Đề đề nghị thi học kì I,năm học 2009-2010 môn: sinh học lớp 7

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề đề nghị thi học kì I,năm học 2009-2010 môn: sinh học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH MINH
TRƯỜNG THCS ĐÔNG THÀNH
ĐỀ ĐỀ NGHỊ THI HỌC KÌ I,NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Sinh học lớp 7
Phần biết: (4đ) Trắc nghiệm khách quan 
Câu hỏi 
Đáp án 
Ghi chú 
Câu 1: Đặc điểm chỉ có ở động vật không có ở thực vật:
A. Lớn lên và sinh sản	
B. Cấu tạo từ tế bào
C. Có hệ thần kinh và giác quan	 
D. Tự tổng hợp chất hữu cơ
Câu 2: . Nhờ đâu mà trùng roi xanh có màu xanh lá cây:
A. Sắc tố ở màng cơ thế	
B. Màu của các hạt diệp lục
C. Sự trong suốt của màng cơ thể	
D. Màu sắc của điểm mắt
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thủy tức:
A. Cơ thể đối xứng 2 bên 	
B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.
C. Bơi rất nhanh trong nước.	
D. Thành cơ thể có 3 lớp: Ngoài – Giữa – Trong.
Câu 4:Trùng biến hình di chuyển bằng:
A. Chân giả	B. Roi	
C. Lông bơi	D. Cơ thể
Câu 5.Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu?
A. Bạch cầu	B. Hồng cầu	
C. Tiểu cầu	D. Vòng cầu
Câu 6. Những đại diện nào thuộc ngành Ruột khoang
A. San hô, hải quỳ, trùng roi	
B. Sứa, thuỷ tức, trùng đế già
C. Thuỷ tức, sứa, san hô,hải quỳ.	
D. Sứa, trùng biến hình, hải quỳ.
Câu 7.Nơi sống của giun đũa là:
A.Ruột non người	B. Ruột già người 	
C. Tá tràng người	D. Rễ lúa
Câu 8. Ông Đacuyn đã so sánh sinh vật nào như “ chiếc cày sống”?
 A.Giun đũa	B.Giun đất	
 C.Giun kim 	D.Giun tròn
Câu 9: Tế bào gai của thủy tức có vai trò:
A. Tham gia vào di chuyển cơ thể	
B. Là cơ quan sinh sản
C. Tự vệ, tấn công, bắt mồi	
D. Tham gia vào di chuyển và sinh sản.
Câu 10: Bệnh sốt rét hay có ở miền núi là vì:
A. Mật độ dân cư thưa	
B. Xa các trung tâm y tế. 
C. Có nhiều vùng lầy,nhiều cây cối rậm rạp…	
D. Thiếu điều kiện chữa trị.
Câu 11: Cành san hô dùng để trang trí là bộ phận 
A. Thịt san hô	
B. Khung xương bằng đá vôi của san hô
C. Lớp ngoài và lớp trong của san hô	
D. Vỏ san hô
Câu 12.Tôm hô hấp bằng:
A.Mang B.Phổi	
C.Oáng khí D. Mang và ống khí
Câu 1:C
Câu 2: B
Câu 3: B
Câu 4:A
Câu 5.B
Câu 6. C
Câu 7.A
Câu 8. B
Câu 9: C
Câu 10: C
Câu 11: B
Câu 12: A
Phần hiểu: (4đ) Có thể cho trắc nghiệm hoặc tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 1:Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào? (1đ)
Câu 2: Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào? (3đ)
Câu 1: Châu chấu hô hấp bằng ống khí còn tôm hô hấp bằng mang.
Câu 2:
-Giống thực vật ở các đặc điểm: (1,5đ)
+Có cấu tạo từ tế bào,cũng gồm: nhân,chất nguyên sinh,có hạt diệp lục.
+Có sự lớn lên và sinh sản.
+Hình thức dinh dưỡng:tự dưỡng.
-Khác thực vật ở các đặc điểm: (1,5đ)
+Cấu tạo tế bào có thêm điểm mắt,có roi.
+Di chuyển.
+ Hình thức dinh dưỡng:dị dưỡng.
Phần vận dụng: (1đ) tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 15: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước? 
Câu 15: Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa:Trai dinh dưỡng theo cơ chế lọc từ nước,góp phần lọc sạch môi trường nước.
Phần nâng cao: (1đ) tự luận
Câu hỏi
Đáp án
Ghi chú
Câu 16:Dựa vào đặc điểm nào của tôm,người dân địa phương em có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
Câu 16:Tôm có đôi mắt tinh tường và đôi râu nhạy cảm nên ngư dân bắt tôm bằng mồi có muì thính thơm,có khi bẫy tôm ban đêm bằng ánh sáng.
 GV ra đề GV phụ trách bộ môn Hiêu trưởng

File đính kèm:

  • docDe thi HK10910 Sinh 7.doc
Đề thi liên quan