Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Sinh

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kì II môn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề KSCL HKII
Ma trận 
Nội dung chương 6
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lớp Cá
1
0.25
1
0.25
2
0.5
Lớp Lưỡng cư
1
0.25
1
0.25
2
0.5
Lớp Bò sát
5
1.25
5
1.25
Lớp chim
1
0.25
1
2
1
1
3
3.25
Lớp Thú
1
1
2
0. 5
2
2
1
1
6
4.5
Tổng
4 câu 1.75
12 câu 6.25
2 câu 2.0
 18 câu 10.0
A. Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1(1.25điểm ) Đánh dấu X vào đầu câu trả lời đúng:
1: Thân hình thoi cá chép có tác dụng gì đối với đời sống của nó?
a. Giúp cá bơi lội dễ dàng
b. Giảm được sức cản của nước
c. Giúp cá điều chỉnh được thăng bằng
d. Cả a và b.
2: Cấu tạo vây lưng, vây hậu môn có tác dụng gì đối với đời sống của cá chép
a. Giúp cá di chuyển về phía trước
b. Giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
c. Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
d. Cả a, b, c.
3 :Những động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư?
a. Cá cóc, ếch cây, cá trạch
b. ếch giun, lươn, cá ngựa
c. cóc nhà, ếch giun,nhái bén
d . Cá cóc ,cóc nhà, cá sấu
4: Điểm khác biệt trong hệ tuần hoàn ếch và thằn lằn là:
a. Tâm thất có một vách hụt
b. Tâm thất có 1 vách hụt làm giảm bớt sự pha trộn máu.
c. Tâm nhĩ có vách hụt, máu pha trộn giảm đi.
d. Tâm thất có 2 vách hụt, máu ít bị pha hơn.
5: Các bộ phận của hệ hấp ở chim bồ câu gồm những gì?
a. Khí quản và 9 túi khí.
b. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí
c. Khí quản, 2 phế quản và 2 lá phổi.
d. Cả a, b, c.
Câu 2(1.25điểm )Đ :Hãy chọn những mục tương ứng ở cột A với cột B trong bảng về cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống:
Cột A
Cột B
Trả lời
1- Da khô, có vảy sừng bao bọc
2- Đầu có cổ dài
3- Mắt có mí cử động
4- Màng nhĩ nằm ở hốc nhỏ trên đầu
5- Bàn chân 5 ngón có vuốt.
a- Tham gia sự di chuyển trên cạn
b- Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
c- Ngăn cản sự thoát hơi nước
d- Giúp điều chỉnh được thăng bằng
e-Phát huy được các giác quan, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.
f- Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
1 ..
2..
3..
4..
5..
Câu 3 (0,5điểm ) Điền từ , cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn sau :
 Bộ răng của thú ăn sâu bọ thể hiện sự thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những 1.. của sâu bọ . Bộ răng của thú gặm nhấm thích nghi với 2.... thức ăn.
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: (2 điểm ) Nêu cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 2 (4 diểm) Nêu đặc điểm chung , vai trò của lớp thú và nêu nguyên nhân suy giảm động vật quý hiếm biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm
Câu 3( 1 diểm) Tại sao chim cánh cụt có thể tồn tại được ở nam cực lạnh giá quanh năm ?
Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm )
Câu 1: ( 1,25 điểm) mỗi ý đúng 0.25 điểm 
 1- b ; 2 - c ; 3 - c ; 4 - b ; 5 - b 
Câu 2: (1,25 điểm) mỗi ý đúng 0,25 điểm 
 1- c ; 2 - e ; 3 - b ; 4 -f ; 5 - a 
Câu 3:( 0,5 điểm ) mỗi ý đúng 0,25 điểm
1) răng nhọn sắc để phá vỡ vỏ kitin 
2) lối sống gặm nhấm 
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1( 2 điểm) nêu cấu tạo ngoài (1 điểm)
Phân tích đặc điểm thích nghi (1 diểm)
Đặc điểm cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay
Thân: hình thoi
Chi trước: Cánh chim
Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
Lông ống: có các sợi lông làm thành phiến mỏng
Lông bông: Có các lông mảnh làm thành chùm lông xốp
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng
Cổ: Dài khớp đầu với thân.
Giảm sức cản của không khí khi bay
Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng.
Giữ nhiệt , làm cơ thể nhẹ
Làm đầu chim nhẹ
Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 2( 4 điểm)
- Nêu đặc điểm chung (1 điểm)
- Nêu vai trò (0,5 điểm) 
- Lấy ví dụ minh hoạ (0,5 ) điểm
- Nêu nguyên nhân suy giảm động vật (1 điểm)
- Nêu biện pháp bảo vệ (1 điểm)
Câu 3( 1 điểm)
 Vì chim cánh cụt có bộ lông dày lớp ( giữ nhiệt cho cơ thể ) ,mỡ dưới da dày (giữ nhiệt dự trữ năng lượng chống rét

File đính kèm:

  • docDE THI HK II 20092010.doc