Đề học sinh giỏi lớp 8 - Môn Sinh

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề học sinh giỏi lớp 8 - Môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ HSG LỚP 8 MÔN SINH
Câu 1 (3,25đ) : a- Phản xạ là gì ? Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ ?
 b- Phân biệt tính chất của phản xạ có điều kiện (PXCĐK) với phản xạ không điều kiện (PXKĐK)?
Câu 2 (2,25đ) : a- Bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương động vật như thế nào ?
 b- Máu gồm những thành phần nào ? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu ?
Câu 3 (2,5đ) : a- Chứng minh rằng: Sự đối lập nhau trong hoạt động của các hooc môn tuyến tụy giúp cho tỉ lệ đường huyết trong máu luôn ổn định. Rối loạn hoạt động nội tiết của tuyến tuỵ dẫn đến hậu quả gì? 
b- Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết? Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác hại gì đối với cơ thể? Vì sao?
Câu 4 (2,5đ) : a- Trong quá trình chọc tủy ếch để làm thí nghiệm bạn Nam vô tình đã phá hủy một bộ phận trong não bộ của con ếch làm cho ếch nhảy, bơi lệch về phía bộ phận não bị hủy?Bạn Nam đã phá hủy bộ phận nào của bộ não con ếch ? Chức năng của bộ phận đó là gì ?
b- Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi ?
Câu 5 (3đ) : Thực hiện thí nghiệm về trao đổi khí của một học sinh (HS) người ta thu được kết quả như sau :
+ Thể tích thở ra bình thường của HS đó là 500ml
+ Hít vào gắng sức là 2100ml, thở ra gắng sức 800ml
a- Tính lượng khí cặn và dung tích sống của HS đó là bao nhiêu ?Biết tổng dung tích của phổi HS đó là 4400ml
b- Trong lượng khí hít vào và thở ra bình thường người ta thấy có 20,96% lượng khí O2 được hít vào và 16,4% lượng khí O2 được thải ra.Tính thể tích lượng khí O2 được hít vào và thở ra ?Tại sao lượng khí O2 thải ra lại giảm so với lúc hít vào?
Câu 6 (3đ). a- Trình bày sơ lược về cấu tạo của dạ dày người ? Tại sao dạ dày người có nhiều HCl và enzim Pepsin nhưng nó lại không bị phá hủy bởi HCl hay bị tiêu hóa bởi E.Pepsin?
 b- Tại sao môi trường trong dạ dày có tính Axit nhưng trong ruột non lại cho môi trường gần như trung tính ?
Câu 7 ( 3,5đ).a- Trình bày và giải thích lại thí nghiệm xác định thành phần và tính chất của xương ? 
 b- Vì sao người ta ninh xương lâu, xương sẽ mềm (bở) ?
 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
CÂU 1
3,25đ
a
*Phản xạ là : Phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
*Phân biệt cung phản xạ và vòng phản xạ
-Cung phản xạ gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron li tâm và cơ quan phản ứng, xác định các phản xạ đơn giản
-Vòng phản xạ : Gồm các cung phản xạ đường liên hệ ngược , xác định các phản xạ phức tạp.
0,5
0,5
0,5
b
*Phân biệt PXCĐK với PXKĐK
 PXKĐK
 PXCĐK
- Trả lời kích thích tương ứng (kích thích KĐK)
-Bẩm sinh
-Không bị mất do tính bẩm sinh
-Có tính di truyền, mang tính chất chủng loại
-Số lượng hạn định
-Cung phản xạ đơn giản
-Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống
- Trả lời kích thích bất kì (Kích thích CĐK )
- Do học tập mà có
-Dễ mất khi không được củng cố
-Không di truyền, có tính cá thể
-Số lượng không hạn định
-Hình thành đường liên hệ tạm thời
- Trung ương nằm ở vỏ não (Bán cầu đại não)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
CÂU 2
2,25đ
a
* Bộ xương người tiến hóa hơn bộ xương ĐV là :
-Xương đầu : Hộp sọ phát triển, xương má và xương hàm ngắn lại
- Xương sườn và cột sống : xương sườn rộng ra hai bên, cột sống cong ở 4 chổ giúp đàn hồi tốt khi di chuyển.
- Xương chậu nở, xương đùi lớn làm chỗ bám cho cơ, thích nghi với dáng đứng thẳng.
- Xương bàn chân hình vòm, xương gót phát triển giúp đi lại dễ dàng.
-Tay có các khớp linh hoạt đặc biệt khớp ngón cái, giúp đối diện với các ngón khác thích nghi với việc cầm nắm, chế tạo....
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
*Thành phần của máu gồm :
-Huyết tương : nước, protein, lipit, gluxit, hoocmon, chất khoáng, chất cặn bả như urê, uric...)
-TB máu : Hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu
*Chức năng của hồng cầu và huyết tương.
-Huyết tương : Duy trì trạng thái lỏng của máu, vận chuyển chất dinh dưỡng,hoocmon, chất thải.
-Hồng cầu :Vận chuyển oxi và cacbonic.
0.25
0,25
0,25
0,25
CÂU 3
2,5đ
a
*Sự đối lập của hoocmon tuyến tụy giúp điều hòa đường trong máu:
-Tuyến tuỵ có hai loại hooc môn: Insulin và Glicagôn. Insulin có tác dụng biến đổi Glucôzơ thành glicôgen; Glicagôn có tác dụng chuyển hoá Glicôgen thành glucôzơ.
- Khi tỉ lệ đường huyết tăng cao Insulin có tác dụng chuyển Glucôzơ thành Glicôgen dự trữ trong gan và cơ.
- Khi tỉ lệ đường huyết giảm: Glucagôn có tác dụng ngược lại với Insulin, biến Glicôgen thành Glucôzơ để nâng tỉ lệ đường huyết về mức bình thường.
Nhờ có tác dụng đối lập của Insulin và Glucagôn làm cho tỉ lệ đường huyết luôn ổn định là: 0,12%.
* Rối loạn nội tiết dẫn đến:
- Lượng Insulin tiết ra quá nhiều sẽ làm giảm tỉ lệ đường huyết -> chứng hạ đường huyết.
- Lượng glucagôn tiết ra quá nhiều sẽ làm tăng đường huyết -> Bệnh tiểu đường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
* Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất :
 Tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác, tiết các hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác.
 * Thiếu iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày -> bệnh bướu cổ (trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển; người lớn bị bệnh hoạt động TK giảm sút, trí nhớ kém).
Vì: thiếu iốt -> tuyến giáp không tiết ra tirôxin, tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động-> phì đại tuyến -> bệnh bướu cổ.
0,25
0,25
0,5
CÂU 4
2,5đ
a
*Bộ phận não bị phá hủy là :
-Tiểu não
-Vì tiểu não có chức năng điều hòa phôi hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.
0,75
0,75
b
*Người say rượu chân nam đá chân chiêu vì :
-Rượu được ngấm vào máu thông qua ruột non, rượu theo máu lên não.
- Rượu đầu độc tiểu não làm cho tiểu não không thực hiện chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể nên mới có hiện tượng chân nam đá chân chiêu.
0,5
0,5
CÂU 5
 3đ
a
*Tính lượng khí cặn và dung tích sống :
- Lượng khí cặn là lượng khí nằm trong ống hô hấp và trong phổi là : 4400 – ( 500+2100+800)=1000ml
- Dung tích sống là : 500+2100+800 = 3400ml
0,75
0,75
b
*Tính lượng khí oxi :
- Lượng oxi hít vào : 500x20,96%=104.8ml
- Lượng oxi thải ra : 500x16,4%=82ml
-Lượng khí oxi thải ra giảm vì tại phế nang oxi được khuếch tán vào máu và được hồng cầu vận chuyển đến các tế bào để hô hấp.
0,5
0,5
0,5
CÂU 6
3đ
a
*Cấu tạo của dạ dày người :
-Gồm 4 lớp cơ bản : Màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
-Lớp cơ gồm : cơ dọc, cơ vòng, và cơ chéo.
-Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
*Trong dạ dày có nhiều HCl và E.Pepsin nhưng nó không bị phá hủy là vì :
 TB tiết chất nhày sẽ tiết ra một lớp chất nhày bao phủ lớp niêm mạc dạ dày ngăn không cho HCl và E.pepsin tiếp xúc với thành dạ dày nên dạ dày được bảo vệ. 
0,5
0,5
0,5
0,75
b
*Môi trường trong dạ dày xuống ruột non gần như trung tính là vì :
Khi thức ăn và HCl được chuyển xuống tá tràng thì đồng thời dịch tụy và dịch mật có tính bazo cũng được chuyển xuống tá tràng để tiêu hóa và trung hòa lượng HCl từ dạ dày.
0,75
CÂU 7
3,5đ
a
*Thí nghiệm xác định thành phần hóa học và tính chất của xương.
TN1:Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dd HCl 10% sau 10-15 phút lấy ra ta thấy xương mềm và rễ uốn cong.
TN2:Đốt một mẫu xương bất kì trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa (Không thấy khói bay lên) ta dùng tay bóp nhẹ thấy miếng xương nát vụn.
 Nhận xét kết quả :
-Từ TN1 : Ta thấy phần khoáng (chủ yếu canxi) trong xương tan hết chất còn lại là chất hữu cơ (cốt giao) làm cho xương mềm, dẻo
-Từ TN2 : Ta thấy phần hữu cơ (cốt giao) bị cháy hết chất còn lại là thành phần khoáng giúp xương rắn, chắc.
 Kết luận : Thành phần của xương gồm có khoáng chất (chủ yếu canxi) giúp xương rắn, chắc và phần hữu cơ (cốt giao) giúp xương mềm dẻo.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
b
*Người ta ninh xương lâu, xương sẽ mềm (bở) vì :
Khi ninh lâu phần cốt giao tan hết làm cho nước hầm xương thường sách và ngọt, phần còn lại là khoáng (chất vô cơ) không được liên kết bởi cốt giao nên bị mềm (bở).
0,75

File đính kèm:

  • docHSG 8 hay.doc
Đề thi liên quan