Đề khảo sát chất lượng môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng môn: ngữ văn 7 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lâm Thao Đề khảo sát chất lượng Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian: 90 phút Câu1 (2 điểm) Tại sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là: “ Sống chết mặc bay”? Câu 2 (2 điểm) Đặt một câu chủ động sau đó chuyển thành hai câu bị động theo hai cách đã học Câu3 (6 điểm) Một trong những chủ đề lớn của thơ trung đại Việt Nam là phản ánh lòng yêu nước của nhân dân ta. Dựa vào những bài thơ trung đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ Văn7, hãy chứng minh nhận xét trên ------------------------Hết----------------------- Trường thcs Lâm thao Hướng dẫn chấm KsCL môn Ngữ Văn7 Câu1 (2 điểm ) Lí giải được: Phạm Duy Tốn đặt nhan đề cho tác phẩm của mình là: “ Sống chết mặc bay”vì “ Sống chết mặc bay” vốn là một thành ngữ có nghĩa là bỏ mặc một cách vô trách nhiệm. Qua nhan đề này nhà văn muốn tạo sự chú ý cho người đọc đồng thời tố cáo thái độ thơ ơ, vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm của bọn quan lại trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân. Câu 2 ( 2 điểm) Đặt đúng câu chủ động: (1điểm) Biết chuyển thành hai câu bị động theo hai kiểu đã học ( Mỗi câu bị động chuyển đúng được: 0,5 điểm) Ví dụ: Câu chủ động: Các công nhân xây dựng cầu Phú Thọ trong ba năm Chuyển thành hai câu bị động: - Cầu Phú Thọ được các công nhân xây dựng trong 3 năm - Cầu Phú Thọ xây dựng trong 3 năm Câu 3 ( 6điểm) * Yêu cầu chung: - Biết làm bài văn lập luận chứng minh, xác định được luận điểm chính và cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ hợp lí, rõ ràng, mạch lạc để làm sáng tỏ luận điểm chính. - Biết lựa chọn dẫn chứng, sắp xếp, trình bày dẫn chứng và bước đầu biết phân tích dẫn chứng để làm sáng rõ cho luận điểm * Yêu cầu cụ thể: + Về nội dung: A. Mở bài ( 0,5 điểm) - Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu vài nét về thơ trung đại - Nêu luận điểm cần chứng minh: Trích dãn n/x ở đề bài - Nêu giới hạn phạm vi dẫn chứng B. Thân bài I. Giải thích ( 0,5điểm) - Lòng yêu nước: Là trạng thái ý thức, tình cảm của con người với Tổ quốc, đó là t/c vừa thiêng liêng, cao đẹp vừa gần gũi, bình dị của mỗi con người. - Biểu hiện của lòng yêu nước trong thơ trung đại: + Phản ánh tinh thần, ý chí chống giặc ngoại xâm + Lòng tự hào dân tộc + Tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở II. Chứng minh 1. Thơ trung đại đã phản ánh rõ nét tinh thần, ý chí chống giặc ngoại xâm của nh/dân ta (1,5điểm) - Lòng căm thù giặc sâu sắc: Dẫn chứng: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” ( Nam quốc sơn hà) -> Cách gọi giặc là: “Nghịch lỗ”thể hiện thái độ coi thường, khinh bỉ giặc - ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước: Dẫn chứng: “ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”(Nam quốc sơn hà) -> Câu thơ rắn rỏi thể hiện rõ lời cảnh báo đanh thép về sự thất bại thảm hại của giặc và sự tất thắng của quân ta… - Tinh thần chiến đấu dũng cảm, áp đảo kẻ thù: Dẫn chứng: “ Chương Dương….thù” ( Đoạt sóc Chương Dương…….Hàm Tử Quan) -> Đảo ngữ, động từ mạnh đã phản ánh tư thế chủ động tấn công kẻ thù… 2. Thơ trung đại đã phản ánh lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta (1điểm) - Tự hào về độc lập chủ quyền dân tộc: Dẫn chứng: “Nam quốc….đế cư”( Nam quốc sơn hà) -> Từ “ Đế” thể hiện rõ sự bình đẳng ngang hàng của dân tộc Việt Nam, vua Nam với vua phương Bắc, đập tan tư tưởng ngạo mạn của kẻ thù. Đó là ý thức tự tôn dân tộc, lòng tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc… - Tự hào về trang sử hào hùng của dân tộc: Dẫn chứng: “Chương Dương…..thù”( Phò giá về kinh- Trần Quang Khải) -> Biện pháp liệt kê hai địa danh đồng thời là tên hai chiến thắng theo trình tự đảo ngược đã làm nổi bật tâm trạng vui mừng, phấn chấn, tự hào về chiến công lừng lẫy của cha ông 3. Thơ trung đại đã thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở ( 2điểm) - Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên: + Vẻ đẹp nên thơ ở Côn Sơn: Dẫn chứng: Bài ca Côn Sơn ( Nguyễn Trãi) -> Một loạt các h/ảnh so sánh, nghệ thuật lấy động tả tĩnh…-> Gợi vẻ yên tĩnh, thoáng đạt, thơ mộng ở Côn Sơn + Vẻ đẹp bình dị ở chốn làng quê: Dẫn chứng: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ( Trần Nhân Tông) -> Các hình ảnh: Trâu về, mục đồng, đàn cò… gợi k/c thanh bình yên ả, no ấm của làng quê - Thể hiện t/c gắn bó chan hoà với thiên nhiên: Dẫn chứng: Bài ca Côn Sơn ( Nguyễn Trãi) -> Điệp ngữ: “Ta” lặp lại nhiều lần, mỗi lần một tư thế: “ Nghe, ngồi, nằm, ngâm” gắn với cảnh thiên nhiên đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, gắn bó chan hoà với thiên nhiên… - Tình cảm gần gũi, gắn bó máu thịt với làng quê: Dẫn chứng: Buổi chiều…..( Trần Nhân Tông) ->Khung cảnh làng quê được cảm nhận bằng nhiều giác quan: Thị giác (Hình ảnh: Trước xóm sau thôn mờ mờ như khói phủ , mục đồng, cò trắng từng đôi), Thính giác( Tiếng sáo), cách miêu tả bằng vài nét chấm phá với những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc chứng tỏ nhà thơ vô cùng nhạy cảm, tinh tế trong cảm nhận, không chỉ phát hiện được vẻ đẹp bình dị, dân giã của làng quê mà còn là một con người gắn bó tha thiết với quê hương. C. Kết bài ( 0,5 điểm) - Lòng yêu nước không chỉ là chủ đề lớn tạo nên giá trị đặc sắc của thơ trung đại mà còn tiếp tục là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ ở các giai đoạn sau - Suy nghĩ của bản thân: Lòng yêu nước trong thơ trung đại đã khơi gợi, bồi đắp trong em tình yêu, lòng tự hào về quê hương đất nước đồng thời giúp em thấy rõ được trách nhiệm của mình với Tổ quốc thân yêu. + Về hình thức: Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu: (1 điểm) * Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm Trường THCS Lâm Thao Đề kiểm trA học kì Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm) Câu 1: Dòng nào đưới đây liệt kê đúng tên văn bản nghị luận trung đại Việt Nam? A. Chiếu dời đô, Bàn luận về phép học, Thuế máu B. Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Đi bộ ngao du C. Nước đại Việt ta, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ D. Hịch tướng sĩ, Bàn luận về phép học, Thuế máu Câu 2: Hành động nói nào được sử dụng trong câu văn: “ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ! “ A. Hành động trình bày B. Hành động điều khiển C. Hành động hứa hẹn D. Hành động bộc lộ cảm xúc Câu 3: Câu văn: “ Không, chúng con không đói nữa đâu.”là câu phủ định bác bỏ. Điều đó đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4: Dòng nào nói không đúng mối liên hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận? A. Phải liên kết chặt chẽ với nhau. B. Có sự phân biệt. C. Phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí. D. Luận điểm sau làm sáng tỏ luận điểm trước. II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1 ( 1 điểm): Chỉ ra hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu in đậm sau: “ Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng” ( Nhớ rừng - Thế Lữ ) Câu 3 ( 7 điểm): Hãy chứng minh rằng bài thơ Quê hương của Tế Hanh ( Sách Ngữ Văn 8 - Tập II) thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, đằm thắm. --------------------Hết-------------------- ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hướng dẫn chấm thi học kì I.Phần trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1: C Câu2: D Câu 3: A Câu 4 : D II. Phần tự luận ( 8 điểm) Câu 1: Chỉ ra được hiệu quả diễn đạt của trật tự từ: - Thể hiện thứ tự nhất định hoạt động, trạng thái: 0,5 điểm - Tạo sự hài hòa vè ngữ âm: 0,5 điểm Câu 2: - Yêu cầu chung: Biết viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, có kĩ năng phân tích dẫn chứng, biết vận dụng hiệu quả hợp lí yếu tố miêu tả biểu cảm…. - Yêu cầu cụ thể: A. Mở bài: 0,5 điểm - Giới thiệu khái quát về đề tài quê hương hoặc khái quát về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ Quê hương - Dẫn luận điểm: Bài thơ Que hương thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, đằm thám B. Thân bài: 6 điểm I. Khái quát chung: 0.5 điểm - Hoàn cảnh ra đời bài thơ Quê hương - Tình yêu quê hương: Là tình cảm tự nhiên của mỗi con người với nhiều biểu hiện khác nhau như: Yêu quí, gắn bó, tự hào…về quê hương - Biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương: + Ngợi ca vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của quê hương + Tự hào về cuộc sống và con người quê hương + Nỗi nhớ da diết khi xa quê II. Chứng minh 1. Ngợi ca vẻ đẹp khỏe khoắn, đầy sức sống của quê hương: 2 điểm - Vẻ tươi sáng, trong trẻo của thiên nhiên trong buổi sáng ban mai: Dẫn chứng: Khi trời trong….đánh cá -> Các tính từ: Trong, nhẹ, hồng-> Gợi không gian cao, rộng, trong trẻo, khoáng đạt ->Cảnh thiên nhiên tươi tắn, đẹp đẽ, báo hiệu chuyến ra khơi yên lành - Vẻ mạnh mẽ, khỏe khoắn của đoàn thuyền trong chuyến ra khơi Dẫn chứng: Chiếc thuyền……..thâu góp gió -> Các tính từ: Nhẹ, hăng, mạnh mẽ, các động từ mạnh: phăng, vượt, thâu, góp kết hợp hình ảnh so sánh, nhân hóa: Chiếc thuyền/con tuấn mã; cánh buồm/mảnh hồn làng, rướn thân thâu, góp gió; giọng thơ mạnh mẽ khỏe khoắn, hình ảnh thơ bay bổng đậm màu sắc hùng tráng ( hiếm thấy trong thơ Mới)-> Tái hiện cảnh ra khơi với khí thế hăm hở, mạnh mẽ, khỏe khoắn, làm chủ thiên nhiên… 2. Tự hào về cuộc sống và con người quê hương: 1 điểm - Cuộc sống tấp nập, thanh bình, no ấm, náo nức những niềm vui Dẫn chứng: Ngày hôm sau…..bạc trắng; Chiếc thuyền….thớ vỏ -> Từ láy: ồn áo, tấp nập-> Cuộc sống nhộn nhịp, đầm ấm,rộn ràng; hình ảnh những con cá tươi ngon thân bạc trắng-> gợi khoang thuyền đầy ắp cá, niềm vui tràn ngập không gian; Hình ảnh Chiếc thuyền im bến mỏi…-> Sự yên ả,thanh bình của làng chài sau những giờ lao động - Con người khỏe khoắn, đầy sức sống Dẫn chứng: Dân chài lưới…..xa xăm -> Bút pháp tả thực k/hợp lãng mạn, ẩn dụ CĐCG-> Vẻ khỏe mạnh, vạm vỡ, rắn rỏi, dạn dày nắng gió biển khơi -> vẻ đẹp đặc trưng của người dân miền biển 3. Nỗi nhớ da diết khi xa quê: 2 điểm - Nhớ những sự vật gần gũi, quen thuộc, nhớ nét đặc trưng nhất của quê hương Dẫn chứng: Nay….quá -> Từ ngữ bộc lộ t/c trực tiếp, điệp ngữ, liệt kê-> Nhấn mạnh nỗi nhớ cụ thể qua sự cảm nhận của nhiều giác quan, đặc biệt nhớ cả mùi vị đặc trưng, riêng biệt của làng chài-> Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng ->Sự gắn bó máu thịt với làng quê III. Đánh giá: 0,5 điểm - Lời thơ chân thành, tự nhiên, giản dị, sáng tạo những hình ảnh thơ gợi cảm… - Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm-> Tình yêu đất nước đáng trân trọng của Tế Hanh nói riêng và Thơ Mới nói chung ( Liên hệ với một số câu thơ, đoạn thơ viết về quê hương của Tế Hanh hoặc trong Thơ Mới) C. Kết bài: 0,5 điểm - Khẳng định lại tình yêu quê hương, đất nước trong bài thơ Quê hương - Cảm nghĩ của bản thân HỒ SƠ ĐĂNG Kí DỰ THI Hồ sơ đăng ký dự thi gồm cú: 1. Phiếu đăng ký dự thi (mẫu phỏt hành cựng hồ sơ của Trường). 2. Bản phụtụ giấy khai sinh (khụng cần cụng chứng); 3. Ba ảnh 4 x 6 (01 ảnh dỏn vào phiếu đăng ký dự thi, 02 ảnh ghi rừ họ tờn, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh và được gửi kốm theo hồ sơ). 4. Ba phong bỡ cú dỏn tem, ghi chớnh xỏc tờn và địa chỉ của người nhận. Mỗi thớ sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng dự thi với điều kiện cỏc mụn chuyờn khụng trựng thời gian thi: - Khối chuyờn: Toỏn học, Tin học, Sinh học trựng thời gian thi mụn chuyờn. - Khối chuyờn: Vật lý, Húa học trựng thời gian thi mụn chuyờn. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phũng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Tự nhiờn từ ngày 25/4/2012 đến 18/5/2012 (trong giờ hành chớnh, trừ cỏc ngày lễ, thứ bảy và chủ nhật). Nhà Trường sẽ gửi giấy bỏo thi cho thớ sinh trước ngày 03/6/2012 (theo địa chỉ đó ghi trờn phong bỡ cú trong hồ sơ đăng ký dự thi). III. THI TUYỂN 1. Mụn thi: thớ sinh phải làm bài thi viết 4 mụn: - Mụn 1: Tiếng Anh, thời gian làm bài là 90 phỳt; - Mụn 2: Ngữ văn, thời gian làm bài là 120 phỳt; - Mụn 3: Toỏn (vũng 1), thời gian làm bài là 120 phỳt; - Mụn 4: Mụn chuyờn, thời gian làm bài mỗi mụn chuyờn là 150 phỳt. + Mụn Toỏn (vũng 2) cho thớ sinh thi vào chuyờn Toỏn học và chuyờn Tin học; + Mụn Vật lý cho thớ sinh thi vào chuyờn Vật lý; + Mụn Hoỏ học cho thớ sinh thi vào chuyờn Hoỏ học; + Mụn Sinh học cho thớ sinh thi vào chuyờn Sinh học. - Điểm thi mụn Ngữ văn, mụn Toỏn (vũng 1) và mụn Tiếng Anh nhõn hệ số 1, điểm thi mụn chuyờn nhõn hệ số 2 và khụng cú chế độ cộng điểm ưu tiờn trong tuyển sinh. - Thớ sinh được đưa vào danh sỏch xột tuyển phải là những thớ sinh dự thi đầy đủ 4 bài thi, khụng vi phạm quy chế thi, khụng cú bài thi nào bị điểm dưới 3,0 và điểm bài thi mụn chuyờn phải đạt từ 4,0 trở lờn. 2. Lịch thi: Chiều 08/6/2012 - 14h00: nhận thẻ dự thi, nghe phổ biến quy chế thi. - 15h30: thi mụn Tiếng Anh cho tất cả thớ sinh. Sỏng 09/6/2012 - Thi mụn Ngữ văn cho tất cả thớ sinh. Chiều 09/6/2012 - Thi mụn Toỏn (vũng 1) cho tất cả thớ sinh. Sỏng 10/6/2012 - Thi mụn Toỏn (vũng 2) cho thớ sinh dự thi vào chuyờn Toỏn học và chuyờn Tin học. - Thi mụn Sinh học cho thớ sinh dự thi vào chuyờn Sinh học. Chiều 10/6/2012 - Thi mụn Hoỏ học cho thớ sinh dự thi vào chuyờn Hoỏ học. - Thi mụn Vật lý cho thớ sinh thi dự vào chuyờn Vật lý. 3. Lệ phớ tuyển sinh (thu khi thớ sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi): - 230.000đ (hai trăm ba mươi ngàn đồng) đối với thớ sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào một khối chuyờn. - 250.000đ (hai trăm năm mươi ngàn đồng) đối với thớ sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào hai khối chuyờn. Mọi thụng tin chi tiết xin liờn hệ với: Phũng Đào tạo-Trường Đại học Khoa học Tự nhiờn 334 Nguyễn Trói, Thanh Xuõn, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3858 5279; (04) 3858 3795; (04) 35579076. Website:
File đính kèm:
- De thi chon HSG van7.doc