Đề giao lưu học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi - Môn: Sinh học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD huyện Đầm Hà
Trường THCS Quảng Lợi
Đề giao lưu học sinh giỏi
Năm học 2007 - 2008
Môn: Sinh học 8
Thời gian làm bài 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm
Câu I. (3điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
1. Cho công thức công của cơ như sau:
A = F x S
A(jun): Công của cơ.
F(N): Lực tác dụng vào vật. (F=m.g=m.10m/s2)
M(Kg): Khối lượng của vật.
s(mét): Độ dài quãng đường
Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng các 10mét thì công của cơ là bào nhiêu?
a. 50jun
b. 100jun
c.500jun
1000jun
2. Căt tiết vịt vào 2 chén để làm tiết canh.
- Chén 1: dùng đũa khuấy đều và lấy ra những tơ máu bám vào đũa.
- Chén 2: để yên (không dùng đũa khuấy).
2.1.Chén nào làm tiết canh được? Vì sao? 
a. Chén 1 vì máu không đông.
b. Chén 1 vì máu đông
c. Chén 2 vì máu không đông
d. Chén 2 vì máu đông
2.2. Chén nào không làm tiết canh được? Vì sao?
a. Chén 1 vì máu không đông
b. Chén 1 vì máu đông
c. Chén 2 vì máu không đông
d. Chén 2 vì máu đông
3. Hãy điền từ và các cụm từ vào các số trong bảng sau cho hợp lí.
Ngoài
Phân biệt theo cấu tao
Chức năng
 .(b) 	Chất xám 
Ngoài
.(a).
 Tuỷ 	(c)	
(e)
(Hoạt động có ý thức)
 Các dây thần kinh não, tuỷ
(d)
	Hạch thần kinh
(f)
(Hoạt động không có ý thức)
Phần II. Tự luận
Câu II. (4điểm). Hãy giải thích cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hoá học của tế bào?
Câu III. (4điểm). Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó? Hãy so sánh miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
Câu IV. (4điểm). Nêu khái quát các bộ phận của hệ cơ quan tiêu hoá. Hãy phân tích để chứng minh rằng có sự phân công chức năng và thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá của hệ cơ quan tiêu hoá.
Câu V. (5điểm). Giải thích cấu tạo và chức năng của tiểu não. So sánh tiểu não với tuỷ sống về cấu tạo và chức năng.
=====Hết=====
Người ra đề
Đặng Hải Trần
Phòng GD huyện Đầm Hà
Trường THCS Quảng Lợi
Đáp án biểu điểm 
Môn: Sinh học 8
Đáp án
Biểu điểm
Phần I
Câu I.(3điểm) 
1) c
2) 2.1. a 
 2.2. d
3) 
a. Bộ phận trung ương
b. Não
c. Chất trắng
d. Bộ phận ngoại biên
e. Hệ thần kinh vận động
f. Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Phần II. Tự luận
Câu II. (4điểm). Cấu tạo và chức năng của mỗi thành phần hoá học của tế bào:
1. Chất hữu cơ:
Gồm có prôtêin, gluxit, lipít, axits nuclêic. Mỗi thành phần này có cấu tạo và chức năng sau:
a. Prôtêin:
- Cấu tạo phức tạp gồm các nguyên tố: Các bon, hiđrô, ôxi, nitơ, lưu huỳnh, phốt pho. Trong đó nitơ là nguyên tố đặc trưng.
- Prôtêin có chức năng chủ yếu là tham gia xây dựng các thành phần của tế bào và cơ thể.
b. Gluxit:
- Cấu tạo từ 3 nguyên tố là cácbon, hiđrô và ôxi.
- Gluxit có chức năng chủ yếu là tham gia vào việc tạo năng lượng cho hoạt động của tế bào và cơ thể.
c. Lipit:
- Lipit được cấu tạo từ 3 nguyên tố các bon, hiđrô và ôxi nhưng lượng ôxi ít hơn nhiều so với hàm lượng ôxi có trong gluxit.
- Lipit có chức năng tạo năng lượng và là chất dự trữ của tế bào.
d. Axit nuclêic:
- Axit nuclêic gồm 2 loại là AND (axit đêôxiribônuclêic) và ARN (axit ribônuclêic). Axit nuclêic tham gia vào chức năng di truyền cho tế bào và cơ thể.
2. Chất vô cơ:
Bao gồm các loại muối khoáng chứa các nguyên tố như canxi, kali, natri, sắt, đồng
Muối khoáng tham gia thực hiện chức năng của tế bào và cơ thể.
Câu III (4điểm)
*) Văcxin là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đo đã được làm yếu dùng tiêm vào cơ thể người đê tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó.
*) Giải thích:
a) Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì:
 Độc tố của vi khuẩn là kháng nguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không dủ khả năng gây hại. Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy.
b) Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó có thể có khả năng miễn dịch bệnh đó vì:
Khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độ tố. Độc tố là kháng thể kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại. Nếu cơ thể sau đó khỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh đó.
*) Miễn dịch tự nhiện giống và khác miễn dịch nhân tạo:
1. Giống nhau: Đều là khả năng của cơ thể chống lại sự mắc phải một hay một số bệnh nào đó.
2. Khác nhau:
- Miễn dịch tự nhiên là miễn dịch có được sau khi cơ thể bị mắc một bệnh nào đó và tự khỏi.
- Miễn dịch nhân tạo là miễn dịch có được sau khi cơ thể được tiêm văcxin phòng bệnh.
Câu IV (4điểm)
*) Khái quát về các bộ phận của hệ cơ quan tiêu hoá:
Hệ cơ quan tiêu hoá bao gồm 2 bộ phận là ống tiêu hoá (đường tiêu hoá) và tuyện tiêu hoá.
- ống tiêu hoá: lần lượt từ ngoài vào trong và từ trên xuống, ống tiêu hoá gồm các cơ quan là: Miệng, thực quản, dạ day, ruột non, ruột già.
- Tuyến tiêu hoá: bào gồm các tuyến: 3 đôi tuyến nước bọt tiết dịch nước bọt vào miệng, tuyến vị của dạ dày, tuyến gan, tuyến tuỵ và các tuyến ruột.
*) Chứng minh sự phân công chức phận giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá:
Sự phân công chức phận giữa 2 bộ phận trên thể hiện như sau:
a) ống tiêu hoá: Thực hiện chức năng:
- Biến đổi lí học thức ăn.
- Vận chuyển dần thức ăn qua các đoạn khác nhau của ốngl
Hai chức năng trên được thực hiện bởi các cơ trên thành ống tiêu hoá với sự tham gia của răng, lưỡi ở miệng.
b) Tuyến tiêu hoá:
Các tuyến tiêu hóa thực hiện chức năng biến đổi hoá học thức ăn. 
*) Sự thống nhất giữa ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá:
Giữa ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá có sự thốn nhất và hỗ trợ nhau trong hoạt động tiêu hoá thức ăn. Kết quả hoạt động của bộ phận này tạo điều kiện cho hoạt động của bộ phận còn lại. 
Ví dụ: 
- Thức ăn qua biến đổi lí học (nhai, trộn, co bóp) của ống tiêu hoá trở nên mêm, nhỏ hơn rất thuận lợi cho các enzim của dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến tiêu hoá biến đổi hoá học.
- Ngược lại hoạt động biến đổi hoá học của các tuyến tiêu hoá càng triệt để thì các sản phẩn dinh dưỡng đơn giản hấp thụ càng nhiều, cung cấp chất và năng lượng cho cơ thể nói chung, trong đó có ống tiêu hoá phát triển tốt.
Câu V. (5điểm)
1. Cấu tạo và chức năng của tiểu não:
a) Cấu tạo:
Tiểu não có cấu tạo gồm chất xám và chất trắng.
- Chất xám ở ngoài tạo thành lớp vỏ tiểu não
- Chất trắng ở phía trong, là các đương dẫn truyền nối vỏ não với tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh như tuỷ sống, trụ não, não trung gian, đại não.
b) Chức năng :
Tiểu não là trung khu của các phản xạ điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.
2. So sãnh tiểu não và tuỷ sống về cấu tạo và chức năng:
a) Giống nhau:
- Đều được cấu tạo từ chất xám và chất trắng.
- Chất xám gồm các thân nơron và sợi nhánh; chất trắng gốm sợi trục hợp thành các đường dẫn truyền.
- Đều thực hiện 2 chức năng: điều khiển phản xạ và dẫn truyền xung thần kinh.
- Đều là trung khu của các phản xạ không điều kiện.
b) Khác nhau:
Tiểu não
Tuỷ sống
Cấu tạo
Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong
Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài.
Chức năng
Là trung khu của các phản xạ điều hoà, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể
Là trung khu của một số phản xạ không điều kiện khác.
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.75điểm
0.75điểm
0.5điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.25điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.25điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
=====Hết=====

File đính kèm:

  • docDe giao luu HSG Sinh 8.doc
Đề thi liên quan