Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II năm học: 2013-2014 môn thi: ngữ văn 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II năm học: 2013-2014 môn thi: ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN
VIỆT YÊN
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN THI: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1. (1,0 điểm)
Hãy chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán trong các câu văn sau:
a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1)
b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
	 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2. (2,0 điểm) Cho khổ thơ sau:
 Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Trong khổ thơ trên, tác giả nguyện làm một con chim, một cành hoa và một nốt nhạc trầm. Vậy, nốt nhạc trầm trong khổ thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước nguyện nào của tác giả? 
Câu 3. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (từ 10 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
Câu 4. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau:
[…] Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà.
	Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
	- Thôi ! Ba đi nghe con ! – Anh Sáu khe khẽ nói.
	Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
	- Ba…a…a… ba!
	Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
	Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
	- Ba! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !
	Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa...
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1)
---------------------------------------------------------

PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
VIỆT YÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2013–2014
MÔN: NGỮ VĂN 9 

I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. 
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Tìm thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
1,0

a. Thành phần cảm thán: Chao ôi
0,5

b. Thành phần tình thái: Chắc
0,5
2
Xác định thông tin trong đoạn thơ.
2,0

a. Khổ thơ được trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
0,5

b. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Trong khổ thơ nó là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm tốn cống hiến cho cuộc đời. Đó là một khát vọng cao thượng và chân thành.
1,5
3
Viết đoạn văn suy nghĩ về cách ứng xử tốt đẹp trong quan hệ bạn bè.
2,0

a.Yêu cầu về kĩ năng: 
- Nắm phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội.
- Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ). 
-  Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng.


b.Yêu cầu về kiến thức: HS viết đoạn văn trình bày được các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Cách ứng xử tốt đẹp là thái độ giao tiếp, cách đối đãi, đối xử ân tình, yêu thương, trân trọng đối với bạn bè.
- Người đối xử tốt đẹp với bạn bè là người biết trân trọng bạn, yêu thương bạn, trong những va chạm thì luôn vị tha, nhân hậu, giúp bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa …
- Lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực: không biết trân trọng, yêu thương bạn, đối xử thô bạo với bạn …
- Rèn lối sống, cách ứng xử tốt đẹp với bạn bè.

0,25
0,5
0,75

0,25
0,25
4
Cảm nhận về tình cha con trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà.
5,0

A. Yêu cầu chung:
 Đây là câu nghị luận văn học. Nó đòi hỏi học sinh trình bày cảm nhận của mình về tình cha con trong một đoạn trích (trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). Bài viết cần có bố cục đầy đủ 3 phần. Về nội dung, học sinh có thể có những cách trình bày và sắp xếp riêng. 


B. Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
- Giới thiệu hình ảnh anh Sáu và bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà ở Sách Ngữ văn 9, tập 1: hai nhân vật thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le.
- Giới thiệu đoạn trích trong đề bài : thuộc khoảng giữa của đoạn trích trong sách giáo khoa. Nó nằm trong phần thuật lại sự việc lúc anh Sáu chuẩn bị trở về đơn vị. Đó cũng là lúc tình cha con của anh Sáu và bé Thu bộc lộ một cách rõ ràng, mãnh liệt và cảm động.

0,5

b. Thân bài:
- Phân tích trình bày cảm nhận:
+ Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: 
* Học sinh nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh là cha và không chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân…
* Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt: anh Sáu thì đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà; anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy; anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng xôn xao, bồn chồn.
	
+ Tình cảm cha con mãnh liệt của anh Sáu và bé Thu: nó được biểu hiện trong hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là của bé Thu:
* Bé Thu: kêu thét lên một tiếng “Ba…a…a…ba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, một tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng; nó vừa kêu vừa chạy tới, chạy thót lên, dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, tóc nó như dựng đứng lên, nó nói trong tiếng khóc, hôn ba nó cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
* Anh Sáu: bế nó lên.
	Học sinh cần khai thác giá trị biểu cảm của những chi tiết nói trên để làm rõ tình cảm cha con sâu nặng của anh Sáu và bé Thu.
+ Tình cảm cha con ấy đã gây nên một cảm xúc mãnh liệt đối với những người chứng kiến: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
	
+ Tình cảm cha con của anh Sáu và bé Thu được nhà văn Nguyễn Quang Sáng thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm lên tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

1,5





1,5




0,5

0,5


c. Kết bài:
- Tổng kết, đánh giá chung: Một đoạn văn tự sự, có tính chất trữ tình, với những chi tiết đặc sắc đã thể hiện được tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay.

0,5
Tổng điểm toàn bài:
10,0


--------------------- Hết --------------------























Câu 2:a) Yêu cầu về kĩ năng- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.- Trình bày đoạn văn (khoảng 12-15 câu), có sử dụng câu có thành phần cảm thán.( Yêu cầu: đánh số thứ tự các câu và gạch chân dưới thành phần cảm thán)b) Yêu cầu về kiến thức:- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự đồng cảm và chia sẻ của thế hệ trẻ hiện nay.- Giải thích: + “Đồng cảm”: có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ, có thể cảm nhận và chia sẻ được những cảm xúc, suy nghĩ với một ai đó.+ “Chia sẻ”: cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ cho người khác những gì mình có ( vật chất hoặc tinh thần) mà không hề toan tính thiệt hơn, hoàn toàn là tự nguyện.-> Đồng cảm và chia sẻ đều là biểu hiện của tình người, của ý thức vì người khác.- Bàn luận:+ Trong cuộc sống, không phải ai cũng hạnh phúc và sung sướng như nhau. Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng không ai giống ai.+ Vì vậy, những người gặp điều kiện tốt, được hưởng cuộc sống tốt lành hơn phải biết đồng cảm , chia sẻ, giúp đỡ những người bất hạnh thiệt thòi.+ Đó là lương tâm tâm hướng tới sự công bằng, là trách nhiệm với đồng loại, là thiên tính tự nhiên của nhiều loài, nhất là ở con người. Cha ông ta có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là vì thế.+ Đồng cảm, chia sẻ với những người thiệt thòi, bất hạnh thể hiện sự phong phú, cao quí của tâm hồn và đức hạnh.+ Đồng cảm, chia sẻ còn là một nếp sống thực tiễn, văn minh trong xã hội hiện nay. ( Dẫn chứng là điều bắt buộc khi các em làm một bài văn nghị luận xã hội)- Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ của một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay. . ( chi ra tác hại xấu đến cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của xã hội…)- Bài học nhận thức và hành động:+ Mỗi cá nhân, dù ở địa vị nào, lứa tuổi nào thì bằng khả năng, ý thức của mình đều có thể giúp đỡ, chia sẻ cùng người khác.+ Ở lứa tuổi học sinh, cần tham gia các phong trào nhân đạo của xã hội phù hợp với khả năng của mình.=> Qua việc làm đáp án cho bài nghị luận xã hội này, ad mong các mem hiểu rằng:Một con người biết thương yêu là một con người cao quí, hạnh phúc.Một xã hội nhân đạo là một xã hội văn minh, phát triển.Một cử chỉ xót thương là một hành động mạnh mẽ, thiết thực.

File đính kèm:

  • docDE GIUA KI 21314 VAN 9.doc