Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Sinh Học 8

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi - Môn: Sinh Học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2010 – 2011
Môn : Sinh học
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề này gồm 08 câu trong 01 trang
Câu 1: (2 điểm)
	Em hãy nêu khái quát về cơ thể người.
	Câu 2: (3 điểm)
	Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. Để hệ cơ, xương phát triển cân đối và khỏe mạnh ta cần phải làm gì?
	Câu 3: (2,5 điểm)
Kể tên các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Miễn dịch là gì? Cho ví dụ. Em đã được tiêm phòng những loại bệnh nào?
	Câu 4: (2,5 điểm)
	Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì? Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
	Câu 5: (2 điểm)
	Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp thú.
	Câu 6: (3 điểm)
	So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện về tính chất.
	Câu 7: (2 điểm)
	Vận dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích :
Vì sao người có nhóm máu AB không thể truyền máu cho người có nhóm máu O?
Nguyên nhân sinh ra hiện tượng "chuột rút" ở các cầu thủ bóng đá.
	Câu 8: (3 điểm)
	Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì đối với nam và nữ.
---------------HẾT---------------
Họ và tên thí sinh :Số báo danh :............
Họ tên và chữ kí: Giám thị 1:.............................................
. 
 Giám thị 2 :............................................
UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HD CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học : 2010 – 2011
Môn : Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
1 (2,0) Khái quát cơ thể người
- Cơ thể người gồm 3 phần: Đầu, thân, các chi.
- Khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành.
- Gồm có nhiều hệ cơ quan: Hệ cơ – xương, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, thần kinh, nội tiết, sinh dục. 
- Hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể luôn luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau.
0,5
0,5
0,5
0,5
2 (3,0) Phân tích đặc điểm của bộ xương
a.Đặc điểm của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:
- Hộp sọ phát triển, xương sọ lớn hơn xương mặt
- Cột sống cong ở 4 chỗ Đảm bảo trọng tâm cơ thể rơi vào 2 chân.
- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
- Xương chậu nở rộng.
- Xương tay nhỏ , có các khớp linh hoạt Vận động của tay tự do hơn, giúp lao động dễ dàng.
- Xương bàn tay có ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp cầm nắm các công cụ chắc chắn hơn.
- Xương đùi phát triển, to và khỏe Nâng đỡ cơ thể.
- Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển về phía sau Con người đứng và đi lại vững chắc trên đôi chân
b. Để hệ cơ, xương phát triển cân đối.
- Có một chế độ dinh dưỡng (ăn uống) hợp lí.
- thường xuyên tắm nắng buổi sáng để cơ thể tạo Vitamin D giúp xương chắc khỏe.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và lao động vừa sức.
- Không mang vác vật nặng một bên liên tục và ngồi học đúng tư thế.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3 (2,5)
a) Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể.
- Sự thực bào (Hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô)
- Hoạt động của tế bào limpho B tiết kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên.
- Hoạt động của tế bào limpho T nhằm phá hủy các tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn, vi rút.
b) Miễn dịch: Là khả năng mà cơ thể không bị mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Ví dụ: Con người không bị mắc bệnh toi gà, lở mồm long móng..
- Các bệnh được tiêm phòng: Học sinh kể đúng thì chấm điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
4 (2,5)
a) Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các Enzim được tiết ra từ các tuyến tiêu hóa.
b) Biến đổi hóa học ở ruột non:
Tinh bột Enzim	
và đường đôi	Đường đôi Enzim	Đường đơn.
Protein Enzim	Axit amin
Lipit Dịch mật Các giọt lipit nhỏ Enzim	Glixerin và Axit béo
Axit Nucleic Enzim	 Các thành phần Nucleotit
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5 (2,0)Tiến hóa của đại não người
- Đại não người rất phát triển, che lấp các phần còn lại của bộ não.
- Bề mặt của đại não có nhiều nếp gấp, đó là các khe và rãnh não làm tăng diện tích bề mặt của vỏ não (nơi chứa thân nơ ron).
- Vỏ não người có lớp chất xám dày, là trung khu của các phản xạ có điều kiện.
- Xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ(nói, viết) và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết hình thành hệ thống tín hiệu thứ 2 (chỉ có ở con người) do quá trình lao động xã hội của con người
0,5
0,5
0,5
0,5
6 (3,0) So sánh PXCĐK và PXKĐK
a) Giống nhau:
- Đều là những phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Đều giúp cơ thể thích nghi với những thay đổi của môi trường sống.
b) Khác nhau:
PXKĐK
PXCĐK
- Trả lời kích thích tương ứng (kích thích không điều kiện).
- Có tính bẩm sinh, nên di truyền và mang tính chất chủng loại.
- Rất bền vững, số lượng phản xạ hạn chế.
- Cung phản xạ đơn giản, trung ương nằm ở trụ não hoặc tủy sống
- Trả lời kích thích bất kì (kích thích có điều kiện).
- Không có tính bẩm sinh, không di truyền được và mang tính cá thể
- Dễ mất đi khi không được củng cố. Số lượng phản xạ không hạn định.
- Hình thành đường liên hệ tạm thời, trung ương nằm trên vỏ đại não.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
7 (2,0). Giải thích...
a) Người có nhóm máu AB không thể truyền máu cho người có nhóm máu O vì:
- Người có nhóm máu AB trong hồng cầu có 2 loại kháng nguyên A và B, huyết tương không có kháng thể và .
- Người có nhóm máu O trong hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có cả và .
- Mà kháng thể và trong huyết tương gây kết dính kháng nguyên tương ứng là A và B.
Vì vậy người có nhóm máu O không thể truyền máu cho người nhóm máu AB.
b) Cầu thủ đá bóng bị "chuột rút":
- Hiện tượng chuột rút là hiện tượng bắp cơ bị co cứng, không thể cử động được 
- Các cầu thủ bóng đá phải vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước, mất muối, tế bào thiếu oxi.
- Các tế bào hô hấp trong điều kiện thiếu oxi làm tăng tích tụ axit lactic đầu độc cơ làm cơ không co duỗi bình thường được.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
 8 (3,0). Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì......
a) Đối với nam:
- Cơ thể lớn nhanh, cao vượt
- Cơ bắp phát triển, cơ quan sinh dục to ra.
- Sụn giáp phát triển, để lộ hầu nên có hiện tượng vỡ tiếng và giọng nói ồm.
- Mọc ria mép, lông nách, lông mu.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển, xuất hiện mụn trứng cá.
- Có hiện tượng xuất tinh lần đầu.
b) Đối với nữ:
- Cơ thể lớn nhanh, hông nở rộng, mông và đùi phát triển.
- Da trở nên mịn màng, thay đổi giọng nói.
- Bộ phận sinh dục phát triển, vú phát triển.
- Mọc lông nách, lông mu.
- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển nên xuất hiện mụn trứng cá.
- Bắt đầu hành kinh ( Kinh nguyệt lần đầu).
Mỗi ý đúng chấm 0,25 điểm
Tổng điểm
20,0
Chú ý: - Nếu học sinh trả lời khác nhưng đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.
 - Điểm bài là điểm các câu cộng lại và không làm tròn.

File đính kèm:

  • docde hsg 8.doc
Đề thi liên quan