Đề khảo sát chất lượng học kỳ I – Năm học: 2013-2014 môn ngữ văn – khối 11- thời gian: 90 phút

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kỳ I – Năm học: 2013-2014 môn ngữ văn – khối 11- thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NH: 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11- THỜI GIAN: 90 phút 

Đề 1:
Câu 1: Trình bày quan điểm sáng tác của Nam Cao. (2đ)
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. (2đ)
	Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
(Nam Cao, Chí phèo).
Xác định câu bị động trong đoạn trích.
Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương.
Câu 3: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân. (6đ)

Đề 2:
Câu 1: Trình bày phong cách nghệ thuật của Nam Cao. (2đ)
Câu 2: Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản. (2đ)
	Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
(Nam Cao, Chí phèo).

Câu 3: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao.(6đ)





Người ra đề





Nguyễn Thị Huyền








Hướng dẫn chấm kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 11 – Năm học 2013-2014
(Gồm 03 trang)
Đề 1:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2đ)
- Trước Cách mạng:
+ Nghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn bó với đời sống của nhân dân lao động.
+ Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.
+ Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.
+ Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu; người cầm bút phải có lương tâm 


0.5


0.5


0.5

0.25

- Sau Cách mạng: Nam Cao vẫn sáng tác theo quan điểm đúng đắn, tích cực.
0.25
Câu 2
(2đ)

a. Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
1

b. Chuyển sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
1
Câu 3
(6đ)
Yêu cầu chung:
 - Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích nhân vật . 
 - Bài viết có bố cục chặt chẽ , rõ ràng 
 -Biết chọn một vài dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết 
 -Đặt câu, dùng từ chính xác, hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.



Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt được vấn đề
b. Thân bài
Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và hình tượng- “Chữ người tử tù” là truyện ngắn rút từ tập “Vang bóng một thời” viết trước Cách mạng (1940). - Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật. Giá trị tương tự và nghệ thuật bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao.


0.5

0.5

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người tài hoa, nghệ sĩ:- Huấn Cao có tài viết chữ “rất nhanh và đẹp” ; “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm (…). Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là một báu vật trên đời”. Cho nên “Sở nguyện của viên quản ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải liều mạng. Bởi vì, biệt đãi Huấn Cao, một kẻ tử tù là một việc làm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạng của mình.
1

Huấn Cao mang vẻ đẹp khí phách bất khuất, hiên ngang:
- Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét, khinh bỉ.- Dù chí lớn không thành, tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất. Bị dẫn vào huyện ngục, ông không chút run sợ trước những kẻ đang nắm giữ vận mệnh của minh (thái độ của Huấn Cao với quản ngục; chi tiết nói về việc Huấn Cao thúc gông xuống nền nhà có thể xem là những dẫn chứng cho ý này).- Là tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường, mà Huấn Cao vẫn giữ phong thái ung dung, đĩnh đạc, đường hoàng. 
1

Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng, cao đẹp:
- Huấn cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ. Ông không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc, hay quyền thế. Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài… cho nên, suốt đời Huấn Cao chỉ mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân. Ông tỏ thái độ khinh bạc ra mặt vì tưởng rằng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình.
- Rồi ông “cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài” của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ. Ông quyết không phụ tấm lòng của họ nên mới diễn ra cảnh cho chữ trong nhà tù, được tác giả gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” .
1

Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng của hình tượng Huấn cao:
- Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, của khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, là chuẩn mực để ông đánh giá nhân cách con người. 
0.5

Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao:
- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
1

Kết luận: 
- Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của cái khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ. Đây là lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn, là ý nghĩa tư tưởng của hình tượng.
*Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Nếu học sinh có suy nghĩ riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
0.5



Đề 2:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 (2đ)
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”. 
0.5

- Trong sáng tác, ông có khuynh hướng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật. 
0.5

- Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ thuật tiến bộ, sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lối kết cấu tâm lý phóng túng, linh hoạt, đảo lộn trật tự thời gian, không gian trần thuật. 
0.5

- Tác phẩm Nam Cao có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát; dửng dưng lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm yêu thương…
0.5
Câu 2
(2đ)

- Câu bị động trong đoạn văn: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
- Tác dụng: Câu bị động tạo sự liên kết ý với câu đi trước: tiếp tục nói về hắn.
1

1
Câu 3
(6đ)

( H/S có thể phân tích theo nhiều cách)
A.Yêu cầu kỹ năng: 
 Học sinh cần nắm vững cách làm bài phân tích nhân vật . 
 Bài viết có bố cục chặt chẽ , rõ ràng 
 Biết chọn một vài dẫn chứng hay , tiêu biểu để minh họa cho bài viết 
 Đặt câu , dùng từ chính xác , hạn chế sai chính tả, ngữ pháp.
B.Yêu cầu kiến thức: 
a.Mở bài: 
- Giới thiệu được tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu được nhân vật. 






0.5


b. Thân bài:
- Chí Phèo trước khi ở tù. 

1

- Chí Phèo sau khi ra tù. 
1

- Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và thị Nở
1

- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
1

Nhận xét: Chí Phèo điển hình cho bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hóa, lưu manh hóa muốn trở về cuộc sống lương thiện nhưng bị cự tuyệt quyền làm người. Qua cái chết của Chí phèo, Nam Cao muốn tố cáo XH đương thời: Một XH không có chỗ cho người lầm lạc trở về cuộc sống lương thiện. . 
1

c. Kết bài: 
- Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến thành quỹ dữ.
- Mở rộng nâng cao vấn đề liên hệ bản thân.
*Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Nếu học sinh có suy nghĩ riêng nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
0.5

----------- Hết ------------

File đính kèm:

  • docKT HKI Van 11 (Huyen).doc