Đề giao lưu học sinh giỏi cấp trường Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Gia Thắng

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi cấp trường Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Gia Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học
gia thắng
Đề giao lưu học sinh giỏi lớp 4
năm học 2008-2009
(Thời gian làm bài 90 phút)
Kiểm tra: Ngày 14 tháng 4 năm 2009
Họ tên giáo viên chấm:
...................
Kết quả kiểm tra
Số phách
Bằng số
Bằng chữ
Họ và tên học sinh: .Lớp:..
Phần 1: trắc nghiệm : 
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Nguyên nhân Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa là:
Thi sách ( chồng của bà Trưng Trắc) bị Tô Định bắt và giết hại.
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để trả thù nhà.
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa do căm thù quân xâm lược.
Câu 2: Khoảng 700 năm trước công nguyên, nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời và lấy tên gọi là gì?
	A. Nước Âu lạc	B. Nước Đại Việt	
C. Nước Văn Lang	D. Nước Việt Nam
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa do Triệu Quang Phục lãnh đạo diễn ra vào năm 
	A. Năm 40	B. Năm 248	C. Năm 938	D. Năm 550
Câu 4: Nước ta kết thúc hoàn toàn thời kỳ đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở đầu cho thời kì độc lập lâu dài dưới thời vua nào:
	A. Hai Bà Trưng	C. Ngô Quyền
	B. Đinh Tiên Hoàng	D. Mai Thúc Loan
Câu 5: Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi Hoàng đế đã lấy tên gọi khác là:
	A. Đinh Bộ lĩnh	 B. Đinh Tiên Hoàng	C. Đinh Toàn	D. Đinh Liễn
Câu 6: Ngày nay, đền thờ vua Đinh - Lê được xây dựng ở địa phương nào?
	A. Gia Viễn - Ninh Bình	B. Hoa Lư - Ninh Bình
	C. Phong Châu - Phú Thọ	D. Hà Nội
Câu 7: Dưới thời Lý chùa được xây dựng vào việc gì?
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư
Chùa là nơi tổ chức lễ bái của đạo phật
Chùa là trung tâm văn hoá của làng xã
Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, nơi tổ chức lễ bái của đạo phật, là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng
Câu 8: Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là:
	A. Nho giáo	 	B. Phật giáo	C. Thiên chúa giáo
Câu 9: Bộ “ Đại Việt sử kí toàn thư”của ai?
	A. Nguyễn Trãi	 B. Trần Hưng đạo	 C. Ngô Sĩ Liên	D. Nguyễn Du
Câu 10: Khi Quang Trung dẫn quân ra Thăng Long đánh quân Thanh, ông đã cho quân sĩ ăn tết vào 20 tháng chạp tại Ninh Bình, vùng đất đó là:
	A. Tam cốc	B. Tam Điệp	C. Gián Khẩu 	D. Trường Yên
Câu 11: Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một trong dãy núi ở phía Bác nước ta và có độ dài khoảng:
A. 100 km	B. 1000 km	C. 150 km	D. 180 km
Câu 12: Chợ phiên ở dãy núi Hoàng Liên Sơn không chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà còn là nơi:
	A. Ném còn, đánh quay	B. Gặp gỡ , kết bạn của nam nữ thanh niên
	C. Cúng lễ của các gia đình	D. Trưng bày sản phẩm đẹp do người dân làm ra
Câu 13: Trung du Bắc Bộ là một vùng:
	A. Núi với đỉnh nhọn, sườn thoải	B. Núi với đỉnh tròn, sườn thoải
	C. Đồi với đỉnh nhọn, sườn thoải	D. Đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
Câu 14: Khí hậu ở Tây Nguyên là:
Có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô
Có 1 mùa rõ rệt: Mùa khô
Không chia theo mùa
Câu 15: Nhạc cụ độc đáo của người dân Tây Nguyên là:
	A. Trống, chiêng	B. Cồng, chiêng	C. Đàn ghi ta	 D. Nhà rông
Câu 16: Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
	A. Kon Tum	B. Đắc Lắk	C. Lâm Viên	 D. Di Linh
Câu 17: Đồng Bằng Châu Thổ Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của sông:
	A. Sông Hồng và sông Thái Bình	B. Sông Hồng và sông Cửu Long
	C. Sông Hồng và sông Hoàng Long	D. Sông Thái Bình và song Hởu
Câu 18: Lễ hội của người dân Đồng Bằng bắc Bộ thường được tổ chức vào:
	A. Mùa mùa xuân, mùa đông	B. Mùa hạ , mùa thu
	C. Mùa xuân , mùa thu	D. Các mùa trong năm
Câu 19: Hồ Hoàn Kiếm nằm ở thành phố nào?
	A. Hải Phòng	B. Hà Nội	C. Đà Nẵng	D. Hồ Chí Minh
Câu 20: Chợ nổi trên sông là nét độc đáo của vùng.
	A. Đồng Bằng Bắc Bộ	B. Đồng Bằng Sông Hồng
	C. Đồng Bằng Trung Du Bắc Bộ	D. Đồng Bằng sông Cửu Long
Câu 21: Dòng nào là từ láy?
Thầm thì, nô nức, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Thầm thì, nô nức, cheo leo, bờ bãi
Thầm thì, nô nức, nhũn nhặn cheo leo
Nô nức, bờ bãi, dẻo dai, thầm thì
Câu 22: Chủ ngữ trong câu “ Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp” là:
	A. Quân	B. Quân trên tàu	
C. Quân trên tàu trông	D. Quân trên tàu trông thấy tôi
Câu 23: Từ “ bồng “ đồng nghĩa với từ nào ?
	A. Xách	B. Nắm	C. Bế	D. Cầm
Câu 24: ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đầy tin tưởng
	 Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề.
	 	( Vích - to - huy - gô )
Tác giả quan sát cảnh vật khi viết 2 câu văn miêu tả trên bằng cách gì?
Mắt nhìn, mũi ngửi.
Mắt nhìn, mũi ngửi, da cảm nhận.
Mắt nhìn, mũi ngửi, miệng nếm.
Mắt nhìn, mũi ngửi, miệng nếm, da cảm nhận.
Câu 25: Trong các từ sau từ nào là từ ghép:
	A. nhấp nháy	B. hiu hiu	C. đen đủi	D. bến bờ
Câu 26: Câu “ Đó là cây bàng kỉ niệm” trong câu trên từ “ kỉ niệm” thuộc từ loại nào?
	A. Danh từ	B. Động từ	C. Tính từ	D. Không là gì?
Câu 27: Câu: “Bố tôi say sưa kể chuyện.” Thuộc kiểu câu.
	A. Ai là gì?	B. Ai làm gì	C. Ai thế nào?
Câu 28: Bà mình mới ở quê ra
Bà cho cả bưởi cả na đi cùng
áo bà xe cọ lấm lưng
Bưởi, Na bà bế bà bồng trên tay.
Đoạn thơ trên dùng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. Nhân hoá	B. So sánh	C. So sánh và nhân hoá
Câu 29: Động từ nào (trong đoạn thơ ở câu 28) cho biết bà nâng niu Bưởi, Na như nâng niu em bé?
	A. đi, cọ	B. đi, bế	C. cọ, bồng	D. bế, bồng
Câu 30: Dòng nào gồm những động từ?
A. đu đưa, bơi,xinh, đi, hái, ngắt, bó, bọc,đọc, xem, ngủ, mênh mông,nhìn 
B. đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó, đọc, xem, ngủ , nhìn.
C. đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt,bóng, bó, bọc,đọc, xem, ngủ, mênh mông
D. đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó, bọc,đọc, xem, ngủ, mênh mông,làm
Câu 31: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào có giá trị bé nhất
	A. - 	B. - 	C. - 	D. + 
Câu 32: Giá trị của biểu thức: + x 4 là:
	A. 1	B. 2	C. 	D. 
Câu 33: Một máy tiện từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ tiện được 15 sản phẩm. Như vậy, trung bình một sản phẩm máy đó tiện trong bao nhiêu thời gian.
	A. 10 phút	B. 12 phút	 C. 14 phút	 D. 30 phút
Câu 34: Số gồm có 6 chữ số 5 chia hết cho:
	A. 2 và 3	B. 3 và 9	C. 2 và 5	D. 3 và 5
Câu 35: Để x 37 chia hết cho 3 thì a nhận giá trị là
	A. 0,3,6	 B. 0,2,4	 C. 3,5,7	 D. 4,6,8
Câu 36: Chi tâm có 42 quyển vở, chị cho Lan số vở. Hỏi chị Tâm còn lại mấy quyển vở?
	A. 12 quyển	 B. 9 quyển	C. 42 quyển	 D. 30 quyển
Câu 37: Tìm x biết: = 
	A. x = 9	B. x = 15	C. x = 3	D. x = 5
Câu 38: Trung bình cộng của 5 ; 10 ; 15; 20; 25. là:
	A. 10	B. 15	C. 20	D. 25
Câu 39: Hai số chẵn liên tiếp có tổng là 282. Vậy hai số đó là:
	A. 144 và 138	 B. 138 và 140	 C. 140 và 142	D. 142 và 144
Câu 40: Hai số có hiệu là 380. Nếu bớt số thứ nhất đi 10 đơn vị và bớt số thứ hai 10 đơn vị thì khi đó hiệu 2 số bằng:
	A. 360	B. 370	C. 380	D. 390
II: Phần II: Tự Luận
Câu 1: a) Hãy so sánh các phân số sau bằng hai cách
 và 
b) Tính bằng hai cách
	 x ( - )
Câu 2: Cả 3 khối: Khối 3, Khối 4, Khối 5 của một trường Tiểu học, cùng quyên góp được 620 quyển vở giúp các bạn học sinh nghèo. Khối lớp 3 quyên góp ít hơn 2 khối lớp 4 và khối 5 là 420 quyển, khối lớp 5 quyên góp nhiều hơn số vở của khối lớp 4 là 20 quyển. Hỏi mỗi khối lớp quyên góp được bao nhiêu quyển vở cho học sinh nghèo?
Câu 3: Trong bài “ Bè xuôi Sông La” nhà thơ Vũ Duy Thông Viết
 Sông La ơi sông la
Trong veo như ánh mắt
 Bờ tre xanh im mát
 Mươn mướt đôi hàng mi
Đoạn thơ trên tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ rõ cách dùng biên pháp nghệ thuật đó? qua đoạn thơ giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?
Câu 4: Cái trống là người bạn đồng hành trong mỗi trường học. Em hãy tả lại người bạn đồng hành đó.

File đính kèm:

  • docGiao luu lop 4(08-09).doc
  • docDap an 1,2,3 nam hoc 2008- 2009.doc