Đề học kì II năm học 2012- 2013 môn : sinh học - lớp 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề học kì II năm học 2012- 2013 môn : sinh học - lớp 6 thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRậN Đề KIểM TRA HọC Kì II Mã đề: 01 NĂM HọC 2012-2013 MÔN sinh 6 Tên chủ đề Mức độ kiến thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng bậc thấp Vận dụng bậc cao Các nhóm thực vật. Nắm được quá trình phát triển của cây dương xỉ. 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Vai trò của thực vật. Hiểu được tác dụng của thực vật trong việc ổn định hàm lượng khí cacbonic và oxi . 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Vi khuẩn - Nấm - Địa y Nắm được vai trò của vi khuẩn trong thiên nhiên. 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Quả và hạt. Vận dụng kiến thức thiết lập được thí nghiệm sự nảy mầm của hạt . Vận dụng kiến thức xác định được kết quả thí nghiệm. Câu 4(ý 1, 2) 3,0 điểm (30%) Câu 4 (ý 3) 1,0 điểm (10%) Số câu: 1 Số điểm: 4,0đ Tỷ lệ: 40% Tổng cộng 1 Câu 1,5 điểm (15%) 2 Câu 3,0 điểm (30%) ý 1,2(Câu 4) 3,0 điểm (30%) ý 3(Câu 4) 1,0 điểm (10%) Số câu: 4 Số điểm:10,0đ Tỷ lệ: 100% TRƯờNG THCS PHù HóA Đề KSCL HọC Kì II NĂM HọC 2012- 2013 Mã đề:01 Số báo danh: Môn : Sinh học - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề RA: Câu 1: 2,0 điểm Trình bày sự phát triển của cây dương xỉ ? Câu 2: 2,0 điểm Hãy giải thích vai trò của thực vật trong việc ổn định hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí ? Câu 3: 2,0 điểm Vi khuẩn có vai trò như thế nào trong thiên nhiên ? Câu 4: 4,0 điểm Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào độ thoáng khí? GV soạn: Duyệt của tổ CM Nguyễn Thị Lợi Nguyễn Hữu Tuấn TRƯờNG THCS PHù HóA HƯớNG DẫN CHấM KSCL HọC Kì II NĂM HọC 2012- 2013 Mã đề: 01 Môn : SINH - Lớp 6 Câu 1: 2,0 điểm - Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm đen chứa túi bào tử. 0,5đ - Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ. 0,5đ - Vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử ra khi túi chín. 0,5đ - Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản, rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con. 0,5đ Câu 2: 2,0 điểm - Hoạt động hô hấp của mọi sinh vật và hoạt động sống, sản xuất của con người luôn thải khí cacbonic vào khí quyển. Đồng thời những hoạt động này cũng thường xuyên sử dụng khí oxi của khí quyển. 0,5đ - Nếu như hàm lượng cacbonic ngày càng tăng, hàm lượng khí oxi ngày càng giảm thì mọi sinh vật sẽ bị tiêu diệt. 0,5đ - Nhờ quá trình quang hợp của thực vật đã sử dụng bớt hàm lượng khí cacbonic và thải ra khí oxi cho khí quyển . 0,5đ - Chính vì vậy mà hàm lượng khí cacbonic và khí oxi trong không khí luôn được ổn định. 0,5đ Câu 3: 2,0 điểm Trong thiên nhiên vi khuẩn có các vai trò sau: - Phân hủy các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ, góp phần khép kín chu trình tuần hoàn vật chất. 0,5đ - Góp phần hình thành than đá hoặc dầu lửa: 0,5đ + Vi khuẩn phân hủy không hoàn toàn chất hữu cơ thành các hợp chất đơn giản hơn chứa cacbon. 0,5đ + Các hợp chất này vùi lấp, lắng sâu xuống đất trong thời gian dài không bị phân hủy tiếp nữa, tạo thành than đá hoặc dầu lửa. 0,5đ Câu 4: 4,0 điểm Chuẩn bị: 2 cốc thuỷ tinh 0,25đ 20 hạt đỗ giống tốt . 0,25đ Đất ẩm (Bông ẩm) 0,25đ Nước. 0,25đ Tiến hành: Cho vào cốc thuỷ tinh thứ nhất một ít đất ẩm ( hoặc bông ẩm), cho vào cốc thứ hai nửa cốc nước. 0,5đ Đặt vào mỗi cốc 10 hạt đỗ giống tốt. 0,5đ - Đặt cả 2 cốc ở chỗ thoáng. 0,5đ Sau 3 - 4 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt ở 2 cốc. 0,5đ Kết quả : ở cốc 1 hạt nảy mầm tốt vì các điều kiện cần cho hạt nảy mầm được đảm bảo. 0,5đ ở cốc 2 hạt không nảy mầm được vì không đảm bảo độ thoáng khí cho quá trình nảy mầm của hạt(do nước ngập). 0,5đ MA TRậN Đề KIểM TRA HọC Kì II Mã đề: 02 NĂM HọC 2012-2013 MÔN sinh 6 Tên chủ đề Mức độ kiến thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng bậc thấp Vận dụng bậc cao Các nhóm thực vật. Nắm được quá trình hình thành than đá. 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Vai trò của thực vật. Hiểu được tác dụng của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường. 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Vi khuẩn - Nấm - Địa y Nắm được vai trò của địa y trong thiên nhiên. 1 Câu 2,0điểm (20%) Số câu: 1 Số điểm: 2,0đ Tỷ lệ: 20% Quả và hạt. Vận dụng kiến thức thiết lập được thí nghiệm sự nảy mầm của hạt . Vận dụng kiến thức xác định được kết quả thí nghiệm. Câu 4(ý 1, 2) 3,0 điểm (30%) Câu 4 (ý 3) 1,0 điểm (10%) Số câu: 1 Số điểm: 4,0đ Tỷ lệ: 40% Tổng cộng 1 Câu 1,5 điểm (15%) 2 Câu 3,0 điểm (30%) ý 1,2(Câu 4) 3,0 điểm (30%) ý 3(Câu 4) 1,0 điểm (10%) Số câu: 4 Số điểm:10,0đ Tỷ lệ: 100% TRƯờNG THCS PHù HóA Đề KSCL HọC Kì II NĂM HọC 2012- 2013 Mã đề: 02 Số báo danh: Môn : Sinh học - Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề RA: Câu 1: 2,0 điểm Trình bày sự hình thành than đá ? Câu 2: 2,0 điểm Hãy giải thích vì sao thực vật có khả năng làm giảm ô nhiễm môi trường? Câu 3: 2,0 điểm Địa y có vai trò như thế nào trong thiên nhiên ? Câu 4: 4,0 điểm Em hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào độ ẩm ? GV soạn: Duyệt của tổ CM Nguyễn Thị Lợi Nguyễn Hữu Tuấn TRƯờNG THCS PHù HóA HƯớNG DẫN CHấM KSCL HọC Kì II NĂM HọC 2012- 2013 Mã đề :02 Môn : SINH - Lớp 6 Câu 1:2,0 điểm Tổ tiên của dương xỉ là quyết cổ đại thân gỗ lớn, sống cách đây khoảng 300 triệu năm. 0,5đ Khi đó điều kiện khí hậu trên Trái Đất thích hợp cho sự phát triển của quyết, nên chúng phát triển thành những khu rừng lớn. 0,5đ Về sau do sự biến đổi của vỏ Trái Đất những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất.0,5đ Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng dần dần thành than đá. 0,5đ Câu 2: 2,0 điểm - Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong sạch. 0,5đ - Một số loài cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh. 0,5đ - Tán lá cây có tác dụng làm giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nắng. 0,5đ - Quá trình quang hợp của thực vật hút khí cacbonic và nhả ra khí oxi giúp điều hoà không khí. 0,5đ Câu 3: 2,0 điểm Trong thiên nhiên địa y có vai trò '' tiên phong mở đường'', cụ thể: 0,5đ - Địa y rất phổ biến trong thiên nhiên và có khả năng sống được ở những nơi khô cằn, chúng phân hủy đá thành đất. 0,5đ - Khi địa y chết sẽ để lại một lớp mùn để cải tạo đất. 0,5đ - Nhờ có lớp mùn này mà các thực vật đến sau có thể sinh trưởng phát triển tốt. 0,5đ Câu 4: 4,0 điểm Chuẩn bị: 2 cốc thuỷ tinh. 0,25đ 20 hạt đỗ giống tốt . 0,25đ Đất ẩm (Bông ẩm) 0,25đ Đất khô (Bông khô). 0,25đ Tiến hành: Cho một ít đất ẩm (hoặc bông ẩm) vào cốc thuỷ tinh thứ nhất và cho đất khô(bông khô) vào cốc thứ hai. 0,5đ Đặt vào mỗi cốc 10 hạt đỗ tốt. 0,5đ Đặt 2 cốc ở chỗ thoáng. 0,5đ Sau 3- 4 ngày, kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của hạt ở 2 cốc. 0,5đ Kết quả : ở cốc 1 hạt nảy mầm tốt vì các điều kiện cần cho hạt nảy mầm được đảm bảo. 0,5đ ở cốc 2 tỷ lệ hạt không nảy mầm vì không đảm bảo độ ẩm cho quá trình nảy mầm của hạt. 0,5đ
File đính kèm:
- De KSCL ki II nam 20122013 mon Sinh.doc