Đề khảo sát chất lượng học kì I (đề 1) - Môn: Sinh học lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kì I (đề 1) - Môn: Sinh học lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề khảo sát chất lượng học kì i( Đề 1) Môn : Sinh học lớp 9 Câu 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau : 1) Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền ? a ) ARN thông tin ; c )ARN ri bô xôm ; b ) ARN vận chuyển ; d ) Gồm cả a , b và c 2 ) Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây ? a ) Sự tạo thành hợp tử b ) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội c ) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái d ) Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái 3 ) ở cà chua gen A quy định tính trạng quả đỏ , gen a quy định tính trạng quả vàng . Khi cho lai cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng người ta thu được kết quả ở F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 quả đỏ : 1 quả vàng. Kiểu gen nào của P trong phép lai trên đúng với trường hợp nào sau đây : a ) AA x AA ; c) aa x aa ; b ) aa x aA ; d) aa x aa 4 ) ở chó , lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài . P : Lông ngắn x Lông dài , kết quả F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây : a )Toàn lông ngắn ; b) Toàn lông dài ;c)1 lông ngắn : 1 lông dài d)Cả b và c e) Cả a và c f ) Cả a, b và c 5 ) Bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là do : Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho các tế bào con a) Sự phân chia đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho các tế bào con b) Sự phối hợp các quá trình : Nguyên phân , giảm phân và thụ tinh c) Sự phối hợp các quá trình : Nguyên phân , giảm phân 6 ) Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhăn , có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn . Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn ,không tua cuốn : 2 hạt trơn , có tua cuốn : 1 hạt nhăn , có tua cuốn . Kết quả phép lai được giải thích theo định luật di truyền nào dưới đây : a) Theo định luật phân li b) Theo di truyền trội không hoàn toàn c) Theo di truyền liên kết d) Theo di truyền độc lập Câu 2 : ADN tự nhân đôi dựa trên những nguyên tắc nào ? Kết quả và ý nghĩa quá trình tự nhân đôi của ADN ? Câu 3 : Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm phân I có gì khác nhau ? Câu 4 : Phân biệt thường biến và đột biến ? Câu 5 : Kết quả 1 phép lai có tỉ lệ kiểu hình là 3: 3 : 1 : 1 . Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên ? 2 . Đáp án – biểu điểm ( Đề 1- kì I -sinh9) Câu 1 (3 đ). Mỗi ý đúng 0,5 đ. 1a , 2c , 3d , 4e , 5c , 6c . Câu 2 ( 2 đ) a. ADN tự nhân đôi dựa trên nguyên tắc : + Nguyên tắc bổ sung ( 0,5 đ ) + Nguyên tắc giữ lại một nữa (0,5 đ) b . kết quả : Từ một phân tử ADN sau khi nhân đôi hình thành 2 phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ ban đầu ( 0,5 đ ) c. ý nghĩa : là cơ sở của sự nhân đôi NST tạo nên 2 NST chị em ( 0,5 đ ) Câu 3 : (2 đ)Những diẽn biến cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm phân I có sự khác nhau: Các kỳ Nguyên phân GPI Kỳ đầu - Không có sự tiếp hợp cặp đôi và trao đổi chéo của các NST kép trong cặp NST kép tương đồng ( 0,5 đ ) - Có sự tiếp hợp cặp đôi theo chiều dọc và có thể xẩy ra trao đổi chéo giiữa các NTS kép tương đồng ( 0,5 đ ) Kỳ giữa - Các NTS kép tập trung thành một hàng trên mặt phảng xích đạo của thoi phân bào ( 0,25 đ ) - Các NTS kép tập trung thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào (0,25đ ) Kỳ sau - Có sự phân li đồng đều của NST đơn về hai cực của tế bào ( 0,25 đ ) - cá sự phânli độc lập của các NST kép trong cặp về hai cực của TB ( 0,25 đ ) Câu 4 : (2 đ) Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ) - Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện sống (0,25đ) - Là những phản ứng có lợi giúp sinh vật thích nghi thụ động với những thay đổi của môi trường (0,25 đ) - Không di truyền được (0,25 đ) - Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ) - Biến đổi có tính chất cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng (0,25 đ) - Đa số là có hại, có thể có lợi hoặc trung tính là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá (0,25 đ) - Di truyền được (0,25 đ) Câu 5 : ( 1 đ ) Tỉ lệ KH 3 : 3 : 1 : 1 = ( 3 : 1 ) ( 1 : 1 ) Để có kết quả phép lai có tỉ lệ 1 : 1 thì KG của P phải dị hợp tử 1 cặp gen P : Aa x Aa ( 0,25 đ ) Để có kết quả phép lai có tỉ lệ 1 : 1 thì KG của P phải một bên dị hợp tử về một cặp gen và một bên đồng hợp tử về gen lặn P : Bb x bb ( 0,25 đ ) Vậy KG của phép lai trên là AaBb x Aabb ( 0,25 đ ) đề khảo sát chất lượng học kì iI ( Đề 1) Môn : Sinh học lớp 9 Câu 1 : Khoanh tròn vào đầu chữ cái câu trả lời đúng : 1. Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loại sinh vật có quan hệ với nhau về : a. Nguồn gốc ; b. Kí sinh c. Dinh dưỡng d. Cạnh tranh 2. Hệ sinh thái bao gồm : a. Các quần xã SV b. SV tiêu thụ và SV phân giải c. Các sinh cảnh d. Quần xã SV và môi trường sống của quần xã 3. Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định là : a. Quần xã sinh vật b. Quần thể sinh vật c. Hệ sinh thái d. Tổ sinh thái 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể : a. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung. b. Có khả năng sinh sản c. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời d. Có quan hệ với môi trường 5. Mối quan hệ quan trọng đảm bảo tính gắn bó trong quần xã SV là nhờ mối quan hệ : a. Hợp tác b. Cộng sinh c. Dinh dưỡng d. Hội sinh 6. Diễn thế sinh thái là : a. Tăng số lượng quần thể c. Thay quần xã này bằng quần xã khác b. Sự thay đổi cấu trúc của quần thể d. Mở rộng vùng phân bố của quần xã 7. Mắt xích nào trong chuỗi thức ăn hình thành năng suất sơ cấp ? a. Vi sinh vật b. Thực vật c. ĐV ăn thực vật d. ĐV ăn thịt 8. Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về : a. Cạnh tranh b. Kí sinh c. Cộng sinh d. Hội sinh Câu 2 : Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào ?Có ưu nhược điiểm gì so với chọn lọc hàng loạt và thích hợp với đối tượng nào ? Câu 3 : Vì sao nói nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật ? Câu 4 : Thế nào là một quần thể sinh vật ? hãy lấy 2 ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau ? Đáp án – Biểu điểm L đề1-kìII- sinh 9) Câu 1 : (4 đ) : Mỗi ý đúng cho 0,5 đ : 1c; 2d; 3b; 4c; 5c; 6c; 7b; 8c. Câu 2 : (2 đ) Cách tiến hành chọn lọc cá thể (1đ) Năm thứ nhất : trên ruộng chọn giống khởi đầu, người ta chọn ra những cá thể tốt nhất (0,25 đ) Năm thứ hai : Hạt của mỗi cây được gieo riêng từng dòng để so sánh (0,25 đ) So sánh các cá thể các dòng chọn lọc của năm thứ 2 với dòng gốc và giống đối chứng sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất, đáp ứng mục tiêu đặt ra (0,5 đ) ưu, nhược (0,5 đ) ưu : Phối hợp được việc chọn lọc dựa trên KH với việc kiểm tra KG, nhanh đạt kết quả (0,25 đ) Nhược : Đòi hỏi phải công phu, chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi. Đối tượng thích hợp (0,5 đ) Các cây tự thụ phấn, những cây có thể nhân giống bằng cành – củ – mắt ghép (0,25 đ) ở vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra được giống qua đời con ... (0,25đ) Câu 3 : (2,25 đ) Nhiệt độ ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái của sinh vật (1,25 đ) Những cây ở vùng nhiệt đới trên bề mặt lá có tầng cuticun dày có tác dụng hạn chế bốc hơi nước (0,5 đ) Thú có lông sống ở vùng lạnh lông dài và dày hơn lông của loài thú đó nhưng sống ở vùng nóng (0,25 đ) Kích thước cá thể của các cá thể cùng loài như chim, thú sống ở nơi nhiệt độ thấp thường lớn hơn bọn sống ở nơi có nhiệt độ cao (0,5 đ) Nhiệt độ ảnh hưởng tới đặc điểm sinh lý của sinh vật (1 đ) : Những cây sống ở vùng ôn đới về mùa đông giá lạnh cây thường rụng lá. (0,5 đ) Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh bằng cách chui vào hang - ngủ đông hoặc ngủ hè ... (0,5 đ) Câu 4 : (1,75 đ) Quần thể sinh vật : (1,25 đ) Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới (0,75 đ) -Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau (0,5 đ) Ví dụ : -Ví dụ các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau (0,25 đ) - Ví dụ các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau (0,25 đ) đề kiểm tra học kì II ( Đề 2) Môn sinh học lớp 9 Câu I : Em hãy chọn các tài nguyên ở cột B ghép với các dạng tài nguyên ở cột A và ghi vào cột kết quả : Cột A(các dạng tài nguyên ) Ghi kết quả Cột B (các tài nguyên ) 1. Tài nguyên tái sinh 2. Tài nguyên không tái sinh 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu a. Khí đốt tự nhiên b. Tài nguyên nước c.Tài nguyên đất d. Năng lượng gió e. Dầu lửa f. Tài nguyên sinh vật h. Bức xạ mặt trời i. Than đá k. Năng lượng thuỷ triều l. Năng lượng suối nước nóng Câu II :Em hãy khoanh vào các chữ cái (a,b,c.) ở đầu câu đúng : a. ánh sáng ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái ,sinh lí và sinh sản của thực vật b. ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới khả năng định hướng và di chuyển của động vật c. Thú có lông sống ở vùng lạnh ,có lông dày và dài hơn thú cùng loài sống ở vùng nóng d. Thú sống vùng nhiệt đới có kích thước lớn hơn thú cùng loài sống ở vùng lạnh Câu III :Theo em tài nguyên rừng thuộc loại tài nguyên nào ?Vì sao ? Sử dụng tài nguyên rừng hợp lí có ảnh hưởng thế nào tới các tài nguyên đất ,tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật ? Câu IV : Nguyên nhân nào đã dẫn tới sự thoái hoá giống trong tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật ? Trong chọn giống người ta sử dụng tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì ? Câu V : Ưu thế lai là gì ? vì sao ưu thế lai biểu hiên cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ ? biểu điểm chấm kiểm tra học kì II môn sinh 9 ( Đề 2) CâuI:2,5 điểm. 1. a,c,g ; 2. a,e,i ; 3.d,h,k,l ( Mỗi ý 0,25 điểm) CâuII: 1,0 điểm -Câu đúng: A và C ( Mỗi ý đúng 0,25 điểm) Câu III:2,5 điểm/ - Tài nguyên rừng thuộc tài nguyên tái sinh (0,5 điểm) -Vì: Nếu biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có thểphục hồi sau mỗi lần khai thác. (0,5 điểm) -Sử dụng hợp lí tài nguyên rứngẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và tài nguyên sinh vật khác. (0,5 điểm) - Cây rừng hấp thụ chất khoáng, nước trong đất nhưng xác sinh vật rừng phân giải cung cấp chất mùn , khoáng cho đất. (0,5 điểm) -Cây rừng hạn chế tốc độ dòng chảy, hạn chế xói mòn, giữ nước ngầm. (0,25 điểm) -Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. (0,25 điểm) CâuIV:2,0 điểm + Nguyên nhân thoái hoá giống: - Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ thể dị hợp giảm và thể đồng hợp tử tăng( kể cả đồng hợp tử trội và đồng hựp tử lặn) (0,5 điểm) - Gen lặn thường là gen xấu hoặc có hại . (0,5 điểm) + Trong chọn giống người ta sử dụng tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn hoặc tạo dòng thuần.(1,0 điểm) Câu V: 2 điểm +Nêu khái niệm ưu thế lai . (1,0 điểm) +Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1vì: -F1 có sự tập trunggen trội có lợi cao nhất và ở F1 các gen ở trạng thái dị hợp nên tính trạng lặn không được biểu hiện ra bên ngoài. (0,5 điểm) -Các thế hệ sau tỉ lệ dị hợp giảm ,đồng hợp tăng hợp nên tính trạng lặn được biểu hiện ra bên ngoài. (0,5 điểm) Tổng: 10 điểm đề kiểm tra học kì I ( Đề 2) Môn sinh học lớp 9 Câu I:Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng: 1. kết quả của nguyên phân các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng : a. 2n NST đơn ; b. 2n NST kép ; c. n NST đơn ; d. n NST kép . 2.Kết thúc kì cuối của giảm phân I số NST trong tế bào con là: a. 2n NST đơn ; b. 2n NST kép ; c. n NST đơn ; d. n NST kép . 3.Loại A RN có chức năng truyền đạt thong tin di truyền là: a.t.A RN ; b. r.A RN ; c. m.A RN ; d. Cả a,b và c. 4.ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là: a. Sự chia đều tế bào chất cho 2 tế bào con. b. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con. c. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. d. Đảm bảo cho 2 tế bào con giống tế bào mẹ. 5. ở lúa thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp.P: Thân cao x Thân thấp, F1 thu được tỷ lệ 1 thân cao : 1 thân thấp. ( Gen A qui định thân cao, gen a qui định thân thấp). Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau: a. P: AA x aa; b. . P: Aa x aa; c. cả a và b. 6. ở cà chua gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng, gen B qui định quả tròn, gen b qui định quả bầu dục.( Mỗi gen qui định 1tính trạng và nằm trên 1 NST). Khi cho cà chua quả đỏ, tròn lai với cà chua quả vàng, bầu dục, F1 thu được tỷ lệ : 1 đỏ, tròn: 1 đổ, bầu, dục : 1vàng, tròn : 1 vàng, bầu dục. Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau: a.P: AABB xaabb ; b.P: AaBb xaabb ; c.P: AaBB xaabb ; d.P: AABb xaabb CâuII: Phân biệt: Đột biến và thường biến; NST thường và NST giới tính ? Câu III: Vì sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật, nhưng người ta vẫn sử dụng tong chọn giống? Câu IV: Giải thích vì sao tỷ lệ con trai và con gái trong tự nhiên xấp xĩ 1: 1? biểu điểm chấm kiểm tra học kì I môn sinh 9 ( Đề 2) CâuI: 3 điểm ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm) 1.a ; 2. d ; 3. c ; 4. c ; 5. b ; 6. b Câu II: 3,5 điểm * Phân biệt đột biến và thường biến:2,0 điểm ( Mỗi ý đúng 0,5 điểm ) Thường biến Đột biến - Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ) - Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện sống (0,25đ) - Là những phản ứng có lợi giúp sinh vật thích nghi thụ động với những thay đổi của môi trường (0,25 đ) - Không di truyền được (0,25 đ) - Biến đổi kiểu hình, không liên quan đến sự thay đổi của (ADN, NST) (0,25 đ) - Biến đổi có tính chất cá thể, ngẫu nhiên, vô hướng (0,25 đ) - Đa số là có hại, có thể có lợi hoặc trung tính là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá (0,25 đ) - Di truyền được (0,25 đ) *Phân biệt NST thường và NST giới tính: (1,5 điểm) NST thường NST giới tính - Thường tồn tại lớn hơn 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.( 0,25 đểm) - Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng 0,25 đểm) - Chỉ mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể 0,25 đểm) - Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội 0,25 đểm) - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY ) (0,25 đểm) -Mang gen qui định tính trạng giới tính, tính trạng thường có hoặc không liên quan đến giới tính. 0,25 đểm) CâuIII: 2 điểm. Nêu được các ý : - Đột biến gen phá vỡ tính thống nhất hai hoà trong kiểu gen đã được CLTN giữ lại. (0,5 đểm) -Đột biến gen có khả năng biểu hiện thành kiểu hình. (0,5 đểm) --Đa số đột biến gen ở trạng thái gen lặn. (0,5 đểm) - Nếu gặp tổ hợp gen thích hợp , đột biến gây hại trở thành có lợi sẽ là nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. (0,5 đểm) Câu IV: 2 điểm -Cặp NST giới tính ở nữ là XX, ở nam là XY. (0,5 đểm) - Khi phát sinh giao tử nữ chỉ cho 1 loại trứng là X, còn nam cho 2 loại tinh trùng với tỷ lệ ngang nhau là 1X: 1Y(0,5 đểm) - Khi thụ tinh xác suất gặp gỡ giữa tinh trùng X và tinh trùng Y với trứng là ngang nhau.nên tạo ra 2 loại hợp tử XX và XY với tỷ lệ 1:1. (0,5 đểm) -Khả năng sống sót của 2 loại hợp tử trên ngang nhau, nên tỉ lệ nam , nữ trong tự nhiên là 1:1 (0,5 đểm)
File đính kèm:
- Tong hop de KT Sinh hoc 9 1 nguoi tai 2 nguoi vui.doc