Đề khảo sát chất lượng giữa kì I năm học 2012 - 2013 môn: Tiếng Việt

doc4 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng giữa kì I năm học 2012 - 2013 môn: Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Tiếng Việt
(Thời gian làm bài 40 phút)
I. Đọc thầm bài: “ Những người bạn tốt”(SGK TV lớp 5 tập 1 trang 64-65). Đọc câu hỏi và khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
1. Vì sao nghệ sĩ A- ri- ôn phải nhảy xuống biển?
Vì trước khi chết ông muốn hát bài hát ông yêu thích. 
Vì muốn xuống khám phá các loại động vật ở dưới biển.
Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông.
Vì A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ.
2.Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
Đàn cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ.
Đàn cá heo đến xem đám thủy thủ giết A- ri- ôn.
Đàn cá heo say sưa thưởng thức tiếng hát của A-ri-ô và cứu A-ri-ôn.
Đàn cá heo đến cứu đám thủy thủ.
3. Câu chuyện: “Những người bạn tốt” có mấy đoạn?
2 đoạn
3 đoạn
4 đoạn
5 đoạn
4. Qua câu chuyện em thấy đám thủy thủ là người như thế nào?
Tốt bụng.
Giàu nghi lực.
Tham lam, độc ác.
Nhỏ nhen, ích kỉ.
5. Theo em câu chuyện: “ Những người bạn tốt” ca ngợi sự thông minh, giàu tình cảm đối với con người đó là ai?
Đoàn thủy thủ.
Đàn cá heo.
Nghệ sĩ A- ri- ôn.
Nhà vua
II. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng ở mỗi câu hỏi sau:
6. Từ đồng nghĩa là những từ:
Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Có nghĩa không giống nhau.
Có chữ cái giống nhau.
Có nghĩa trái ngược nhau.
7. Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?
 a. Hồ Gươm, hà Nội, Kon tum, Đà Nẵng
 b. Hồ gươm, hà nội, kon tum, đà nẵng.
 c. Hồ Gươm, Hà Nội, Kon Tum, Đà Nẵng.
 d. Hồ Gươm, Hà Nội, Kon tum, Đà nẵng.
8. Từ nào sau đây trái nghĩa với từ khổng lồ?
a. To đùng
b. Bé tí
c. To tướng
d. To lớn
9. Câu nào dưới đây, từ đi được dùng với nghĩa gốc?
Em bé đang tập đi.
Ngày mai, chị đi ô tô hay đi tàu?
Ông nội tôi đã ra đi mãi mãi.
Chị ấy đã đi quá xa vấn đề chính.
10. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ thiên nhiên?
Tất cả những gì do con người tạo ra.
Tất cả những gì không do con người tạo ra.
Tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh con người.
Tất cả những thứ tồn tại trong đời sống.
11. Âm “cờ” đứng trước i, ê, e viết là:
	a. c	b. k	c. q	d. qu	
12. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
	a. Trăng đã lên cao./Kết quả học tập cao hơn trước.	
	b. Trăng đậu vào ánh mắt./hạt đậu đã nảy mầm.
	c. Ánh trăng vàng trải khắp nơi./Thì giờ quí hơn vàng.
	d. Mặt trời mọc đằng đông. /Cỏ mọc nhiều ở vườn sau.
13. Cấu tạo của một bài văn tả cảnh gồm?
	a. Gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, nêu cảm xúc.
	b. Gồm có 3 phần: Mở bài, thân, kết bài.
	c. Gồm có 3 phần: Mở bài, thân bài, nêu nhận xét
	d. Gồm có 4 phần: Mở bài, tả từng phần, tả chi tiết, kết bài. 
14. Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu?
	a. Âm đầu
	b. Âm đệm
	c. Âm chính
	d. Âm cuối
15. Thành ngữ nào dưới đây nói lên phẩm chất Mạnh dạn, táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến ?
	a. Chịu thương chịu khó.
	b. Dám nghĩ dám làm.
	c. Muôn người như một.
	d. Trọng nghĩa khinh tài.
16. Những từ nào dưới đây chỉ công nhân?
	a. Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
	b. Thợ cấy, thợ cày
	c. Tiểu thương, chủ tiệm
	c. Thợ điện, thợ cơ khí
17. Từ nào dưới đây chỉ người cùng một chí hướng ?
	a. Đồng quê
	b. Đồng môn
	c. Đồng chí
	d. Đồng thời
18. Ý nào sau đây thích hợp để giải thích ý nghĩa chung của các câu tục ngữ Lá rụng về cội; Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng?
	a. Làm người phải thủy chung.
	b. Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
	c. Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.
	d. Đi đâu cũng nhớ về quê hương.
19. Khi viết, dấu thanh được đặt ở đâu trong tiếng có chứa nguyên âm đôi và âm cuối?
	a. Dấu thanh được đặt trên âm đầu hoặc âm đệm
	b. Dấu thanh được đặt trên âm đầu hoặc âm chính
	c. Dấu thanh được đặt trên chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi.
	c. Dấu thanh được đặt ở trên chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi.
20. Âm “ngờ” đứng trước i, ê, e viết là:
	a. g	b. gh	c. ng	d. ngh
21. Từ trái nghĩa là những từ:
Có nghĩa không giống nhau.
Có nghĩa gần giống nhau.
Có nghĩa trái ngược nhau.
Có các chữ cái không giống nhau.
22. Từ trái nghĩa với từ giữ gìn là:
 a. Chia rẻ
 b. Ghét bỏ
 c. Xung đột
 d. Hủy hoại
23. Cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau tả về hành động ?
 a. buồn - vui
 b. tốt - xấu
 c. cao - thấp
 d. khóc - cười
24. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ nhô trong câu Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm ?
 a. mọc, ngoi, đựng
 b. mọc, ngoi, nhú
 c. mọc, nhú, đội
 d. mọc, nhú, đựng
25. Từ nào dưới đây là từ trái nghĩa với từ chìm trong câu Trăng chìm vào đáy nước ?
 a. trôi
 b. lặn
 c. nổi
 d. ngoi
26. Trong các từ sau đây, từ nào viết đúng chính tả ?
 a. nghĩ ngơi
 b. nghỉ ngơi
 c. ngỉ ngơi
 d. ngĩ ngơi 
27. Trong các dãy từ sau đây dãy từ nào có nghĩa không hoàn toàn ?
 a. Hổ, cọp, hùm
 b. Ăn, xơi, chén
 c. Ba, bố, cha
 c. Má, mẹ, u
28. Trong các dãy từ sau đây, dãy từ nào có nghĩa hoàn toàn ?
 a. Mang, vác, khiêng
 b. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm
 c. Sáng trưng, sáng quắc, sáng rực
 d. heo, lợn, ỉn
29. Trong các từ sau đây, từ nào viết đúng chính tả ?
 a. ghé gỗ 
 b. ghế ghỗ
 c. ghế gỗ
 d. gế gỗ
30. Nhóm từ nào sau đây là nhóm từ đồng nghĩa ?
 a. Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
 a. Lung linh, long lanh, lấp loáng, hiu hắt.
 c. Vắng vẻ, hiu quạnh, hiu hắt, lấp loáng.
 d. Lấp loáng, lấp lánh, long lanh, hắt hiu.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT L5.doc