Đề khảo sát chất lượng môn : ngữ văn lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng môn : ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
Trường THCS TÔ HOÀNG
-------------
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn : NGỮ VĂN lớp 9
Ngày thi : Thời gian làm bài : 90 phút
--------------o0o-------------
Phần I ( 3 điểm ) : Trắc nghiệm
	Chép chính xác bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh (1 điểm).
Đọc kĩ các câu hỏi và khoanh tròn chữ cái mà em cho là đáp án đúng (2 điểm).
Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu? 
Từ một mùi hương. 	C. Từ một cơn mưa.
Từ một đám mây. 	D. Từ một cánh chim.
Dòng nào sau đây nêu đúng tâm tư, tình cảm của tác giả trong bài thơ “Sang thu”?
Tình yêu tha thiết với mùa thu đất Việt.
Tình yêu quê hương và những kỉ niệm tuổi thơ.
Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương. 
Những cảm nhận tinh tế và biến đổi của đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu.
Hai câu thơ: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào? 
Nhân hóa. 	C. Hoán dụ.
So sánh. 	D. Điệp từ.
Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”?
A. Hồn nhiên, tươi trẻ. 	C. Lãng mạn, siêu thoát.
B. Mới mẻ, tinh tế. 	D. Mộc mạc, chân thành
5. Câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” gợi ta liên tưởng đến thực tế nào? 
A. Mùa thu, trời mau tối, chim vội vã bay về tổ.
B. Mùa thu, thức ăn hiếm, chim vội vã bay đi kiếm ăn.
C. Mùa thu, trời sắp lạnh, chim bắt đầu bay đi tránh rét.
D. Mùa thu, trời đẹp, chim bay rất nhiều, rất vội.
6. Nghĩa tường minh là gì?
A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
B. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
C. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói ẩn dụ.
D. Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
7. Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào, thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”.
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn được bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
8. Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật đó để phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Phần II ( 7 điểm ) : Tự luận
Viết đoạn văn (2 điểm) :
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương bằng một đoạn văn khoảng 8 - 10 câu theo lối Tổng - phân - hợp và có sử dụng phép thế và phép nối.
Tập làm văn (5 điểm) : 
Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Chúc các em làm bài tốt!
 
Trường THCS TÔ HOÀNG
-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
Môn : NGỮ VĂN lớp 9
Ngày thi : Thời gian làm bài : 90 phút
--------------o0o-------------
Phần I : Trắc nghiệm (3 điểm) : 
Chép chính xác bài thơ “Sang thu”: 1 điểm (sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm)
Đúng mỗi câu 0,25 điểm, sai trừ 0,25 điểm.
1
2
3
4
5
6
7
8
A
D
A
B
C
B
C
B

Phần II : Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm) : Viết đoạn văn 
Đoạn văn đủ số lương câu từ 8 - 10 câu và theo lối diễn đạt Tổng - Phân - Hợp : 0,5 điểm.
Có sử dụng phép thế và phép nối, có gạch chân dưới các phép liên kết : 0,5 điểm.
Nội dung (1 điểm): phân tích được ước nguyện của nhà thơ Viễn Phương muốn được ở gần Bác.
Muốn làm tiếng chim trong trẻo ca hát cho Bác yên nghỉ.
Muốn làm đóa hoa tươi tỏa hương thơm ngát.
Muốn làm cây tre trung hiếu để làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của người con hiếu thảo để mãi mãi được ở bên Người.
Câu 2 (5 điểm) : Tập làm văn
Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng thể loại : 1 điểm.
Nội dung đảm bảo 4 ý sau:
Bài thơ mở đầu bằng tiếng reo vui chào đón mùa xuân đến với cỏ cây hoa lá đất trời sông nước xứ Huế mộng mơ à Mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ Huế.
Mùa xuân của con người, mùa xuân của đất nước.
Trước mùa xuân của thiên nhiên, con người và đất nước tác giả đã nghĩ về chính mình – ước nguyện được hóa thân làm “một mùa xuân nho nhỏ” để dâng hiến cho đất nước.
Bài thơ kết lại trong âm điệu khúc Nam ai Nam bình ngọt ngào xứ Huế.
Bài làm đủ các ý, có lí lẽ, dẫn chứng xác thực không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, trình bày sạch, đẹp, bố cục rõ ràng : 5 điểm.
Bài làm tương đối đủ 4 ý nhưng phân tích chưa sâu, ít mắc lỗi chính tả và diễn đạt, bố cục rõ ràng : 4 điểm.
Bài làm đủ ý nhưng phân tích sơ sài, còn mắc 1 số lỗi về chính tả, diễn đạt : 3 điểm.
Còn lại các trường hợp quá kém, sơ sài, cẩu thả, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả: cho 2 điểm trở xuống.

File đính kèm:

  • docDe khao sat chat luong va bieu diem van 9 3.doc
Đề thi liên quan