Đề khảo sát chất lượng đầu năm học 2008- 2009 môn ngữ văn 9- thời gian 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm học 2008- 2009 môn ngữ văn 9- thời gian 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Quận Đồ Sơn Trường THCS Bàng La Đề khảo sát chất lượng đầu năm học 2008- 2009 Môn Ngữ Văn 9- Thời gian 90’ I. Muc đích yêu cầu 1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của chương trình Ngữ Văn 8 II, 2 tuàn đầu Ngữ Văn 9. 2. Kĩ năng : - Làm bài trắc nghiệm. - Viết đoạn văn, tạo lập văn bản hoàn chỉnh. 3. Thái độ: Có ý thức làm việc khoa học, nghiêm túc, tự giác. II. Thiết lập ma trận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL 1. Thơ trữ tình 1 0,2 4 0,8 1 2. Hành động nói 1 0,2 0,2 3. Hội thoại 1 0,2 1 0,2 0,4 4. Câu phủ định 1 0,2 0,2 5. Lựa chọn trật tự từ trong câu 1 0,2 0,2 6. Phương châm hội thoại 1 0,4 2 0,4 0,8 7. Nghị luận 1 2 2 8. Thuyết minh 1 5 5 Tổng 0,8 2,2 7 10 III Đề bài kiểm tra Phần I: Trắc nghiệm Câu 1: Đọc kĩ ngữ liệu, trả lời câu hỏi bằng cách khoang tròn vào đáp án đúng. Ngữ liệu 1 Ngắm trăng Trong tù không rượu cũng không hoa. Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. Hồ Chí Minh 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ: A. Thơ lục bát C. Thơ thất ngôn tứ tuyệt B. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt D. Thơ thất ngôn bát cú 2 Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ? A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền. B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng vạn mệnh đất nước. C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa. D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác. 3. Tâm trạng Bác Hồ trước cảnh đẹp đêm trăng trong bài thơ “ Ngắm trăng” là: A. Xao xuyến, bối rối C. Buồn bã bất bình B. Bối rối, buồn bã D. Mừng rỡ, vui vẻ 4. Câu thơ cuối “ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng phép tu từ : A. So sánh B. Điệp ngữ C. ẩn dụ D. Nhân hoá 5. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Ngắm trăng” là: A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường C. Một con người yêu thiên nhiên, lạc quan ung dung tự tại D. Một con người yêu nước, giàu lòng yêu thương con người Ngữ liệu 2 Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần nhảy chân sáo: - U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế? Cái Tí ở trong bếp sa sả mắng ra: - Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi! Mày tưởng, người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa. Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ: - U đã về ạ! Ông lí cởi trói cho thầy con chưa, hử u? Cái nón của u làm sao bị rách tan thế ấy? Tay u làm sao phỉa buộc ghẻ thế kia? Chị dậu không trả lời. Thơ thẩn, chị đón lấy con bé và ngồi ghé vào bên mép chõng. ( Tắt đèn- Ngô Tất Tố) 6. Các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên thuộc quan hệ gì? A. Quan hệ gia đình C. Quan hệ tuổi tác B. Quan hệ họ hàng D. Quan hệ xóm làng 7. Trong đoạn trích nhân vật cái tí thực hiện mấy lượt lời A. Một lươt B. Hai lượt C. Ba lươt D. Bốn lượt 8. Trong các câu nghi vấn sau câu nào không nhầm mục đích hỏi? A. U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ? B. Sao u lại về không thế? C. Mày tưởng, người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? D. Ông lí cởi trói cho thầy con chưa, hử u? 9. Câu “ Chị Dậu không trả lời” là câu phủ định miêu tả hay bác bỏ? A. Câu phủ định miêu tả B. Câu phủ định bác bỏ 10. Lựa chọn trật tự từ trong câu “ Thơ thẩn, chị đón lấy con bé và ngồi ghé vào bên mép chõng” thể hiện điều gì? A. Thể hiện thứ tự quan trọng của sự vật B. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc C. Nhấn mạnh trạng thái, cách thức của hành động D. Tạo tính liên kết với các câu văn khác 11. Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm cách thức, đúng hay sai? 1. Nói nhăng nói cuội 2. ăn ốc nói nèo A. Đúng B. Sai 12. Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng C. Phương châm cách thức B. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự Câu 2: Điền từ thích hợp để hoàn thành khái niệm sau: Hành động nói là hành động được thực hiện................................ nhằm mục đích nhất định. Câu 3: Nối nội dung cột A với cột B để có được những nhận định đúng về xác phương châm hội thoại. A B 1. Phương châm về lượng a. Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ. 2. Phương châm về chất b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác. 3. Phương châm quan hệ c. Nội dung lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 4. Phương châm cách thức d. Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng thực. e. Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Phần II: Tự luận: 7 điểm Câu 1: Viết đoạn văn (6- 8 câu) nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. Câu 2: Giới thiệu về cây hoa phượng ở thành phố quê hương em. ---------------------------- IV. Đáp án, biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm: 3 điểm Câu 1 : 2,4 điểm ( đúng câu được 0,2 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ/ án C C A D C A B C A C B D Câu 2: 0,2 điểm bằng lời nói Câu 3: 0,4 điểm A B 1 c 2 d 3 e 4 a Phần II: Tự luận: 7 điểm Câu 1: 2 điểm Viết đúng hình thức đoạn văn Nêu cảm nhận được về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại, giữa giản dị với thanh cao. Câu 2: 5 điểm Mở bài: 0,5 điểm Giới thiệu chung về cây hoa phượng ỏ thành phố quê hương. Thân bài: 4 điểm - Nguồn gốc, tên gọi của cây hoa phượng - Đặc điểm : - Là cây sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới, được trồng nhiều ở vùng biển, trên các hè phố, trong công viên - Cây thân gỗ lớn, lá kép lông chim, rụng lá về mùa đông. - Hoa mọc thành chùm có màu đỏ, nở vào mùa hè. Quả dài, dẹt, khô nẻ, có vỏ cứng - Vai trò: - Trong đời sống vật chất: tạo bóng mát, cảnh quan đep, góp phần điều hoà không khí... - Trong đời sống tinh thần: là biểu tượng của thành phố biển Hải Phòng, là loài hoa gắn với tuổi học trò, trở thành đề tài sáng tác trong thơ ca... Kết bài: 0,5 điểm - Khẳng định ý nghĩa, giá trị của cây hoa phượng đối với quê hương. - Suy nghĩ của em. Yêu cầu: - Bố cục rõ ràng, đảm bảo đặc trưng phương thức thuyết minh. - Đảm bảo tính liên kết và mạch lạc. - Biết kết hợp linh hoạt với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, câu, chính tả.
File đính kèm:
- De KSCLDN Van9 0809BL.doc