Đê khảo sát 20/11 năm học 2013-2014 môn: ngữ văn 9 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đê khảo sát 20/11 năm học 2013-2014 môn: ngữ văn 9 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
TRƯỜNG THCS TÂN ƯỚC
ĐÊ KHẢO SÁT 20/11
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút
 PHẦN I: (4 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
	Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau:
	a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
	b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Câu 2: ( 3 điểm)
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
Hai câu thơ có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
Hình ảnh “ buồm trăng” trong câu thơ, theo em là ẩn dụ hay hoán dụ?
Hãy phân tích chất thực và chất lãng mạn của hình ảnh đó.
Trong bài thơ khác mà em đã học ở lớp 9 có một hình ảnh lãng mạn được xây dựng trên cơ sở quan sát như hình ảnh “ buồm trăng”. Hãy chép lại câu thơ đó
PHẦN II ( 6 điểm)
 Trong “Truyện Kiều” có câu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
……………………………………..”
 Hãy chép 7 câu thơ tiếp theo.
 1. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai?
 2. Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương đó có hợp lí không ? Tại sao ?
 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày theo cách diễn dịch phân tích để thấy được tâm trạng và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép ( gạch chân câu ghép đó)
 
 ***********Hết************









 
 HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: ( 1 điểm)	
 a.	Đề huề lưng túi gió trăng,
	 Sau chân theo một vài thằng con con.
	Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc là cái chân, bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng; được coi là biểu tượng hoặc hoạt động đi lại của con người (Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam). 0,5 đ
b.	Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
	Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (ví dụ : chân núi, chân tường…) [Từ điển tiếng Việt, 1992, NXB Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam]. 0,5 đ
Câu 2 :
 1. Hai câu thơ trong “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận 0,5 đ
 2. Hình ảnh vầng trăng là ẩn dụ. 0,5 đ
 3. Cần làm rõ ý:
 - Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng” được xây dựng trên sự quan sat rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận: 
 + Từ xa nhìn lại, trên biển có lúc thuyền đi vào khoảng sáng của vầng trăng. Trăng và cánh buồm chập vào nhau, trăng trở thành cánh buồm. 0,5 đ 
 + Vẻ đẹp thiên nhiên làm nhoà đi cánh buồm vất vả, cũ kí à công việc nhẹ nhàng, lãng mạn. 0,5 đ 
 4. Một hình ảnh cũng được xây dựng trên cơ sở quan sát như vậy là : “Đầu súng trăng treo” (“Đồng chí” – Chính Hữu). 1 điểm
Phần 2 ( 6 điểm)
 1. Chép đúng yêu cầu : 0,5 đ
 2. Đoạn thơ vừa chép nói lên tình cảm nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Thuý Kiều trong những ngày sống cô đơn ở lầu Ngưng Bích. 0,5 đ
 3. 1 điểm trả lời cơ bản được các ý sau:
Trật tự diễn tả tâm trạng nhớ thương của Kiều: nhớ Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ, thoạt đọc thì thấy không hợp lí, nhưng nếu đặt trong cảnh ngộ của Kiều lúc đó thì lại rất hợp lí. 
 - Kiều nhớ tới Kim Trọng trước khi nhớ tơi cha mẹ là vì:
 + Vầng trăng ở câu thứ hai trong đoạn trích gợi nhớ tới lời thề với Kim Trọng hôm nào.
 + Nàng đau đớn xót xa vì mối tình đầu đẹp đẽ đã tan vỡ.
 + Cảm thấy mình có lỗi khi không giữ được lời hẹn ước với chàng Kim.
 - Với cha mẹ dù sao Kiều cũng đã phần nào làm tròn chữ hiếu khi bán mình lấy tiền cứu cha và em trong cơn tai biến.
 - Cách diễn tả tâm trạng trên là rất phù hợp với quy luật tâm lí của nhân vật, thể hiện rõ sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du, đồng thời cũng cho ta thấy rõ sự cảm thông đối với nhân vật của tác giả.
* Đoạn văn: ( 4 điểm)
 - Viết đúng đoạn văn diễn dịch: ( 0,5 đ)
 - có câu ghép: ( 0,5 đ)
 - Nội dung: 
 + Tâm trạng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ và nhĩ đến thân phận mình: 1,5 điểm
 + Vẻ đẹp tâm hồn: Thủy chung, hiếu thảo và vị tha. 1,5 điểm
 * Lưu ý: Khi phân tích học sinh phải chú ý đến nghệ thuật và cáh diễn đạt. Học sinh mắc phải các lỗi trên giáo viên có thể trừ điểm tùy theo mức độ



File đính kèm:

  • docDe khao sat 2011.doc