Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học: 2013-2014 Môn thi: Ngữ Văn 8 Phòng giáo dục&đào tạo Việt Yên

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II Năm học: 2013-2014 Môn thi: Ngữ Văn 8 Phòng giáo dục&đào tạo Việt Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO 
VIỆT YÊN
VIỆT YÊN

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
 Thời gian làm bài: 90 phút
 
Câu 1. ( 2,0 điểm).
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau: 
a. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
b. Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta.
 (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 2. (3,0 điểm). 
Cho khổ thơ sau: 
 	 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...
a. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ và nêu tác dụng.

Câu 3. (5,0 điểm). 
Thuyết minh cái phích nước.

-----------------------Hết---------------------

- Họ tên học sinh:........................................
- Số báo danh:.............................................






PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2013–2014
MÔN: NGỮ VĂN 8 


I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. 
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích.
2,0

a. Câu nghi vấn: 
- Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?
- Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! (Đây là câu nghi vấn không dùng để hỏi, mà dùng để thể hiện ý nghĩa phủ định, nên không nhất thiết phải dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu)

0,5

1,0



b. Câu nghi vấn: Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa?
0,5
2
Xác định thông tin trong đoạn thơ.
3,0

a. Khổ thơ được trích trong bài thơ Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên.
0,5

b. * Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong khổ thơ:
- Điệp ngữ: mỗi (được nhắc lại hai lần).
- Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?
- Nhân hoá: Giấy-buồn, nghiên-sầu.	
* Tác dụng: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
 - Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút - tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng…
1,0

1,5
3
Thuyết minh cái phích nước.
5,0

A. Yêu cầu chung:
 Học sinh biết viết bài văn thuyết minh về một đồ vật, bố cục rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, biết dùng từ, đặt câu chính xác và diễn đạt lưu loát…


B. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
 Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.
0,5

b. Thân bài: HS trình bày được các ý sau:
* Cấu tạo:- Hình dáng của cái phích hình trụ, cao khoảng 35cm - 40cm.- Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa.- Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.- Cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột.+ Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt... để bảo quản ruột phích.+ Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
* Công dụng:- Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ…* Sử dụng, bảo quản:- Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để ở nơi khô ráo, tránh nóng và để xa tầm tay trẻ em để tránh gây nguy hiểm.- Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 10 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích nước, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ mội giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
4,0
1,5




1,0

1,5

c. Kết luận:
 Cái phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình.

0,5
Tổng điểm toàn bài:
10,0



--------------------- Hết --------------------


Đề: Thuyết minh cái phích nước (bình thuỷ).I/MB: Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.II/TB:1. Cấu tạo:- Hình dáng của cái phích hình trụ, cao khoảng 35cm - 40cm.- Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa.- Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.- Cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột.+ Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt... để bảo quản ruột phích.+ Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.2. Tác dụng:- Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.3. Sử dụng, bảo quản:- Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để ở nơi khô ráo, tránh nóng và để xa tầm tay trẻ em đẻ tránh gây nguy hiểm.- Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 10 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích nước, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ mội giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.III/KB: Cái phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình.

File đính kèm:

  • docDE GIUA KI 21314 VAN 8.doc