Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2013 -2014 môn: ngữ văn 12
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I năm học 2013 -2014 môn: ngữ văn 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 -2014 MÔN: NGỮ VĂN 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT ( ĐẾ 1) Câu 1: (2 điểm) Nêu quan điểm sáng tác văn học Hồ Chí Minh. Câu 2: (8 điểm ) Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh: “ Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013 -2014 MÔN: NGỮ VĂN 12 THỜI GIAN: 90 PHÚT ( ĐẾ2) Câu 1: (2 điểm) Vì sao nói thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc? Câu 2: (8 điểm ) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” ( Tây Tiến – Quang Dũng ) ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 12 Đề1: Câu 1: (2 điểm) Nêu quan điểm sáng tác văn học Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận: (0,5 điểm) “ Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (0,5 điểm) ( Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Người căn dặn văn nghệ sĩ phải” chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (0,5 điểm) Khi cầm bút, Người luôn đặt câu hỏi::”Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định”Viết cái gì?” (nội dung) và “Viết thế nào?”. (0,5 điểm) Câu 2: (8 điểm) Phân tích đoạn thơ trong bài “Sóng”của Xuân Quỳnh: Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kỹ năng: Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Quỳnh và bài thơ “ Sóng”, thí sinh có thể phân tích đoạn thơ theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: _ Nêu được vấn đề cần nghị luận. (1 điểm) _ Qua hình tượng “sóng”, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức. (2,5 điểm) _Nhân vật trữ tình khẳng định lòng thủy chung son sắt và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, hạnh phúc. (2 điểm) _ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng; hình tượng ẩn dụ độc đáo; giọng thơ tha thiết sâu lắng. (1,5 điểm) _ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ. (1 điểm) Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa. Đề 2: Câu 1: (2 điểm) Vì sao nói thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc? _ Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ truyền thống dân tộc. + Những bài thơ lục bát như “ Khi con tu hú”, “Việt Bắc”, “ Bầm ơi!”… mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. + Những bài thơ thể thất ngôn như” Quê mẹ”, “ Mẹ Tơm”, “ Bác ơi!”… trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả đa dạng nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. (0,5 điểm) _ Về ngôn ngữ, thơ Tố Hữu sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc với dân tộc, những so sánh ví von truyền thống nhưng lại biểu hiện nội dung mới của thời đại. (0,5 điểm) _ Thơ Tố Hữu phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt. Tố Hữu có biệt tài sử dụng các từ láy, phối hợp âm thanh nhịp điệu, vần tạo nên chất nhạc chứa đựng cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc. (0,5 điểm) Câu 2: (8điểm) Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc- hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình- ở đây là phân tích một hình tượng nghệ thuật . Kết cấu chặt chẽ hành văn trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và bài thơ “ Tây Tiến” ( Quang Dũng), những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ cần làm nổi bật hình tượng người lính trong đoạn thơ. _ Nêu được vấn đề cần nghị luận. (1 điểm) _ Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường bên trong hình hài tiều tụy. (1,5 điểm) _ Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn.(1,5 điểm) _ Tinh thần xả thân vì lý tưởng, sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc. (1,5 điểm) _ Nghệ thuật: sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc; sử dụng nhiều từ Hán- Việt; giọng thơ chắc khỏe, giàu nhạc tính; ngôn ngữ tạo hình độc đáo. (1,5 điểm) _ Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.(1 điểm) Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau; cơ bản đạt được các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức thì vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- KT giua HKI Van 12 (Truc).doc