Đề khảo sát chất lượng lớp 12, lần 3 - Năm 2012 môn: ngữ văn khối: d; thời gian làm bài: 180 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng lớp 12, lần 3 - Năm 2012 môn: ngữ văn khối: d; thời gian làm bài: 180 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 3 - NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN Khối: D; Thời gian làm bài: 180 phút PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và giá trị tư tưởng của bản Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Nếu muốn vươn tới một tầm cao mới bạn phải thay đổi suy nghĩ của chính mình. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, Nxb Trẻ, 2008, tr. 85) PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Trong chương Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết: Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta… (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr. 117-118) Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ trên. ---------- Hết ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh..................................... TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12, LẦN 3 - NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN – Khối D; Thời gian làm bài: 180 phút (Đáp án – Thang điểm có 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm I Hoàn cảnh ra đời và giá trị tư tưởng của bản Tuyên ngôn độc lập 2.0 1 2 Hoàn cảnh ra đời (1,0 điểm) - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. Chính quyền thực dân Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vì vậy Đông Dương phải thuộc quyền “bảo hộ” của Pháp. - Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Giá trị tư tưởng (1,0) điểm - Tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. - Khẳng định khát vọng độc lập, tự do và quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. 0,5 0,5 0.5 0,5 II Nếu muốn vươn tới một tầm cao mới bạn phải thay đổi suy nghĩ của chính mình 3,0 1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm) - Vươn tới một tầm cao mới nghĩa là có được một thành công mới trong công việc, vị trí mới trong sự nghiệp. - Thay đổi suy nghĩ của chính mình là thay đổi những suy nghĩ đã thành nếp, ăn sâu trong tư tưởng tình cảm của một con người. 0,5 2 Bàn luận: Nếu muốn vươn tới tầm cao mới… (1,5 điểm) - Vươn lên một tầm cao mới là khát vọng chính đáng, chỉ có ở những con người không bằng lòng với thực tại, luôn vượt lên chính mình. - Thay đổi nếp suy nghĩ của bản thân là hết sức khó khăn, nhất là khi những suy nghĩ ấy đã từng mang lại cho mình thành công. Cản trở lớn nhất cho sự thay đổi suy nghĩ là sự bảo thủ, trì trệ; là tâm lý thoả mãn luôn có sẵn trong mỗi con người. - Câu nói trên đây khẳng định việc cần thiết phải thay đổi tư duy và mối quan hệ mật thiết giữa tư duy - hành động - thành công. 0,5 0,5 0,5 3 Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) - Khiêm tốn học hỏi, tiếp thu những tri thức mới. Dũng cảm từ bỏ những quan điểm cũ; những thói quen, phương pháp tư duy, kỹ năng cũ, không còn phù hợp. - Thường xuyên rèn luyện, đổi mới tư duy, có ý thức phản biện để tìm ra cái mới; không bằng lòng, thoả mãn với những gì đã có. 0,5 0,5 III.a Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. 5,0 1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (1,0 điểm) - Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, có cá tính mạnh, phong cách độc đáo. - Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Tác phẩm viết về một tử tù tài hoa, có thiên lương, khí phách; một quản ngục có sở thích chơi chữ, ngưỡng mộ những người tài hoa, khí phách. 0,5 0,5 2 Phân tích tình huống truyện trong Chữ người tử tù (4,0 điểm) a. Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ tình cờ, ngẫu nhiên giữa viên quản ngục và Huấn Cao - một tử tù có tài viết chữ đẹp, có thiên lương và khí phách. b. Biểu hiện của tình huống: - Không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ: trong ngục tối, vào những ngày cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao. - Cảnh ngộ và thân phận của quản ngục và Huấn Cao: mệnh quan triều đình và tử tù - người chống lại triều đình; một người bị cầm tù trong nhà ngục hữu hình (Huấn Cao), một người bị cầm tù trong nhà ngục vô hình (Quản ngục). - Phẩm chất, tính cách của hai nhân vật: một người suốt đời ngưỡng mộ tài tài hoa, khí phách; một người là hiện thân của tài hoa và khí phách. - Từ quan hệ thù địch ban đầu trở thành quan hệ tri kỷ (Huấn Cao cho quản ngục chữ, lời khuyên để giữ thiên lương…). Từ cuộc gặp gỡ trớ trêu, nghịch cảnh thành cuộc gặp gỡ hạnh phúc. c. Ý nghĩa tình huống: - Khắc hoạ rõ nét phẩm chất nhân vật, tạo tính kịch cho câu chuyện, mang đến cho tác phẩm sức hấp dẫn riêng. - Thể hiện tư tưởng tác phẩm: khẳng định sức sống mãnh liệt của cái tài, cái đẹp và niềm tin vào thiên lương của con người. 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 IIIb Phân tích đoạn thơ trong chương Đất nước 5,0 1 Vài nét về tác giả và tác phẩm (1,0 điểm) - Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc lắng đọng, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc. - Trường ca Mặt đường khát vọng là tác phẩm xuất sắc viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam trong cuộc đấu tranh của dân tộc. Đoạn trích được xem là đoạn thơ hay nhất của bài thơ, thể hiện rõ nét tư tưởng “đất nước của nhân dân” của nhà thơ. 0,5 0,5 2 Phân tích đoạn thơ (4,0 điểm) a. Giới thiệu chung: Đoạn thơ là sự cảm nhận, phát hiện mới về đất nước trong một cái nhìn bao quát, tổng hợp, toàn vẹn, thể hiện tư tưởng “đất nước của nhân dân”. b. Nội dung (2,0 điểm): - Thể hiện một cái nhìn có chiều sâu với những phát hiện mới mẻ về những địa danh trên mọi miền đất nước. Bao cảnh đẹp kỳ thú trên mọi miền đất nước đều là sự hoá thân, đóng góp của những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của nhân dân từ bao đời nay. - Thể hiện những chiêm nghiệm suy tư có tính khái quát sấu sắc về đất nước: Đất Nước được làm nên bởi bao cuộc đời bình dị, thầm lặng. c. Nghệ thuật (1,5 điểm) - Kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận và trữ tình; sử dụng thành công thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu, kết cấu từ liệt kê cụ thể đến khái quát, suy tưởng… Sử dụng linh hoạt, phong phú chất liệu văn hoá, văn học dân gian. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức gợi cảm… 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 Lưu ý: - Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên. - Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.
File đính kèm:
- de va dap an thi thu van dh Vinh lan 3 2012.docx