Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I – Năm học: 2013- 2014 Môn Ngữ Văn – Khối 11

doc9 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa học kỳ I – Năm học: 2013- 2014 Môn Ngữ Văn – Khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11
Thời gian : 90 phút. ( Không kể thời gian giao đề. )
– { —
Đề 1
Câu 1: Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
Dĩ hòa vi quý
Con nhà lính, tính nhà quan
Câu 2:
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài “ Tự tình “ (Bài II) của Hồ Xuân Hương:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng vóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại.
Mảnh tình san sẻ tí con con!

( SGK Ngữ văn 11 tập một CB- NXBGD ) 
Đề 2:
Câu 1 (2đ) : Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
Phú quý sinh lễ nghĩa
Thấy người sang bắt quàng làm họ
Câu 2 (8đ): Em hãy làm rõ bức chân dung bà Tú qua bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông,
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
( SGK Ngữ văn 11 tập một CB - NXBGD ) 




















ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11
– { —

MA TRẬN: NGỮ VĂN 11.
1. Kiểm tra giữa học kỳ 1. TG: 90 phút
 Mức độ

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
- Lý thuyết: 
Thực hành về thành ngữ
Làm văn:
- Nghị luận về một bài thơ . 
Vận dụng hiểu biết về thành ngữ để đặt câu với mỗi thành ngữ đã cho



-Viết bài văn nghị luận về một bài thơ “Tự tình”của Hồ Xuân Hương
- Viết bài văn nghị luận về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương








Số câu: 2
Tỉ lệ: 100%
Điểm: 2
Tỉ lệ: 20%


Điểm: 8
Tỉ lệ: 80%
Điểm: 10
100%
	



ĐÁP ÁN. 
NGỮ VĂN 11
Đề 1 
Câu 1: (2đ)
 Trên cơ sở hiểu được ý nghĩa của mỗi thành ngữ để đặt câu cho phù hợp:
-Thôi bạn bè cả mà! Các bạn hãy dĩ hòa vi quý đi! (1đ)
- Con nhà nông dân làm ruộng, quanh năm chỉ lo làm sao đủ ăn, sao lại đi vay mượn cầm cố để nhằm sắm xe đẹp? Đúng là "con nhà lính, tính nhà quan". (1đ)
Câu 2: (8đ)
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài “ Tự tình “ (Bài II) của Hồ Xuân Hương:

1. Về kỹ năng: 
- Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, học sinh biết phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
- Bài viết hoàn chỉnh (MB-TB-KL); diễn đạt rõ ràng, lập luận chặt chẽ kết hợp với phân tích dẫn chứng; chữ viết sach đẹp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Về kiến thức: 
 * Lưu ý: Bài làm có thể triển khai theo các cách khác nhau song cơ bản phải làm sáng tỏ những nội dung sau:
a. Mở bài: (1 đ)-Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung.-Cảm hứng về người phụ nữ trong “Tự tình” II của Hồ Xuân Hương 
b. Thân bài:- Thời đại, hoàn cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của Hồ Xuân Hương (Bà sống trong thời đại xã hội phong kiến với những quan niệm hà khắc về người phụ nữ như : Trọng nam khinh nữ ; Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng ; Bản thân Hồ Xuân Hương từng gặp nhiều bất hạnh trong tình duyên: hai lần làm lẽ, hai lần chồng đều chết sớm…) (1đ)- Người phụ nữ Việt Nam thời xưa đẹp người và đẹp nết (1.5đ)+ Họ là những người phụ nữ có tài có sắc: Trơ cái hồng nhan với nước non.- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả, ''hồng nhan bạc phận''. (1.5đ) Trong Tự tình: thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh.
 Thân phận của những người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng .- Tuy vậy nhưng từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa: (1.5đ)
 Đối với Hồ Xuân Hương thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...- Đánh giá chung đoạn thơ. (0.5đ)
+ Viết về người phụ nữ với mối đồng cảm sâu sắc là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.c. Kết bài: (1đ)- Người phụ nữ xưa phải chịu nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội.- Nhắc nhở con người phải biết trân trọng hạnh phúc của ngày hôm nay.
* Thang điểm
- Điểm 7- 8: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có những liên tưởng đặc sắc, trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi).
- Điểm 5 – 6 : Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện, còn mắc lỗi chỉnh tả, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng.
- Điểm 3 – 4: Bài làm chưa rõ ý, chưa biết áp dụng lý thuyết vào thực hành phân tích đoạn thơ, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1 – 2: Bài không có bố cục 3 phần , không nắm kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản :
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
Lưu ý: 
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0.5 điểm.

Đề 2:
Câu 1 (2đ) : 
Trên cơ sở hiểu được ý nghĩa của mỗi thành ngữ để đặt câu cho phù hợp:
- Ngày xưa nghèo đói nên cái gì cũng đơn giản và dễ hiểu, chân chất,... Ngày nay thời @ nên đâu cũng thấy sự giàu sang, kiểu cách, dáng điệu, thời trang,... đúng là "phú quý sinh lễ nghĩa" thật! (1đ)
- Anh bạn ấy vốn rất bình dị nhưng khi nghe đồn là người ca sĩ nổi danh là người cùng quê với anh thì anh đã làm tất cả những gì có thể để nhằm gặp anh ca sĩ bằng được. Đúng là... "thấy người sang bắt quàng làm họ".(1đ)
Câu 2 (8đ): Em hãy làm rõ bức chân dung bà Tú qua bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương:
1. Về kỹ năng: 
- Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương, học sinh biết phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật chân dung bà Tú.
- Bài viết hoàn chỉnh (MB-TB-KL); diễn đạt rõ ràng, lập luận chặt chẽ kết hợp với phân tích dẫn chứng; chữ viết sach đẹp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
2. Về kiến thức: 
 * Lưu ý: Bài làm có thể triển khai theo các cách khác nhau song cơ bản phải làm sáng tỏ những nội dung sau:
a. Mở bài (1đ)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 
- Khái quát chân dung bà Tú
b. Thân bài
- Bà Tú là một phụ nữ đảm đang: một mình tảo tần buôn bán, nuôi bảy miệng ăn trong gia đình. (1.5đ)
- Mặc dù ý thức được việc mình làm là vất vả, là gian khổ: buôn bán ở những nơi nguy hiểm bấp bênh khi quảng vắng, buổi đò đông, vất vả nuôi chồng, con mà nuôi năm con có lẽ không vất vả bằng nuôi một chồng vì nhu cầu của ông Tú chắc chắn nhiều hơn so với 5 đứa trẻ (chính ông Tú đã nhiều lần tự bạch trong thơ về nhu cầu của mình), nhưng bà Tú vẫn nhẫn nại, cam chịu không hề kêu ca. (1.5đ)
- Nhẫn nại, chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng, vì con như thế chỉ lí giải được bằng một lí do duy nhất là đức hi sinh, là tình yêu thương chân thành mà bà Tú dành cho chồng và con. (1.5đ)
- Có thể nói, ở bà Tú đã hội tụ đầy đủ những đức tính quý báu nhất của người phụ nữ Việt Nam. (0.5đ)
- Bài thơ thể hiện nhân cách Tú Xương: Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm của mình, cũng không lấy cái quyền hành của người chồng trong xã hội phong kiến mà phủ nhận công lao của vợ. Ngược lại ông đã dũng cảm nói lên sự thật: thói đời bạc bẽo với người phụ nữ và bản thân ông là người chồng vô tích sự cho nên, bà Tú có chồng hờ hững cũng như không. Tú Xương chửi “cha mẹ” thói đời bạc bẽo, tự trách, tự lên án bản thân mình đã làm cho gánh nặng trên đôi vai tần tảo của người vợ nặng thêm. (1đ)
c. Kết bài: (1đ)
- Đánh giá tổng quát giá trị bài thơ miêu tả bức chân dung bà Tú của Tú Xương
- So sánh liên hệ thực tế về người phụ nữ Việt Nam hiện nay

* Thang điểm
- Điểm 7- 8: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có những liên tưởng đặc sắc, trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi).
- Điểm 5 – 6 : Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện, còn mắc lỗi chỉnh tả, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng.
- Điểm 3 – 4: Bài làm chưa rõ ý, chưa biết áp dụng lý thuyết vào thực hành phân tích đoạn thơ, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1 – 2: Bài không có bố cục 3 phần , không nắm kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản :
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
Lưu ý: 
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0.5 điểm.

HẾT.

********************************













File đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 11 (Huyen).doc
Đề thi liên quan