Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn: Vật lý 6 - Đề 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn: Vật lý 6 - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I/ TRẮC NGHIỆM: 2 điểm Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất Câu 1 (0,25đ). Thước đo nào dưới đây thích hợp nhất để đo chu vi miệng cốc? A. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm. B. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm. C. Thước kẻ có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1mm D. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. Câu 2(0,25đ). Dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là: A. 45cm3. B. 55cm3. C. 100cm3. D. 155cm3. Câu 3(0,25đ). Trọng lượng của một vật 200g là: A. 0,2 N. B. 2 N. C. 20 N. D. 200 N. Câu 4(0,25đ). Một vật đặc có khối lượng là 8000g và thể tích là 2 m3. Khối lượng riêng của chất làm vật này là: A. 4000kg/m3 B. 400kg/m3. C. 40kg/m3 D. 4kg/m3 Câu 5(0,25đ). Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dựng 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực nhỏ nhất tương ứng là: F1=1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4=1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất? A. Tấm ván 1 B. Tấm ván 2 C. Tấm ván 3 D. Tấm ván 4 Câu 6(0,25đ). Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái kéo B. Cái kìm C. Cái cưa D. Cái mở nút chai Câu 7(0,25đ). Khi kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng thì phải dùng một lực A. Nhỏ hơn trọng lượng của vật B. Lớn hơn trọng lượng của vật C. It nhất bằng trọng lượng của vật A. Có thể nhỏ hơn, có thể lớn hơn trọng lượng của vật Câu 8(0,25đ). Khi một lò xo bị biến dạng, hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A. Biến dạng càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ B. Biến dạng càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn C. Biến dạng tăng thì lực đàn hồi giàm đi D. Biến dạng càng tăng thì lực đàn hồi càng lớn II / TỰ LUẬN – 8 điểm Bài 1: (1điểm) Đổi các đơn vị sau a) 0,5m = ...........dm b) 20kg = .........g c) 3000cm3= .......... dm3 d) 70ml = cm3 Bài 2:(1,5 đ) Treo một vật nặng vào một lò xo. Kết quả lò xo sẽ như thế nào? Khi đó có 1 cặp lực nào cân bằng tác dụng lên vật. Đó là những lực nào? Bài 3:(2đ) Một hòn gạch có khối lượng là 1500g. a) Tính trọng lượng của một đống gạch 100 viên. b) Biết trên mặt trăng trọng lượng của một vật chỉ bằng 1/6 trọng lượng của vật đó trên trái đất. Hãy tính trọng lượng của 1 viên gạch khi ở trên mặt trăng Bài 4: (3,5đ) a. Viết công thức tính khối lượng riêng của vật và chú thích các đại lượng có trong công thức. b. Tính khối lượng và trọng lượng của một chiếc dầm sắt có thể tích 60dm3 ( biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3) ----------------HẾT--------------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK I MÔN: VẬT LÝ 8 I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A A B D B C C D II. Tự luận: Bài Bài làm Điểm Bài 1 (1đ) 5dm 20000g 3dm3 70cm3 0,25 0,25 0,25 0,25 Bài 2 (1,5đ) a) Lò xo bị dãn ra một đoạn b) Lực hút của trái đất ( trọng lượng của vật) Lực kéo ( lực đàn hồi) của lò xo 0,5 0,5 0,5 Bài 3 (2,0đ) a) Trọng lượng của 1 viên gạch là: 15N Trọng lượng của 100 viên gạch là: 15. 100 = 1500N 0,75 0,75 b) Trọng lượng của 1 viên gạch khi ở trên mặt trăng là: 15 : 6 = 2,5N 0,5 Bài 4 (3,5đ) a) D: Khối lượng riêng , m: khối lượng, V: Thể tích 0,5 0,5 b) Tóm tắt: V = 60dm3 = 0,06m3, D= 7800kg/m3, Tính m=? P=? Khối lượng dầm sắt: suy ra m =D.V Thay số m = 7800.0,06 =468 (kg) 0,5 0,5 1,0 Trọng lượng của dầm sắt: P= 10.m Thay số P = 10. 468 = 4680 (N) 0,5 1,0 ----------------HẾT---------------------
File đính kèm:
- Vat ly 6_KS_HKI_9.doc