Đề khảo sát chất lượng mũi nhọn cấp huyện môn Vật lý 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 15/05/2024 | Lượt xem: 78 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng mũi nhọn cấp huyện môn Vật lý 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đề chính thức
HUYỆN NÔNG CỐNG
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: VẬT LÝ 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này có 04 câu, gồm 02 trang
Ngày thi 4 tháng 3 năm 2023

Câu 1: (6,0 điểm)
1. Trên đường thẳng AB dài 9km có một người đi xe đạp và một người đi xe máy khởi hành cùng lúc từ A để đi đến B. Khi vừa đến B, xe máy ngay lập tức quay về A và đã gặp xe đạp ở vị trí C. Cho rằng vận tốc của xe đạp và xe máy có độ lớn không đổi lần lượt là v1= 12km/h và v2 = 60km/h.
a) Tính thời gian xe máy đi từ A đến B và độ dài quãng đường AC?
b) Để vị trí gặp nhau C ở chính giữa quãng đường AB thì xe máy phải dừng lại ở B trong thời gian bao lâu?
2. Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20cm và ống hình trụ B có tiết diện S2 = 14cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40cm, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.
a) Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.
b) Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000N/m3, dd = 8000N/m3.
c) Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.
Câu 2: (5,0 điểm)
Một bình trụ cách nhiệt được đặt thẳng đứng, bên trong đã có chứa sẵn nước có khối lượng m0 và ở nhiệt độ ban đầu là t0 = 200C. Bình nước này được dùng để làm nguội những quả trứng giống nhau có khối lượng m lấy ra từ một nồi nước nóng có nhiệt độ ổn định. Sau khi thả 6 quả trứng thì nhiệt độ cân bằng của nước trong bình là t1 = 300C. Thả thêm 4 quả trứng nữa thì nhiệt độ cân bằng là t2 = 350C. Xem rằng chỉ có trao đổi nhiệt giữa nước trong bình và các quả trứng, nhiệt độ ban đầu của các quả trứng giống nhau là t, nước từ nồi nước nóng bám vào các quả trứng là không đáng kể.
a) Xác định nhiệt độ ban đầu của các quả trứng?
b) Xác định nhiệt độ cân bằng sau khi thả tổng cộng 20 quả trứng?
c) Hỏi phải thả bao nhiêu quả trứng vào bình để nhiệt độ của nước khi cân bằng tối thiểu là 500C? 
Câu 3: (5,0 điểm)
1. Một chùm tia sáng Mặt Trời nghiêng một góc so với phương nằm ngang. Dùng một gương phẳng hứng chùm tia sáng đó để chiếu xuống một đáy giếng sâu, thẳng đứng và hẹp.Vẽ hình biểu diễn đường truyền của tia phản xạ và tính góc nghiêng của mặt gương so với phương nằm ngang? 
2. Một căn buồng hình hộp chữ nhật có chiều dài AB=5m, chiều cao AD = 4,5m. Trên tường AD có một lỗ nhỏ O1 cách mặt sàn một khoảng h, trên tường BC có một lỗ nhỏ O2 cách sàn 3m, trên sàn có gương G1 nhỏ đặt nằm ngang cách chân tường D là 1m (Hình vẽ bên). Trên trần có gương G2 treo nghiêng một cách thích hợp để ánh sáng Mặt Trời sau khi chiếu qua O1 lần lượt phản xạ trên G1 và G2 thì ló ra ngoài qua O2 và tạo trên mặt đất một vệt sáng hẹp M cách tường BC một đoạn 4m. Tính h. 


Câu 4: (4,0 điểm)
1. Hãy trình bày phương án xác định trọng lượng riêng của một chất lỏng với các dụng cụ: một lực kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp, một chậu đựng nước (nước đã biết trọng lượng riêng d), dây buộc, một vật nặng chìm trong nước và trong chất lỏng trên, chậu đựng chất lỏng cần xác định trọng lượng riêng. 
2. Cho các dụng cụ bao gồm: Nước (đã biết nhiệt dung riêng Cn); 1 nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng Ck), 1 nhiệt kế, 1 cân Rô-bec-van (không có quả cân), rượu cần xác định nhiệt dung riêng (C), bếp đun, hai cốc đun giống nhau chứa được lượng rượu có khối lượng lớn hơn khối lượng của nhiệt lượng kế. Hãy chỉ ra phương án xác định nhiệt dung riêng của rượu.
------------------ Hết -------------------------
Họ tên thí sinh:........................ Giám thị số 1:
Số báo danh: ........................ Giám thị số 2: 
Giám thị không giải thích gì thêm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN NÔNG CỐNG

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: VẬT LÝ 8
Câu
Yêu cầu vắn tắt nội dung kiến thức
Điểm
Câu 1.1
(3,0 điểm)

1.1a- 2,0 điểm 
Thời gian xe máy chuyển động từ A đến B là: 
0,5
Thời gian xe máy chuyển động từ B đến C là: 
0,5
Thời gian xe đạp chuyển động từ A đến C là: 
0,5
Ta có 
0,5
1.1b-1,0 điểm
Khi C ở chính giữa quãng đường AB, thời gian xe đạp đi từ A đến C là: 
 txđ = 
0,25
Thời gian xe máy đi từ A đến B rồi về C là: txm = 
0,5
Thời gian xe máy dừng ở B là: t’ = txm - txđ = 0,375 – 0,225 = 0,15h = 9 phút
0,25
Câu 1.2
(3,0 điểm)

1.2a- 1,0 điểm
Thể tích của nước ở ống A là: VA = S1.h1 = 6.10-4.20.10-2 = 1,2.10-4(m3)
Thể tích của nước ở ống B là: VB = S2.h2 = 14.10-4.40.10-2 = 5,6.10-4(m3) 
0,5
Khi khóa K mở, chiều cao mực nước hai ống lúc này bằng nhau là h và thể tích của nước trong hai ống vẫn bằng thể tích lúc đầu nên ta có:
S1.h + S2.h = VA + VB = 6,8.10-4(m3) 
0,5
1.2b- 1,0 điểm
Thể tích dầu đổ thêm vào ống A là: 
Chiều cao cột dầu ở ống A là: 
0,25
- Xét điểm M tại mặt phân cách giữa nước và dầu, điểm N ở ống B ở cùng mặt phẳng nằm ngang với M.
pM = dd.h3 = 8000.0,1 = 800(Pa) và pN = dn.h4 = 10000.h4
0,25
Vì: pM = pN nên h4 = 8(cm)
0,25
- Độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai ống là: h' = h3 - h4 = 2 cm
0,25
1.2c- 1,0 điểm
Áp suất tại đáy cột dầu là pM = 800(Pa)
Áp suất do pít tông gây ra tại mặt nước ở ống B là: 
0,25
Ta thấy pM > p, nên khi chất lỏng trong hệ thống đứng yên thì mực mức trong ống B cao hơn ống A một đoạn là h.
0,25
Ta có: s
0,25
Độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai ống là: s
0,25
Câu 2 
(5,0 điểm)

2a- 2,5 điểm
Gọi c0, c tương ứng là nhiệt dung riêng của nước và quả trứng. 

PT cân bằng nhiệt khi thả 6 quả trứng:
 (1)
1,0
PT cân bằng nhiệt khi thả thêm 4 quả trứng:
 (2)
1,0
Từ (1) và (2) ta có: 
0,5
2b- 1,5 điểm
Thay t = 800C vào (1) hoặc (2) ta được: 
0,5
Tương tự trên ta có nhiệt độ cân bằng của nước khi thả 20 quả trứng là: 
 t3 = 440C
1,0
2c- 1,0 điểm
Giả sử khi thả N quả trứng vào bình thì nhiệt độ cân bằng của nước là t4=500C.
Tương tự trên ta có: 
(quả)

0,5

Vậy để nhiệt độ của nước khi cân bằng tối thiểu là 500C thì phải thả ít nhất 30 quả trứng vào bình.
0,5
Câu 3.1 
(2,0 điểm)
3.1- 2,0 điểm
Vẽ hình biểu diễn đường truyền tia sáng

0,75
 Có 
Vậy góc nghiêng của mặt gương so với phương nằm ngang bằng 600
1,25
Câu 3.2
(3,0 điểm)
3.2- 3,0 điểm
0,75

Xét hai tam giác đồng dạng CO2M và BO2I2, ta có: 
Do đó: 
0,75
Gọi H là giao điểm của pháp tuyến I1H (của gương G1) với trần nhà, ta có: AH = DI1 = 1m
Do đó: HI2 = AB – AH – BI2 = 5 – 1 – 2 = 2m
0,75
Xét hai tam giác đồng dạng DI1O1 và HI2I1, ta có: 
Do đó 
Vậy h = 2,25m
0,75
Câu 4.1
(2,0 điểm)
- Dùng lực kế xác định trọng lượng của vật ngoài không khí là P1. 
0,5
- Nhúng chìm vật vào nước, số chỉ của lực kế lúc này là F1.
Ta có: (1)
0,5
- Nhúng chìm vật vào chất lỏng, số chỉ của lực kế lúc này là F2.
Ta có: (2)
0,5
Từ (1) và (2) ta có trọng lượng riêng của chất lỏng là: 
0,5

Câu 4.2 
(2,0 điểm)

- Đặt lên mỗi đĩa cân một cốc đun rỗng. 
0,25
- Đặt NLK lên đĩa cân bên trái. Để cân thăng bằng phải đổ vào cốc bên phải lượng nước mn bằng khối lượng mk của NLK. Ta có: mn = mk 
0,25
- Bỏ NLK ra, đổ vào cốc bên trái lượng rượu có khối lượng m thì khi cân thăng bằng. Ta có mn = m = mk.
0,25
- Đổ rượu vào nhiệt lượng kế, dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của rượu lúc này là t1.
0,25
- Đặt cốc đun có nước lên bếp đun đến nhiệt độ t2. 
0,25
- Sau đó đổ toàn bộ nước trong cốc đun vào nhiệt lượng kế, nhiệt độ cân bằng của chất lỏng trong nhiệt lượng kế là t. 
0,25
Ta có: Ckmk(t – t1) + Cm( t – t1) = Cn.mn(t2 - t) 
(Lưu ý: Nếu HS đun rượu thì trừ 0,25 điểm)
0,5
Chú ý: Học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_mui_nhon_cap_huyen_mon_vat_ly_8_nam_h.doc