Đề khảo sát chất lượng học kỳ I – Năm học: 2013-2014 Môn Ngữ Văn – Khối 10

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kỳ I – Năm học: 2013-2014 Môn Ngữ Văn – Khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NH: 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10- THỜI GIAN: 90 phút 


Đề 1:
Câu 1: Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảnh ngày hè” (“Bảo kính cảnh giới” – Bài 43) của tác giả Nguyễn Trãi (Phần ghi nhớ - sgk). (2đ)
Câu 2: : Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau đây: (2đ)
Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Câu 3: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm: (6đ)
 Một mai, một cuốc , một cần câu,Thơ thẩn dầu ai vui thú nào Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ,Người khôn, người đến chốn lao xao.Thu ăn năng trúc, đông ăn giáXuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

Đề 2:
Câu 1: Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau đây: (2đ)
Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Câu 2: Trình bày nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (“Độc Tiểu Thanh kí”) của tác giả Nguyễn Du (Phần ghi nhớ - sgk). (2đ)
Câu 3: Phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới – Bài 43) của tác giả Nguyễn Trãi: (6đ)
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.



Người ra đề: 

Nguyễn Thị Huyền
Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 10 – Năm học 2013-2014
(Gồm 05 trang)

Đề 1:


Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2 điểm)
Bài thơ Cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. 
1 

Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ.
1 
Câu 2
(2 điểm)
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao: 
- Cách xưng hô thân mật: Mình – ta
- Ngôn ngữ đối thoại: chăng
- Lời nói hàng ngày: Mình về - Ta về


0.5
0.5
0.5

- Giọng điệu : tình tứ 
0.5
Câu 3 
(6 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
 - Trên cơ sở học sinh nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn, nêu được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp cuộc sống và vẻ đẹp trí tuệ nhân cách của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, khẳng định triết lí, quan niệm sống “nhàn” của tác giả.
	- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, về ngữ pháp, dùng từ.


2. Yêu cầu về kiến thức.
	Học sinh dựa vào những hiểu biết đã học về bài thơ phân tích và trình bày cảm nhận theo những cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:


a. Mở bài: 
Khái quát nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
0,5

b. Thân bài:
- Nêu một số nét tiêu biểu về con người, cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Nhàn”: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII. Là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, "chí để ở nhàn dật" . Bài thơ “Nhàn” được sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn. 
0.5

Hai câu đề:
“Một mai một cuốc,một cần câu , Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"	+ Điệp số từ “một” lặp đi lặp lại → chắc chắn, cứng cỏi, kiên định, sẵn sàng.
+ Nhịp điệu chậm rãi (2/2/3) →tư thế ung dung.
	+ Liệt kê hàng loạt: mai, cuốc, cần câu những vật dụng quen thuộc của nhà nông.	+ Trạng thái “thơ thẩn”: ung dung, điềm nhiên, thanh thản, trạng thái thoải mái, không vướng bận, tha hồ dong duỗi, không để điều gì làm ưu tư, phiền muộn. 	+ Thú vui: “dầu ai vui thú nào” mặc người đời, không quan tâm, chỉ lo việc đồng áng giữa thôn quê để tâm hồn ung dung tự tại mặc những thú vui khác của người đời.	=> Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
1 
















- Hai câu thực: Vẻ đep nhân cách 	“Ta dại ta ta tìm nơi vắng vẻ 	Người khôn người đến chốn lao xao ”	- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ đối lập: ta >< lao xao ...
 - Nơi vắng vẻ” và “chốn lao xao” mang ý nghĩa biểu tượng:	+ “nơi vắng vẻ’: nơi tĩnh tại của thiên nhiên, nơi tâm hồn tìm thấy sự thanh thản.	+ “chôn lao xao”: nơi quan trường, chốn giành giật tư lợi, xô bồ, ồn ả, đầy những ganh đua, thủ đoạn, hãm hại nhau.	→Như vậy “Dại “ở đây thể hiện một lối sống cao đẹp, một tư tưởng, nhân cách thanh cao, không màng danh lợi, không nuôi cơ mưu, không chịu luồn cúi, mua danh , bán tước, tham những điều phù phiếm. Đây là cách nói ngược, thâm trầm, vừa hóm hỉnh vừa pha chút mỉa mai: dại thực chất là khôn, còn khôn thực ra lại là dại. 
	-Trở về với thiên nhiên, về nơi vắng vẻ là tìm đến cuộc sống bình dị ,thanh tao. Ở đó con người và thiên nhiên hòa vào nhau. Đó cũng một lần nữa thể hiện sâu sắc hơn vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.	=>Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.
1 

- Hai câu luận: Vẻ đẹp cuộc sống 	“Thu ăn măng trúc , đông ăn giá 	 Xuân tắm hồ sen , hạ tắm ao”	- Thu-măng trúc; đông-giá : món ăn dân dã, thanh đạm, bình dị nhưng không khắc khổ, cơ cực.	- xuân - tắm hồ sen; hạ - tắm ao : thú vui thanh bần, không kiểu cách, lối sinh hoạt giản dị. Con người thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, mùa nào ứng với thú vui ấy. Nguyễn Bỉnh Khiêm hòa cùng sinh hoạt của người nông dân. Ta không còn thấy một Trạng Trình, không thấy tư thế cao ngạo, chiễm trệ của một ông quan mà chỉ hiện lên ở đây một lão nông tri điền 	=>Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
1 

- Hai câu kết: Vẻ đẹp trí tuệ 
	"Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống	Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"+ Hai chữ “nhìn xem” biểu hiện một thế đứng cao hơn. Dường như Nguyễn Bỉnh Khiêm đang đứng trên phú quý, vượt ra ngoài “lực hấp dẫn” của phú quý để “nhìn xem” và cười cợt về nó.
+ Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. 
 => Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.
1 

- Bình: (HS có thể lựa chọn một nét tiêu biểu về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ để bình). 
Cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã.
0.5

c. Kết luận: 
- Khẳng định lại quan niệm sống “nhàn” của tác giả biểu hiện qua bài thơ, nêu bài học bản thân, liên hệ thực tế.
*Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Nếu học sinh có suy nghĩ riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
0,5




 
	













Đề 2:


Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2đ)
Dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao: 
- Cách xưng hô thân mật: cô- anh.

0.5

- Ngôn ngữ đối thoại: hỡi. 
0.5

- Lời nói hàng ngày: đập đất, trồng cà, lại đây, ...
0.5

- Giọng điệu: tình tứ. 
0.5
Câu 2
(2đ)
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. 
1

Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
1
Câu 3
(6đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng
- Trên cơ sở học sinh nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới – Bài 43), nêu được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, về ngữ pháp, dùng từ.


2. Yêu cầu về kiến thức.
Học sinh dựa vào những hiểu biết đã học về bài thơ phân tích và trình bày cảm nhận theo những cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau:


a. Mở bài: 
Khái quát nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.
0.5 

b. Thân bài:
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm : 
+ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại một số lượng sáng tác lớn. Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. 
+ “Cảnh ngày hè” là bài thơ số 43 thuộc chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” trong “Quốc âm thi tập”. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày hè giản dị, dân dã tràn đầy sức sống, qua đó thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.

0.5


0.5

* Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Tâm hồn yêu thiên nhiên nồng nàn tha thiết: 
+ Tâm thế an nhiên tự tại ngắm cảnh trong câu thơ đầu tiên.
+ Thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, tràn đầy sức sống: hòe lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp, thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. Nhà thơ căng mở mọi giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác) để đón nhận vẻ đẹp của cảnh vật ngày hè.
1.5

- Tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Nhà thơ đã khắc họa bức tranh cuộc sống thanh bình: nơi chợ cá dân dã thì “lao xao”, chốn lầu gác thì “dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn.
+ Qua đó ta thấy được lòng yêu đời của Nguyễn Trãi. Cảnh vật thanh bình yên vui bởi sự thanh thản đang lan tỏa trong tâm hồn thi nhân. 
1

* Tấm lòng ái ưu với dân với nước: 
+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hòa để “Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi bộc lộ chí hướng cao cả: khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
+ Đây là tư tưởng tích cực tiến bộ của Nguyễn Trãi và lí tưởng “dân giàu đủ khắp đòi phương” của Nguyễn Trãi với ngày hôm nay vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
0.5

* Đánh giá về nghệ thuật của tác phẩm 
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…
 - Câu thơ lục ngôn, cô đọng hàm súc trong bài thất ngôn bát cú Đường luật.
1

c. Kết luận: 
	- Khẳng định lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ, nêu bài học bản thân, liên hệ thực tế.
*Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Nếu học sinh có suy nghĩ riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
0,5
	
----------- Hết ------------


File đính kèm:

  • docKT HKI Van 10 (Huyen).doc