Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn : ngữ văn 7 năm học 2009 – 2010

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn : ngữ văn 7 năm học 2009 – 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Ninh Gia
Tên :
Lớp 7A
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 MÔN : NGỮ VĂN 7
 Năm học 2009 – 2010
 (Thời gian 90 phút, không kể thời gian phát đề)
Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo



A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (3đ) Chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng đạt 0,25đ.
Câu 1 : Trong câu thơ : “Ông trời / Mặc áo giáp đen / Ra trận …” (Mưa – Trần Đăng Khoa), tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật
A. hoán dụ. B. nhân hoá. C. ẩn dụ. D. so sánh.
Câu 2 : Động Phong Nha (Động Phong Nha – Trần Hoàng) có vẻ đẹp
A. rực rỡ, tráng lệ. B. hùng vĩ, tráng lệ. C. lộng lẫy, kỉ ảo. D. lạ lùng, thú vị.
Câu 3 : Văn bản “Cây tre Việt Nam” (Thép Mới) thuộc thể loại 
A. thơ. B. truyện. C. tiểu thuyết. D. kí.
Câu 4 : Trong câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” (Cô Tô – Nguyễn Tuân), vị ngữ có cấu tạo là
A. động từ. B. cụm động từ. C. tính từ. D. cụm tính từ.
Câu 5 : Cô Tô (Cô Tô – Nguyễn Tuân) là quần đảo thuộc địa phương
A. Vũng Tàu. B. Nghệ An. C. Hải Phòng. D. Quảng Ninh.
Câu 6 : Tác giả bài thơ “Lượm” là
A. Tố Hữu. B. Nguyễn Duy. C. Tế Hanh. D. Chính Hữu.
Câu 7 : Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ), tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt
A. tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. B. biểu cảm kết hợp thuyết minh, tự sự. C. miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm. D. biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
Câu 8 : Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài) là
A. hai anh em. B. người mẹ. C. cô giáo. D. những con búp bê.
Câu 9 : Bố cục của một văn bản là 
A. tất cả các ý trình bày trong văn bản. B. ý lớn, ý chính bao trùm của văn bản.
C. nội dung nổi bật của văn bản. D. sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
Câu 10 : Từ Hán Việt là từ :
A. rì rào. B. chi chít. C. thiên lí. D. mềm mại.
Câu 11 : Cho câu văn : “Cứ một tờ báo ra hằng ngày mỗi số 48 trang”. 
Câu văn này mắc lỗi
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. C. thiếu vị ngữ. D. thiếu trạng ngữ.
Câu 12 : Câu thơ có sử dụng phép ẩn dụ là câu :
A. Người Cha mái tóc bạc. (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
B. Bóng Bác cao lồng lộng. (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
C. Bác vẫn ngồi đinh ninh. (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
D. Chú cứ việc ngủ ngon. (Minh Huệ, Đêm nay Bác không ngủ)
B. TỰ LUẬN : (7đ)
Câu 13 : (2đ) Thế nào là phép nhân hoá? Cho ví dụ.
Câu 14 : (5đ) Tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em.
ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT

A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3đ)
Mỗi câu đúng đạt 0,25đ.

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
C.10
C.11
C.12
B
C
D
B
D
A
D
A
D
C
B
A

B. TỰ LUẬN. (7đ)
Câu 13 : (2đ)
- Những sự vật, con vật … được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm nghĩ … của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của con người được gọi là phép nhân hoá. (1đ).
- Cho ví dụ chính xác về phép nhân hoá. (1đ).

Câu 14 : (5đ)
* Yêu cầu chung :
- Thể loại văn miêu tả, đối tượng : đêm trăng, địa điểm : quê em.
- Bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng.
- Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp.
- Diễn đạt trôi chảy, chữ viết đúng chính tả.
* Yêu cầu cụ thể :
1. Mở bài : (0,5đ)
Giới thiệu được đêm trăng đẹp. Đêm trăng ấy có nhiều ấn tượng sâu đậm và nhớ mãi.
2. Thân bài : (4đ)
- Tả được những nét đặc sắc và nổi bật của vầng trăng : sáng vằng vặc ở trên không trung, bầu trời cao thăm thẳm, ánh trăng sáng tràn ngập cả quê hương, …
- Tả được cảnh vật trong đêm trăng thật sống động, đáng yêu.
- Hình ảnh con người trong đêm trăng, ánh trăng gợi nhớ kỉ niệm ấu thơ.
- Tình cảm của em về đêm trăng ấy.
3. Kết bài : (0,5đ)
- Thể hiện được tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết, yêu đêm trăng …
- Gợi nhớ kỉ niệm …

(Lưu ý : Tuỳ theo mức độ làm bài, giáo viên linh động cho điểm. Cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh.)
 


File đính kèm:

  • docKSCL dau nam 0910.doc
Đề thi liên quan