Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008-2009 môn : ngữ văn-6

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2008-2009 môn : ngữ văn-6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Lớp : ………………
Họ-tên : ………………………….
……………………………………
 	 	 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 NĂM HỌC 2008-2009
	 	 MÔN : NGỮ VĂN-6
	 	 Thời gian làm bài: 90 phút
	 (Không kể thời gian phát đề)


Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám thị
 Giám khảo
Số phách






I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ, mỗi câu 0,5đ)
	Hãy đọc kỹ câu hỏi & khoanh tròn chữ cái có câu trả lời đúng nhất.

	1. Câu : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, có chủ ngữ là gì ?
	A. kỳ hết	B. nhú lên
	C. dần dần	D. Mặt trời
	2. Câu : “Tôi dậy từ canh tư.”, có vị ngữ là gì ?
	A. Tôi dậy	B. từ
	C. dậy từ canh tư	D. từ canh tư
	3. Câu : “Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây.”, có động từ là gì ?
	A. đực	B. quỳ
	C. bên	D. một gốc cây
	4. Có mấy danh từ trong câu văn sau đây : “Cây bút thần là một truyện cổ tích lý thú 
 về kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ.”
	A. 3	B. 4
	C. 5	D. 6
	5. Phương án nào sau đây có nêu đầy đủ các tính từ trong đoạn văn : “Những cây bằng lăng cao
 dần.Rồi bằng lăng mọc cành ngang, từng cành sum suê, thâm thấp. Đã ra dáng cây nhớn nhao 
 rồi.” (Tô Hoài)
	A. bằng lăng, cao dần	B. sum suê, thâm thấp
	C. cao, ngang, sum suê, thâm thấp, nhớn nhao	D. cao dần, cành ngang, sum suê, thâm thấp, 
 nhớn nhao
	6. Trong những từ sau, từ nào không phải là tính từ ?
	A. bằng lăng	B. trơ trụi
	C. lẻo khẻo	D. thiểu não
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7điểm)
	Em hãy tả lại hình ảnh người mà em yêu quý nhất.
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Lớp : ………………
Họ-tên : ………………………….
……………………………………
 	 	 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 NĂM HỌC 2008-2009
	 	 MÔN : NGỮ VĂN-8
	 	 Thời gian làm bài: 90 phút
	 (Không kể thời gian phát đề)


Điểm bằng số
Điểm bằng chữ
Giám thị
 Giám khảo
Số phách






I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3đ, mỗi câu 0,5đ)
	Hãy đọc kỹ câu hỏi & khoanh tròn chữ cái có câu trả lời đúng nhất.
	1. Trạng ngữ trong câu ca dao sau thuộc loại trạng ngữ nào ?
 Trên trời mây trăng như bông,
 Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
	A. Trạng ngữ chỉ thời gian.	B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
	C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.	D. Trạng ngữ chỉ cách thức.
	2. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
	A. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi.	
	B. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
	C. Tôi dắt em ra khỏi lớp.
	D. Cuối cùng, hai con búp bê đã không bị chia lìa.
	3. Dòng nào nói đúng công dụng của văn chương theo ý kiến của Hoài Thanh ?
	A. Văn chương giúp cho cuộc đấu tranh của xã hội, làm thay đổi hiện thực.
	B. Văn chương giúp cho con người có tình cảm & lòng vị tha.
	C. Văn chương là loại hình giải trí của loài người.
	D. Văn chương dự báo những điều xảy ra trong tương lai.
	4. Tác phẩm “Sống chết mặc bây” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào ?
	A. Bút ký.	B. Tùy bút.
	C. Tiểu thuyết.	D. Truyện ngắn.
	5. Cụm từ “Những trò lố” trong nhan đề của tác phẩm được tác giả dùng với dụng ý gì ?
	 (Những trò lố hay Va-ren & Phan Bội Châu-Nguyễn Ái Quốc)
Trực tiếp vạch trần bản chất xấu xa của Va-ren.
Gây sự chú ý của người đọc.
Nói lên quam điểm của Va-ren về việc làm của mình.
Nói lên quan điểm của người đọc về việc làm của va-ren.
	6. Phương án nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận ?
	A. Chứng minh.	B. Phân tích.
	C. Kể chuyện.	D. Giải thích.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7điểm)
Ghi lại 04 câu tục ngữ nói về thiên nhiên & lao động sản xuất. (2đ, mỗi câu 0,25đ)
 Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi con người, cần phải biết chọn bạn mà chơi để không bị ảnh hưởng xấu từ bạn bè. Vì thế tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Em hãy giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ trên
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………




ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2008 – 2009.

---------- ™ ˜ ----------

MÔN: NGỮ VĂN – 6


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3đ, mỗi câu 0,25đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
D
C
B
C
C
A

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ)
Mở bài: (1đ)
Giới thiệu chung
 - Người được miêu tả là ai (miễn là người thân, có thể là họ hàng gần hoặc xa)
Có quan hệ với em thế nào.
Thân bài: (4đ)
Tả: Hình dáng bên ngoài: khái quát về tên, tuổi. đặc tả về tầm vóc, gương mặt, mái tóc, nước da,…
Chọn chi tiết nổi bật nhất về tính cách, phẩm chất,…
Kết bài: (1đ)
 Cảm nghĩ của em về người thân: yêu mến, gắn bó, học được điều hay, tốt về người ấy.








	F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống
 nhất cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại 
 khái.Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS.



	-----–—-----














ĐÁP ÁN BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2008 – 2009.

---------- ™ ˜ ----------

MÔN: NGỮ VĂN – 8


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3đ, mỗi câu 0,25đ)

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
B
D
A
C

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ)
Ghi lại đúng 04 câu tục ngữ về thiên nhiên & lao động sản xuất: mỗi câu đúng được 0,25đ. Nếu sai do lỗi chính tả mà vẫn giữ đúng ý của câu tục ngữ thì không trừ điểm. Sai từ dẫn đến sai ý thì không cho điểm câu đó.
Bài làm văn: (5đ)
Mở bài: (1đ)
Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”(0,5đ)
Nêu được ngắn gọn nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ: môi trường sống luôn tác động đến chúng ta, cần phải biết chọn bạn mà chơi.(0,5đ)
Thân bài: (4đ)
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ (1đ)
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ. (1đ)
Nêu mặt hạn chế của câu tục ngữ: có người gần mực nhưng không đen, gần đèn nhưng không sáng, ví dụ minh họa (1đ)
Mở rộng vấn đề: cuộc sống hiện nay cần có bản lĩnh để không bị môi trường xấu tác động, biết hòa nhập cuộc sống để vươn lên dù còn nhiều khó khăn,…(1đ)
Kết bài: (1đ)
Khẳng định lại ý nghĩa & giá trị của câu tục ngữ. (0,5đ)
Liên hệ bản thân. (0,5đ)





	F Đáp án, biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, tổ chấm cần trao đổi, bàn bạc kỹ để thống
 nhất cách đánh giá, cho điểm. Cần vận dụng linh hoạt, cẩn thận, không nên máy móc, đại 
 khái.Chú ý trân trọng, chắt chiu mọi cố gắng, tìm tòi, sáng tạo của HS.



	-----–—-----


File đính kèm:

  • docKIEM TRA CLDN VAN 68.doc