Đề giao lưu học sinh giỏi môn: ngữ văn 6 Trường THCS Quảng Lợi
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi môn: ngữ văn 6 Trường THCS Quảng Lợi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS quảng lợi -------***------- đề giao lưu học sinh giỏi Môn: Ngữ văn 6 ( Thời gian làm bài: 150 phút) Phần I: Trắc nghiệm ( 4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A, B, C, D vào câu trả lời đúng nhất. “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thành niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phành phạch vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” ( Trích SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 2: Ngôi kể trong đoạn văn là ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai Câu 3: Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai? A. Người kể chuyện C. Dế Mèn B. Tô Hoài D. Vừa là Dế Mèn vừa là Tô Hoài Câu 4: Thứ tự kể, tả đoạn văn là A. Từ khái quát đến cụ thể B. Lần lượt từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn C. Từ ngoài vào trong D. Vừa tả khái quát, vừa cụ thể, lần lượt tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn. Câu 5: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy? A. Ba từ B. Bốn từ C. Năm từ D. Sáu từ Câu 6: Trong đoạn văn: “ Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thành niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt” có mấy cụm danh từ? A. Một cụm B. Hai cụm C. Ba cụm D. Bốn cụm Câu 7: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài đã sử dụng trong đoạn văn trên là? A. Liệt kê B. So sánh C. Nhân hóa D. Vừa so sánh, vừa nhân hóa Câu 8: Văn bản nào là văn bản nhật dụng? A. Bài học đường đời đầu tiên C. Động Phong Nha B. Lòng yêu nước D. Cây tre Việt Nam Phần II: Tự luận ( 16 điểm) Câu 1 (2điểm): So sánh sự giống và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Câu 2 (14điểm): Đã bao lần nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Hãy nhớ và tả lại một lần như thế. =====Hết===== Trường THCS quảng lợi -------***------- Hương dẫn chấm Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm ( 4, 0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C D D C D C Phần II: Tự luận ( 16 điểm) Câu 1: (2điểm) - Nêu được sự giống nhau (1,0điểm) + Đều là sự chuyển đổi cách gọi tên - Nêu được sự khác nhau (1,0điểm) + ẩn dụ là chuyển đổi tên gọi dựa trên sự tương đồng + Hoán dụ là chuyển đổi tên gọi dựa trên mỗi quan hệ gần gũi. Câu 2: (14điểm) +) Mở bài ( 3,0 điểm): - Lý do nhớ lại,… - Giờ nào? Cô giáo nào? Dạy môn gì? bài gì?,… +) Thân bài ( 7,0 điểm): - Hình dáng, lời nói, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cô khi giảng bài ( 3,5 điểm) - Quá trình diễn tiến của tiết học, ấn tượng sâu đậm nhất ( 3,5 điểm) +) Kết bài: Tâm trạng, cảm nghĩ của em khi nhớ lại buổi học đó (3,0 điểm) +) Hình thức trình bày: (1điểm) Yêu cầu bài làm gồm đầy đủ 3 phần, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. Người ra đề Triệu Thị Minh Thanh
File đính kèm:
- De giao luu HSG ngu van 6(2).doc