Đề khảo sát chất lượng - Học kì I - Môn: Sinh 8

doc12 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng - Học kì I - Môn: Sinh 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr¦êng thcs phï hãa §Ò kscl häc k× I N¨m häc: 2011-2012
Số báo danh:
 Môn: sinh
 Lớp: 8
Mã đề: 01
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1: (4.0 điểm)
 Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh thành phần cấu tạo và tính chất của xương?
Câu 2: (2.0 điểm)
 Phân biệt đồng hoá với dị hoá? Trình bày mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá? 
Câu 3. (2.0 điểm)
 Quá trình đông máu diễn ra như thế nào? Tại sao người mập hay bị bệnh huyết áp cao?
Câu 4: (2.0 điểm)
 Ống tiêu hoá có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Với đặc điểm cấu tạo đó ống tiêu hoá có chức năng gì?
Tr¦êng thcs phï hãa HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM kscl
 häc k× I N¨m häc: 2011-2012
Mã đề: 01
 Môn: sinh
 Lớp: 8
Câu 1: (4.0 điểm)
Chuẩn bị:
- Mẫu vật: Hai xương đùi gà hoặc hai xương đùi ếch. 0.25 điểm
- Dung dịch axit HCL 10%. 0.25 điểm
- 01đèn cồn. 0.25 điểm
- 01 cốc nước lã. 0.25 điểm
Tiến hành:
- Lấy 01 xương đùi gà:
+ Ngâm trong dung dịch axit HCL 10% trong 15 phút 0.25 điểm
+ Vớt xương ra rữa sạch dung dịch HCL, uốn công xương. 0.25 điểm
- Lấy 01 xương đùi gà khác:
+ Đốt trên ngọn lữa đèn cồn cho đến khi cháy sạch. 0.25 điểm
+ Dùng tay bóp nhẹ. 0.25 điểm
Hiện tượng:
Xương ngâm trong dung dịch HCL 10% sau 15 phút thì uốn có cảm giác mềm, dẽo. 0.25 điểm
Xương đốt cháy sạch khi bóp thì xương vỡ vụn ra. 0.25 điểm
Kết luận:
KL1:
+ Khi ngâm trong dung dịch HCl thì chất vô cơ bị phân huỷ. 0.25 điểm
+ Thành phần còn lại là chất hữu cơ, nên xương uốn thì mềm. 0.25 điểm
Trong thành phần của xương có chất hữu cơ, chất hữu cơ tạo cho xương có tính mềm dẽo. 0.25 điểm
KL2: 
+ Khi đốt xương thì chất hữu cơ bị cháy hết. 0.25 điểm
+ Thành phần còn lại là chất vô cơ. 0.25 điểm
Trong thành phần cấu tạo của xương có chất vô cơ, chất vô cơ tạo cho xương có tính rắn chắc. 0.25 điểm
Câu 2: (2.0 điểm)
Phân biệt đồng hoá với dị hoá:
ĐỒNG HOÁ
DỊ HOÁ
Tổng hợp chất đơn giản thành chất đặc trưng.
Tích luỹ năng lượng
Phân huỷ chất đặc trưng thành chất đơn giản.
Giải phóng năng lượng.
(Phân biệt mỗi ý đúng đạt 0.5 điểm, cả 02 ý đúng đạt 1.0 điểm)
Mối quan hệ giữa đồng hoá với dị hoá:
+ Đồng hoá và dị hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. 0.5 điểm
+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá giải phóng năng lượng để đồng hoá hoạt động. 0.5 điểm
 Câu 3: (2.0 điểm)
* Quá trình đông máu:
- Khi máu chảy ra khỏi mạch, tiểu cầu va chạm vào bờ vết thương và vỡ. 0.25 điểm
- Khi vỡ tiểu cầu giải phóng enzim. 0.25 điểm
- Enzim kích thích chất sinh tơ máu kết hợp ion can xi hai cộng tạo thành sợi tơ máu. 0.25 điểm
- Sơi tơ máu kết dính với nhau tạo thành mạng lưới, ôm giữ các tế bào máu.
 0.25 điểm
- Tạo thành cục máu đông bịt kín vết thương. 0.25 điểm
* Người mập hay bị huyết áp cao vì:
- Người mập lòng động mạch bị mỡ hoá nên hẹp. 0.25 điểm 
- Máu chảy trong mạch với tốc độ cao, sinh ra huyết áp cao. 0.25 điểm
- Có trường hợp mỡ bị phân huỷ gây tắc mạch máu, gây nên tai biến. 0.25 điểm
Câu 4: (2.0 điểm)
Cấu tạo ống tiêu hoá gồm các bộ phận:
+ Khoang miệng. 0.25 điểm
+ Hầu. 0.25 điểm
+ Thực quản. 0.25 điểm
+ Dạ dày. 0.25 điểm
+ Ruột non. 0.25 điểm
+ Ruột già. 0.25 điểm
Tất các bộ phận trên được cấu tạo gồm 4 lớp, đăc biệt ở dạ dày lớp cơ còn có thêm cơ chéo. 0.25 điểm
- Chức năng của ống TH: với đặc điểm cấu tạo trên ống tiêu hoá có thể tiêu hoá về mặt cơ học thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hoá hoá học.0.25 điểm 
Tr¦êng thcs phï hãa §Ò kscl häc k× I. N¨m häc: 2011-2012
Số báo danh:
 Môn: sinh
 Lớp: 8
Mã đề: 02
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
Câu 1: (4.0 điểm)
 Em hãy trình bày các bước xử lý trong trường hợp người bị gãy xương cẳng tay?
Câu 2: (2.0 điểm)
 Em hãy kể tên các tuyến tiêu hoá của người? Tuyến tiêu hoá có chức năng gì?
Câu 3: (2.0 điểm)
 Em hãy nói rõ cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu?
Câu 4: (2.0 điểm)
 Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ tế bào với qúa trình chuyển hoá vật chất và năng lượng?
Tr¦êng thcs phï hãa HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM kscl
 häc k× I N¨m häc: 2011-2012
Mã đề: 02
 Môn: sinh
 Lớp: 8
Câu 1: (4.0 điểm)
Các bước xử lý khi bị gãy xương cẳng tay: 
Chuẩn bị:
Hai nẹp tre hoặc gỗ(một nẹp dài từ lòng bàn tay đến mép trong khửu tay, một nẹp dài từ mép ngoài lòng bàn tay đến cùi tay) 0.5 điểm
Băng y tế, dây vải, giẻ sạch hoặc giấy mỏng. 0.25 điểm 
Gạc để lót. 0.25 điểm
Băng tam giác. 0.25 điểm
Tiến hành:
Dùng giẻ hoặc giấy sạch lau phần tay bị gãy. 0.25 điểm
Kiểm tra xem có bị vết thương hở không. 0.25 điểm
- Nếu có vết thương hở bì băng bó vết thương (không có thì bỏ qua bước này). 0.25điểm
Lót gạc phía phần da của tay dễ cọ xát với nẹp. 0.25 điểm
Đặt nẹp vào hai bên tay. 0.25 điểm
Dùng dây hoặc băng buộc cố định nẹp hai bên phần xương gãy. 0.25 điểm
Buộc tiếp hai dây hoặc băng hai đầu nẹp. 0.25 điểm
Dùng băng tam giác treo tay vừa băng bó lên cổ. 0.25 điểm
Đưa đi cơ sở y tế để chụp phim, kiểm tra lại. 0.25 điểm
Lưu ý: Khi bị gãy không dùng tay nắn bóp, vì có thể xương bị mẻ làm đâm vào các mạch máu gây đứt mạch máu. 0.5 điểm
Câu 2:(2.0 điểm)
Các tuyến tiêu hoá:
+ Tuyến nước bọt. 0.25 điểm
+ Tuyến vị. 0.25 điểm
+ Tuyến gan. 0.25 điểm
+ Tuyến tuỵ. 0.25 điểm
+ Tuyến ruột. 0.25 điểm
Tuyến tiêu hoá có chức năng: 
+ Tiêu hoá về mặt hóa học thức ăn. 0.25 điểm
 + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra sau này.
 0.5 điểm
Câu 3:(2.0 điểm)
Khi có vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập thì bạch cầu thiết lập 3 hàng rào bảo vệ:
- Tế bào bạch cầu mô nô và bạch cầu trung tính hình thành chân giả bao vây và tiêu diệt VR, VK. 0.5 điểm
- Vô hiệu hoá kháng nguyên theo cơ chế chìa khoá, ổ khoá 0.5 điểm
- Tế bào limphô T:
+ Tiết prôtêin đặc hiệu. 0.5 điểm
+ Nhận dạng TB bị bệnh diệt TB bị bệnh và diệt luôn VK, VR. 0.5 điểm
Câu 4: (2.0 điểm)
Trao đổi chất ở cấp độ TB là:
+ Môi trường trong cơ thể cung cấp những chất cần thiết cho tế bào. 0.5 điểm
+ Tế bào thải ra môi trường trong những sản phẩm phân huỷ. 0.5 điểm.
Chuyển hoá vật chất và năng lương gồm: 
+ Hai quá trình ngược chiều nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. 0.5 điểm
+ Đồng hoá tống hợp chất đơn giản thành chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng, dị hoá phân giải chất đặc trưng và giải phóng năng lượng. 0.5 điểm
Tr¦êng thcs phï hãa §Ò kscl häc k× I. N¨m häc: 2011-2012
Số báo danh
 Môn: sinh
Mã đề: 01
 Lớp: 9
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1: (2.0 điểm)
 Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng? ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
 Câu 2: (2.0 điểm)
 Một đoạn gen có N = 3000 nuclêôtít, số nuclêôtít loại A = 900 nu.
Tính chiều dài và khối lượng của ADN trên.
Tính số lượng và phần trăm từng loại nuclêôtít của gen
 Câu 3:(4.0 điểm)
 Dựa vào kiểu hình, làm thế nào để nhận biết được thường biến và đột biến? Hãy kể tên một số loại đột biến thường gặp trong cuộc sống?
 Câu 4:(2.0 điểm)
 Di truyền kiên kết của Moogan đã bổ sung gì cho hiện tượng phân li độc lập của Men đen? Tại sao trong các thí nghiệm trên thì số lượng F2 phải lớn?
Tr¦êng thcs phï hãa HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM kscl
 häc k× I N¨m häc: 2011-2012
Mã đề: 01
 Môn: sinh
 Lớp: 9
Câu 1:(2.0 điểm)
Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng với trẻ đồng sinh khác trứng:
ĐỒNG SINH CÙNG TRỨNG
ĐỒNG SINH KHÁC TRỨNG
- Gồm 01 trứng thụ tinh với 01 tinh trùng tạo thành 01hợp tử.
- Cùng kiểu gen.
- Cùng giới
- Giống nhau như hai giọt nước
- Gồm 02 trứng thụ tinh 02 tinh trùng, tạo thành 02 hợp tử.
- Khác kiểu gen
- Cùng giới hoặc khác giới
- Chỉ giống nhau như hai anh em ruốt
(Mỗi ý so sánh đúng 0.25điểm, cả 04 ý đúng đạt 1.0 điểm).
Nghiên cứu trẻ đồng sinh để:
+ Biết được tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào KG. 0.5 điểm
+ Tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện môi trường sống. 0.5điểm
Câu 2: (2.0 điểm) 
Chiều dài và khối lượng của ADN trên là:
- Chiều dài:
Từ công thức 0.25điểm
Thay số vào ta có: 0.25 điểm
- Khối lượng của ADN là:
 Từ công thức: M = N.300đvC. 0.25điểm Thay số vào ta có: M = 3000.300 = 900.000đvC 0.25 điểm
 b. Số lượng và % các loại nuclêôtít là:
Số lượng từng loại nuclêôtít:
+ A = T = 900nu. 0.25 điểm
+ Từ công thức: Thay số váo ta có: 
 G=X=600nu. 0.25 điểm 
% từng loại nuclêôtít là:
+ 0.25 điểm
+ Từ công thức:%A+%G=50%=>%G= 50% - %A. Thay số vào ta có:
 %G = 50%-30% = 20%. Vậy %G = %X = 20% . 0.25 điểm
Câu 3:(4.0 điểm)
- Dựa vào kiểu hình nhận thấy thường biến với đột biến.
THƯỜNG BIẾN
ĐỘT BIẾN
- Biến đổi kiểu hình hàng loạt
- Khi lấy làm giống thì không thấy có sự di truyền
- Biến đổi kiểu hình một số cá thể.
- Khi làm giống có sự DT.
(Mỗi ý đúng 0.5 điểm, cả 04 ý đúng 2.0 điểm)
- Một số loại đột biến thường gặp:
+ Đột biến gen: mất cặp, thêm cặp,thay thế cặp nuclêôtít. 0.5 điểm
+ Đột biến NST: 0.5 điểm
. ĐB cấu trúc NST: Mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn. 0.5 điểm
. ĐB số lượng NST: thể dị bội và thể đa bội. 0.5 điểm
Câu 4: (2.0điểm)
Moocgan bổ sung cho Men đen:
+ Không những có hiện tượng PLĐL mà còn có hiện tượng DTLK 0.5 điểm
+ Mỗi NST không những mang một gen mà còn có thể mang nhiều gen 0.5 điểm
+ Không những mỗi gen quy định 01 tính trạng mà còn có thể nhiều gen cùng quy định một tính trạng, một gen không những quy định một tính trạng mà còn có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau. 0.5 điểm
Trong các thí nghiệm trên số lượng cá thể F2 phải đủ lớn để:
 Tính chính xác càng cao. 0.5 điểm
Tr¦êng thcs phï hãa §Ò kscl häc k× I. N¨m häc: 2011-2012
Số báo danh
 Môn: sinh
Mã đề: 02
 Lớp: 9
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1: (2.0 điểm)
 Một đoạn gen có N = 2000 nuclêôtít, số % nuclêôtít loại A = 20%.
Tính chiều dài và khối lượng của ADN trên.
Tính phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtít của gen
 Câu 2:(4.0 điểm)
 Em hãy cho biết những biến đổi về hình thái NST qua các kỳ của quá trình nguyên phân?
 Câu 3: (2.0 điểm)
 Một đôi trai gái bình thường, được sinh ra trong 2 gia đình đã có người bị mắc bệnh máu khó đông. Em hãy cho biết:
Bệnh máu khó đông mà có người trong hai gia đình trên đã mắc là loại bệnh gì?
Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định
Nếu cưới nhau họ sinh con đầu lòng bị bệnh máu khó đông thì họ nên sinh con nữa không? vì sao?
 Câu 4:(2.0 điểm)
 Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp có gì khác với hiện tượng di truyền liên kết?
Tr¦êng thcs phï hãa HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM kscl
 häc k× I N¨m häc: 2011-2012
Mã đề: 02
 Môn: sinh
 Lớp: 9
Câu 1: (2.0 điểm)
a.Chiều dài và khối lượng của ADN là:
- Chiều dài: 
 Từ công thức: 0.25 điểm 
 Thay số vào ta có:  0.25 điểm
- Khối lượng:
Từ CT: M= N.300đvC 0.25 điểm
Thay số vào ta có: M=2000.300=600.000đvC 0.25 điểm
b.% và số lượng từng loại nuclêôtít của gen là:
- % từng loại nu:
+ % A = %T = 20% 0.25 điểm
+ Từ công thức:%G+%A=50%=> %G=50% - A% . Thay số vào ta có:
%G = 50%-20% = 30% . Vậy %G=%X=30% 0.25 điểm
SLtừng loại nuclêôtít:
 0.25 điểm
 + 0.25 điểm
(nếu HS làm cách khác đúng vẫn đạt được điểm tối đa).
Câu 2: (4.0 điểm)
- Kỳ đầu NST bắt đầu đống xoắn và co ngắn. 0.5 điểm
- Kỳ giữa:
+ NST co ngắn đến mức độ cực đại. 0.5 điểm
+ Tập trung thành 01 hàng trên mặt phẳng xích đạo của sợi tơ vô sắc 0.5 điểm
+ Hình thái mang tính đặc trưng cho loài. 0.5 điểm
Kỳ sau:
+ Các NSt đơn trong cặp NST kép tách nhau ra. 0.5 điểm
+ Các NST đơn tiến về 02 cực của TB. 0.5 điểm
+ NST bắt đầu duỗi xoắn. 0.5 điểm.
- Kỳ cuối: Hình thành màng ngăn cách từ 01 TB mẹ đã tạo thành 02 TB con, NST duỗi xoắn nhiều. 0.5 điểm 
Câu 3: (2.0 điểm)
a. Đây là bệnh di truyền: 0.5 điểm
b. Bệnh này do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. 0.5 điểm
c. Nếu họ sinh con đầu lòng bị bệnh máu khó đông thì họ không nên sinh con nữa.
 0.5 điểm
Vì: Họ đã mạng gen lặn gây bệng máu khó đông. 0.5 điểm
Câu 4: (2.0 điểm)
- Biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại các tính trạng của P 0.5 điểm
- Biến dị tổ hợp khác với DTLK ở chổ:
BIẾN DỊ TỔ HỢP
DI TRUYỀN LIÊN KẾT
- Mỗi NST chứa 1gen
- Xuất hiện nhiều tính trạng khác P
- Làm tạo ra các thế hệ sau đa dạng và phong phú.
- Mỗi NST chứa nhiều gen
- Ít xuất hiện các tính trạng khác p
- Tổ hợp được các rính trạng tốt luôn đi kèm nhau.
(HS phân biệt được 01 ý đúng được 0.5 điểm, đúng cả 03 ý đạt 1.5 điểm)

File đính kèm:

  • docMÔN SINH 8,9.doc
Đề thi liên quan