng vào những chiếc rá tre vo gạo bình dị. Hàng lỗ thủng đều đặn của rá tre đã tạo ra một nguồn ánh sáng ngộ nghĩnh và độc đáo. 
Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn lồng làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là màu đỏ may mắn, màu vàng tươi vui, màu gấm huyết diụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn lồng có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.

Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo... vẳng lên từ con thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố... tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.


File đính kèm:

  • docxDE CUONG THI ON GHKIIvan.docx
Đề thi liên quan