Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hà Trung

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hà Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG 	ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 4
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN 	BẬC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT
 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1.5 điểm) Ghi lại những từ viết đúng chính tả trong số các từ sau:
đường sá, đường xá, phố sá, phố xá, chung kết, trung kết, sởi lởi, xởi lởi, làm nên, làm lên, sắp xếp, xắp xếp, trân trọng, chân trọng, chân thành, trân thành, ý chí, ý trí, xứ sở, xứ xở.
Câu 2: ( 1.5 điểm) Cho các câu văn sau:
Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. Lá thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. Xen vào giữa đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.
Tìm từ ghép trong các từ in đậm, rồi xếp thành hai loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại.
Tìm từ láy trong các từ in đậm, rồi xếp thành ba loại: từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy cả âm đầu và vần.
Câu 3: (4. 5 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Câu 4: (3 điểm) a. Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
- Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường.
- Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Năm chở thương binh lặng lẽ trôi. 
 b. Trong câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
Câu 5: (2 điểm)
	Ca ngợi tình thương của con người, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký viết bài thơ Em thương như sau:
	Em thương làn gió mồ côi
	Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
	Em thương sợi nắng đông gầy
	Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
	Hình ảnh làn gió mồ côi và sợi nắng đông gầy gợi cho em nghĩ đến những con người như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được điều gì?
Câu 6: (7 điểm) Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả lại một cây đã từng để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong em.
PHÒNG GD&ĐT HÀ TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI 
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN 	LỚP 4 BẬC TIỂU HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT
Câu 1: (1.5 điểm) Ghi đúng 10 từ, mỗi từ cho 0,15 điểm.
Đó là các từ: đường sá, phố xá, chung kết, xởi lởi, làm nên, sắp xếp, trân trọng, chân thành, ý chí, xứ sở.
Câu 2: ( 1.5 điểm)( Đúng mỗi từ cho 0.15 điểm)
Từ ghép
Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Núi đồi, làng bản.
Từ ghép có nghĩa phân loại: cánh hoa, xanh um.
Từ láy:
Từ láy âm đầu: khẳng khiu, vi vu, trong trẻo.
Từ láy vần: lấm tấm, lơ thơ.
Từ láy cả âm đầu và vần: Chốc chốc.
Câu 3: ( 4.5 điểm)
Tìm danh từ, động từ, tính từ:(3.5 điểm đúng 1 từ: 0.1 điểm – không tính từ lặp lại)
Danh từ: mặt, Minh, đầm, sen, bông, sen, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen, bác, bông, ( từng)bó, chiếc , lá, lòng, thuyền.
Động từ: đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó( thành), bọc, để. 
Tính từ: rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhè nhẹ.
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.( mỗi câu đúng: 0.25 điểm)
Trước mặt Minh, đầm sen thế nào?
Cái gì khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt?
Giữa đầm, ai đang bơi thuyền đi hái hoa sen?
Bác làm gì?
Câu 4: (3 điểm)
a. Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu như sau: ( mỗi câu đúng được 1 điểm)
Khi một ngày mới bắt đầu,/ tất cả trẻ em trên thế giới //đều cắp sách tới trường.
	TN	CN	VN
Trong đêm tối mịt mùng,/ trên dòng sông mênh mông, /chiếc xuồng của má 
	TN1	TN2	CN
Năm chở thương binh// lặng lẽ trôi. 
	VN
b. Câu có thể sửa lại như sau: (1 điểm)
Bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.(Lược bỏ từ Hình ảnh) 
Câu 5: (2 điểm)
	Tác giả Nguyễn Ngọc Ký đã đề cập đến hình ảnh “ ngọn gió” mà cũng “mồ côi”! (0.25 điểm)
	Nhưng ở đây tác giả đâu chỉ nói về ngọn gió. Mà còn muốn nói về con người nữa. Nếu “làn gió mồ côi” “không tìm thấy bạn”, “vào ngồi trong cây thì cũng giống như em bé mồ côi kia sống lang thang một mình không tìm thấy bạn bè, người thân đang buồn bã ngồi ở một xó nào đó ở đầu đường, cuối chợ hay ở một xó nhà vắng vẻ nào đó  . (0.5 điểm) “Còn sợi nắng đông gầy” “run run ngã giữa vườn cây cải ngồng” cũng giống như một em bé ( thậm chí một cụ già, ) ốm yếu , ngã giữa một vườn hoa vắng người .(0.5 điểm)
Bài thơ chỉ có bốn câu mà để lại một nỗi buồn thương sâu xa. (0.25 điểm)
	Ở đời, ta cũng phải biết buồn thương, người mà không biết buồn thương, thông cảm với những nỗi đau khổ của người khác và của chính mình thì còn đâu là người. (0.5 điểm)
Câu 6: (7 điểm) Tuổi thơ của em thường có những kỉ niệm gắn với một loài cây. Hãy tả lại một cây đã từng để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong em.
* Yêu cầu chung:
	- Bài viết có độ dài khoảng 20 - 25 dòng. Viết đúng thể loại văn miêu tả ( Tả cây cối).
	- Tả một cây đã từng để lại những ấn tượng ( kỉ niệm) đẹp đẽ trong em. ( Cần chọn tả một cây gắn với kỉ niệm đẹp, chứa đựng tình cảm của riêng em; có thể là cây ở bất kì nơi nào, là cây hoa hay cây cho bóng mát, cây ăn quả,  miễn sao để lại ấn tượng đẹp đẽ trong em).
	- Tả cây gắn với kỉ niệm của tuổi thơ và bộc lộ tình cảm của em.
* Dàn ý tham khảo:
Mở bài: Giới thiệu ( hoặc tả bao quát) cây cho bóng mát do em chọn tả( Ví dụ: Cây gì? Trồng ở đâu, từ bao giờ? Thoạt nhìn có gì nổi bật? )
Thân bài: 
Tả từng bộ phận của cây:
VD: Rễ cây, gốc cây, vỏ cây, thân cây thế nào? Cành, lá, ( hình dáng, màu sắc, đặc điểm, )? ( hoặc hoa, quả, ..)
- Có thể miêu tả vài yếu tố liên quan đến cây ( VD: gió, chim chóc, vật đặc biệt cây đó đối với em như thế nào?
- Tả cây gắn với kỉ niệm của tuổi thơ và bộc lộ tình cảm của em.
Kết bài: Nêu ích lợi của cây hoặc cảm nghĩ của em về những nét độc đáo của cây, liên tưởng đến sự việc hay kỉ niệm của em gắn với cây,
	- Bài viết diễn đạt đúng trọng tâm của đề, dùng từ ngữ giàu hình ảnh và gợi tả làm cho bài văn sinh động; lời văn trôi chảy, trong sáng, rõ ý; kết cấu chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả thông thường cũng như mắc lỗi về từ và câu.
* Thang điểm:
	- Điểm 6-7: Bài viết đúng thể loại, đúng trọng tâm bài tả; không sai lỗi chính tả; câu văn có hình ảnh sinh động.
	- Điểm 4- dưới 6: Bài viết đúng thể loại; đúng trọng tâm bài tả, câu văn có hình ảnh hay, sai 1-2 lỗi chính tả.
	- Điểm 2- dưới 4: Bài viết đúng thể loại, nội dung tốt, ý tốt, sai 3- 4 lỗi chính tả (Bài văn có đủ ba phần).
	- Điểm 1-2: Bài viết đúng thể loại, đủ ba phần. Ý mỗi phần có thể thiếu một vài ý nhỏ, câu văn viết ít có hình ảnh sinh động, sai 5-6 lỗi chính tả. 
	- Điểm 0-1: Bài viết đúng thể loại, chưa đủ ba phần. Ý của mỗi phần chưa tốt, câu văn dài. Sai nhiều lỗi chính tả.
Chú ý khi chấm tập làm văn:
Những bài làm có ý tưởng độc đáo, sáng tạo, viết chữ đẹp: không nhất thiết phải theo khung mẫu trên, giám khảo nên đánh giá cao bài viết.
Tuỳ theo mức độ bài làm cụ thể mà giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm một cách linh hoạt.
* Điểm chữ viết và trình bày toàn bài: 0.5 điểm
Gv : Nguyễn Thị Hương
BGH duyệt:

File đính kèm:

  • docDE GLHSG LỚP 4.doc
Đề thi liên quan