Đề khảo sát chất lượng môn ngữ văn- Lớp 12 thời gian : 45 phút

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng môn ngữ văn- Lớp 12 thời gian : 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 12
 Thời gian : 45 phút 
 (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ RA :
 Học sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành cho chương trình đó (câu 1.a hoặc 1.b)

Câu 1.a : 10 điểm (Chương trình chuẩn)
 Hãy chỉ ra sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh qua đoạn trích sau :
 Hỡi đồng bào cả nước,
 “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
 Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
 Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”.
 Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
 (Trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, SGK lớp 12, trang 40)

Câu 1.b : 10 điểm (Chương trình nâng cao)
 Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
 “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
 Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
 Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
 (Văn học 12, tập một NXB Giáo dục, trang 76)
 Trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết:
 Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
 Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương?
 Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn !
 (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, trang 121).
 Phân tích, so sánh 2 đoạn thơ trên.

……………………Hết…………………..

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DAKLAK
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12

Câu 1.a : Chương trình chuẩn (10 điểm)
 a/Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, thấy được cách lập luận của một tác phẩm chính luận; cần có kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b/Yêu cầu về kiến thức:
 Đề bài yêu cầu học sinh vận dụng các thao tác để chỉ ra sức thuyết phục của một đoạn văn chính luận, văn chính luận chủ yếu thuyết phục bằng cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ tiêu biểu; văn phong sắc sảo. Đoạn trích thuộc phần mở đầu bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở pháp lí và chính nghĩa để nêu lên chân lí vĩnh cửu về quyền tự do của dân tộc, cách viết ngắn gọn, súc tích, lời lẽ hùng hồn đầy sức thuyết phục….
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
 | Giới thiệu tác giả - tác phẩm - xuất xứ của đoạn trích (1.0 điểm)
 | Nghệ thuật lập luận và sức thuyết phục của bản tuyên ngôn: Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ đem lại dụng ý và hiệu quả sâu sắc, thể hiện sự khéo léo lôgíc và chặt chẽ của lập luận (8.0 điểm)
 + Tạo ra sức thuyết phục : vì thế giới đã công nhận và khâm phục, có tính chất công pháp quốc tế, tác giả vừa trân trọng vừa nhắc nhở họ đừng phản bội lại những ý tưởng của tổ tiên họ (2.0 điểm)
 + Tăng tính chiến đấu: dùng phương pháp “gậy ông đập lưng ông”, dùng lời nói của dân tộc Pháp trước kia để nói với thực dân Pháp hiện tại Ò là một chiến thuật sắc bén. (2.0 điểm)
 + Thể hiện sự sáng tạo : từ quyền con người, Người suy rộng ra thành quyền dân tộc ® suy rộng ra là một đóng góp đầy ý nghĩa. (2.0 điểm)
 + Việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn.. Hồ Chí Minh đã đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập của 3 nước ngang hàng với nhau. Kết thúc bằng câu nói ngắn gọn “Đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được” ® xác lập một chuẩn mực mang chân lí muôn đời. (2.0 điểm).
 | Đánh giá khái quát đoạn văn: (1.0 điểm)
 Tuyên ngôn độc lập là áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, nó là một áng văn chính luận mẫu mực, tư tưởng sâu sắc, lập luận chặt lí lẽ đanh thép, dẫn chứng tiêu biểu, văn phong trong sáng mà sang trọng…
Câu 1.b : Chương trình nâng cao (10 điểm)
 a/Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách vận dụng các thao tác so sánh để làm bài văn nghị luận văn học, thấy được sự tương đồng và khác biệt của 2 nỗi nhớ ; cần có kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b/Yêu cầu về kiến thức:
 Đề yêu cầu vận dụng các thao tác so sánh để phân tích 2 tác phẩm theo định hướng cụ thể, vì vậy trong quá trình so sánh phải chỉ ra sự giống nhau và khác nhau của hai đoạn thơ, cùng viết về nỗi nhớ Tây Bắc, nhưng có sự giống nhau và khác nhau trên nhiều bình diện..
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau:
 | Giới thiệu tác giả - xuất xứ 2 đoạn thơ (1.0 điểm)
 | Đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng (3.0 điểm)
 + Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết, vời vợi về miền Tây và người lính Tây Tiến. Thiên nhiên miền Tây Bắc xa xôi mà thân thiết, hoang vu mà thơ mộng; con người Tây Tiến gian khổ mà hào hoa.
 + Hình ảnh thơ có sự hài hòa nét thực và ảo, vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người; nhạc điệu có sự hòa hợp giữa lời cảm thán với điệu cảm xúc (câu mở đầu như tiếng vang đầy thương nhớ (ơi, chơi vơi, mỏi , hơi) + điệp từ (nhớ/nhớ) và lối đối uyển chuyển (câu 3 với câu 4) đã tạo ra âm hưởng tha thiết, ngậm ngùi.
 | Đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên (3.0 điểm)
 + Đoạn thơ bộc lộ nỗi nhớ sâu nặng về những miền quê đã từng qua, rồi kết tinh thành một triết lí sắc sảo. Từ nỗi nhớ thương dành cho những vùng đất mang nặng nghĩa tình, thuộc về kỉ niệm riêng, cảm xúc thơ được đúc kết thành triết lí chung về quy luật phổ biến của tâm hồn.
 + Nghệ thuật có sự kết hợp tả thực với suy tưởng, bộc bạch tâm tình (câu đầu) với chiêm nghiệm triết lí (các câu sau); phép điệp (nhớ/nhớ), phép đối xứng (khi ta ở/khi ta đi), câu hỏi tu từ : Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương ? khiến đoạn thơ có sức truyền cảm và súc tích như một câu châm ngôn.
 | So sánh điểm tương đồng và khác biệt (2.0 điểm)
Điểm tương đồng: hai đoạn thơ đều bộc lộ nỗi nhớ tha thiết bồi hồi, sâu lắng về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Hai khổ thơ đều thể hiện sâu sắc nỗi nhớ về một miền đất gắn bó kháng chiến.
Điểm khác biệt: đoạn thơ trong bài Tây Tiến bộc lộ nỗi nhớ cụ thể của người trong cuộc, toát lên vẻ hào hoa lãng mạn, hình ảnh thơ nghiêng về tả trực quan; là nỗi nhớ của người lính về một vùng đất từng gắn bó máu thịt với mình, tràn ngập đoạn thơ là những địa danh cụ thể : Sông Mã, Sài Khao…
Còn đoạn thơ trong bài Tiếng hát con tàu là tình cảm nhớ thương đã nâng lên thành quy luật của tâm hồn, hình ảnh thơ nghiêng về khái quát và tượng trưng, chứa đựng vẻ đẹp trí tuệ. Đoạn thơ không có địa danh cụ thể mà chỉ có danh từ chung, thấm đậm chất triết lí trí tuệ một cách tài hoa.
| Đánh giá khái quát 2 khổ thơ: (1.0 điểm)
Đoạn thơ Tây Tiến là khúc nhạc dạo đầu mở tiếp ra những xúc cảm dạt dào của toàn bài thơ
Khổ thơ của Chế Lan Viên để lại nhiều ấn tượng nơi người đọc, có thể được xem là hay nhất của toàn bài, thể hiện rõ phong cách và hồn thơ Chế Lan Viên
 Ã Lưu ý chung: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm những yêu cầu về kiến thức, đáp án chỉ có tính định hướng, tùy theo tình hình thực tế từng bài, giám khảo áp dụng linh hoạt biểu điểm.

……………….Hết…………………..









File đính kèm:

  • docDE THI VA DAP AN 12.doc