Đề Hoá Học đề xuất thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007- 2008 Trường THCS Hà Thái

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Hoá Học đề xuất thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007- 2008 Trường THCS Hà Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề hoá học đề xuất thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 2007- 2008
Trường thcs hà thái
 I. trắc nghiệm khách quan: (6 điểm)
Câu 1:(6 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng.
1.Khí X có tỉ khối đối với Oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí X người ta thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Công thức phân tử của khí X là:
 A.SO2 B.SO3
 C.H2S D.trường hợp khác
2.Ôxít cao nhất của kim loại R chứa 52,94% khối lượng R. Công thức phân tử của oxít là:
 A.Fe2O3 B.Cr2O3
 C.Al2O3 D.Fe3O4
3.Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại.Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư có khí bay lên.Thành phần chất rắn D là:
 A: Al; Fe và Cu B: Fe; Cu và Ag
 C: Al; Cu và Ag D: Kết quả khác
 II. Tự luận: (14 điểm)
 Câu 2: (3 điểm) Nêu hiên tượng, giải thích ngắn gọn và viết các phương trình phản ứng (nếu có) cho các thí nghiệm sau:
Sục khí CO2 vào nước có nhuộm quỳ tím,sau đó đun nhẹ 
Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4
Cho từ từ dung dịch HCl đặc tới dư vào cốc đựng thuốc tím.
Câu 3: (3 điểm) Có hỗn hợp các oxít: SiO2;Fe2O3 và Al2O3. Hãy trình bày phương pháp hoá học để lấy được từng oxít nguyên chất.
Câu 4: (2 điểm) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
FeS2 Fe2O3 Fe2(SO4)3 FeSO4 Fe(NO3)2 Fe(NO3)3
Câu 5: (6 điểm) Trộn m gam bột sắt với p gam bột lưu huỳnh rồi nung ở nhiệt độ cao (không có oxi) thu được hỗn hợp A.Hoà tan hỗn hợp A bằng dung dịch HCl dư ta thu được 0,8 gam chất rắn B, dung dịch C và khí D.Cho khí D (có tỉ khối hơi so với hiđrô bằng 9) sục rất từ từ qua dung dịch CuCl2(dư) thấy tạo thành 9,6 gam kết tủa đen.
a.Tính khối lượng m, p
b. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí rồi lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
 Đáp án đề hoá học đề xuất thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2007-2008 
 Trường THCS Hà Thái
trắc nghiệm khách quan: (6 điểm)
Câu 1: (6 điểm)
1.(2 điểm) - Đáp án C
2. (2 điểm) - Đáp án C
3. (2 điểm) - Đáp án B
 II. Tự luận: (14 điểm)
 Câu 2: (3 điểm)
 a.(1 điểm) - Quỳ tím chuyển thành màu hồng, sau đó lại chuyển thành màu tím như ban đầu khi đun nóng (0,5 điểm)
 - PTPƯ: CO2(k) + H2O(l) H2CO3(dd) (0,25 điểm)
 H2CO3(dd) t0 CO2(k) + H2O(l) (0,25 điểm)
 b. (1 điểm) - Đinh sắt phủ 1 lớp đồng màu đỏ gạch.Dung dịch CuSO4 có màu xanh nhạt dần (0,5 điểm)
 - PTPƯ: Fe(r) +CuSO4(dd) FeSO4(dd) +Cu(r) (0,5 điểm) 
 c. (1 điểm) - Màu của thuốc tím mất dần và có khí màu vàng bay ra (0,5 điểm)	
 -PTPƯ: 2KMnO4(r) + 16 HCl(đặc) 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2(k) + 8H2O (0,5 điểm) 
 Câu 3: (3 điểm) - Trước hết hoà tan hỗn hợp oxít bằng dung dịch HCl dư. Lúc đó SiO2 là oxít axít không tan, còn lại Al2O3 và Fe2O3 tan thành muối Clorua. (0,5 điểm)
 Fe2O3(r) + 6HCl(dd) 2FeCl3(dd) + 3H2O(l) (0,25 điểm)
 Al2O3(r) + 6HCl(dd) 2AlCl3(dd) + 3H2O(l) (0,25 điểm)
 - Sau đó cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch muối Clorua, lúc đó xảy ra các phản ứng (0,25 điểm)
 FeCl3(dd) + 3NaOH(dd) Fe(OH)3(r) + 3NaCl(dd) (0,25 điểm) 
 AlCl3(dd) + 3NaOH(dd) Al(OH)3(r) + 3NaCl(dd) (0,25 điểm) 
 Và Al(OH)3(r) + NaOH(dd) NaAlO2(dd) + H2O(l) (0,25 điểm) 
 Nung Fe(OH)3(r) ta được Fe2O3(r)
 2Fe(OH)3(r) t0 Fe2O3(r) + 3H2O(h) (0,25 điểm) 
 - Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 thu được Al(OH)3(r) (0,25 điểm)
 CO2 + H2O(l) + NaAlO2 Al(OH)3(r) + NaHCO3(dd) (0,25 điểm)
 Cuối cùng nung Al(OH)3(r) ta được Al2O3(r) 
 2Al(OH)3(r) t0 Al2O3(r) + 3H2O(h) 
 Câu 4: (2 điểm) - Mỗi PTHH viết đúng được 0,4 điểm, nếu không hoàn thành phương trình trừ 0,2 điểm
 1. 4FeS2(r) + 11O2(k) to 4 Fe2O3(r) + 8SO2(k)
 2. Fe2O3(r) + 3H2SO4(dd) Fe2(SO4)3(dd) + 3H2O(l) 
 3. Fe2(SO4)3(dd) + Cu(r) 2FeSO4(dd) + CuSO4(dd)
 4. FeSO4(dd) + Ba(NO3)2(dd) Fe(NO3)2(dd) + BaSO4(r)
 5. Fe(NO3)2(dd) + 2HNO3(đặc,nóng) Fe(NO3)3(dd) + NO2(k) + H2O(l) 
 Câu 5: (6 điểm)
Khi nung Fe và S không có oxi chỉ xảy ra phản ứng:
 Fe(r) + S (r) FeS(r) (1) (0,25 điểm)
Hoà tan hỗn hợp A bằng dung dịch HCl
 FeS(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2S(k) (2) (0,25 điểm)
 Fe(r) + 2HCl(dd) FeCl2(dd) + H2(k) (3) (0,25 điểm)
 S (r) + HCl(dd) không phản ứng
 - Sục từ từ khí D vào dung dịch CuCl2 xảy ra phản ứng
 H2S(k) + CuCl2(dd) CuS(rắn,đen) + 2HCl(dd) (4) (0,25 điểm)
 ( Không tan trong axít)
 Theo phương trình 1,2,4 ta có: 
 = = = =0,1 (mol) (0,5 điểm)
Đối với khí D: Gọi % V của H2S là x (khí D có H2 và H2S)
 D =9 2 = 18 = 34x +2(1- x) (0,5 điểm)
Giải ra ta được x= 0,5 Tức 50% (0,5 điểm)
 Do đó nH2 = nH2S = 0,1 (mol), nFe còn lại (0,5 điểm) 
 Khối lượng Fe ban đầu =(0,1 + 0,1)56 = 11,2 (gam) (0,5 điểm)
 Khối lượng S ban đầu = 0,8 +(0,132) = 4 (gam) (0,5 điểm)
b) Cho dung dịch C tác dụng với NaOH dư và nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi
 FeCl2dd) + 2NaOH(dd) Fe(OH)2(r) + 2NaCl(dd) (5) (0,25 điểm) 
 Fe(OH)2(r) + O2(k) + 2H2O(h) Fe(OH)3(r) (6) (0,25 điểm) 	
 2Fe(OH)3(r) t0 Fe2O3(r) + 3H2O(h) (7) (0,25 điểm) 
Theo các phương trình phản ứng 1,2...7 ta có sơ đồ
 FeS FeCl2 
 Fe Fe(OH)2 Fe(OH)3 Fe2O3 (0,5 điểm) 
 FeCl2
 Do đó = . ban đầu = = 0,1 (mol) (0,25 điểm) Khối lượng Fe2O3 = 0,1 160 =16 (gam) (0,5 điểm) 

File đính kèm:

  • docde thi(1).doc
Đề thi liên quan