Đề khảo sát giữa kỳ I Môn : Ngữ văn 8

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát giữa kỳ I Môn : Ngữ văn 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát giữa kỳ I
Môn : Ngữ văn 8
Phần I : Trắc nghiệm (6đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách viết thêm vào phần để trống hoặc khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
1.Nhân vật chính của văn bản “Chiếc lá cuối cùng” là ai ?
A.Giôn –xi.
B. Xui
C.Cu Bơ- men
D.Ông bác sĩ
2.Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
D.Tự sự kết hợp với miêu tả.
3.Phương thức chỉ đạo nào làm nên sức hấp dẫn của văn bản “chiếc lá cuối cùng”
A.Miêu tả C.Biểu cảm
B.Tự sự D.Nhật dụng
4.Trong các từ sau, từ nào là từ ngữ toàn dân?
A. Học sinh C.Cươi
B. Trốc D. chiu
5.Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nói giảm?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
B. Bác đã lên đường theo tổ tiên.
C. Bác chết rồi.
D. Bác đã đi vào cõi vĩnh hằng.
6. Trong các câu sau câu nào là câu đơn?
A. Vừa bị lừa nên anh mất hết tài sản.
B. Tôi đi học.
C. Bạn Nguyệt Thah càng nói, mọi người càng chú ý.
D. Cuối cùng mây tan và trời tạnh.
II.Tự luận (4đ)
 Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ- men vẽ trên tường trong văn bản “chiếc lá cuối cùng” có phải là kiệt tác không? vì sao?
 







Đáp án
Phần I. Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A
C
B
D
C
B
Phần II.Tự luận (4đ)
- Học sinh viết được thành 1 đoạn văn khoảng (15 – 20 câu) đúng chủ đề, câu hỏi.
- Diễn đạt lôgic khoa học.

































Đề khảo sát giữa kỳ I
Môn: Ngữ văn 9
A.Trắc nghiệm (6đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước kết quả đúng.
1.Chuyện Người con gái Nam Xương được viết vào thế kỷ nào?
A. Thế kỷ XIV C. Thế kỷ XVI
B. Thế kỷ XV D. Thế kỷ XVII
2. “Truyền kì mạn lục” có nghĩa là gì?
A.Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B.Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C.Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D.Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
3.Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì
A.Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thực.
B.Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C.Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.
D.Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
4.Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong truyện Kiều?
A.Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ – Gia biến và lưu lạc
B. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ
C. Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước 
D.Cả A, B, C đều đúng.
5.Nhận định nào nói đúng nhất về tác gia truyện Kiều?
A.Có kiến thức sâu rộng và là một thiên tài văn học.
B.Từng trải, có vốn sống phong phú.
C.Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
D. Cả A,B, C đều đúng.
6.Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật truyện Kiều.
A.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
B.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
C.Có nghệ thuật dẫn truyện hấp dẫn.
D.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình.
B.Tự luận (4đ)
Viết bài thuyết minh những nét chính về tác phẩm truyện Kiều.






Đáp án
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
A
B
B
D
B
B.Tự luận
Yêu cầu: - Tác phẩm dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du hết sức lớn, có ý nghĩa quyết định đối với giá trị của tác phẩm.
 Truyện dài 3254 câu lục bát, có thể chia thành 3 phần. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
 Truyện có giá trị lớn cả về nội dung và nghệ thuật.
Nội dung + Tính hiện thực (.......)
 + Tinh thần nhân đạo (.......)
Nghệ thuật: Đỉnh cao của thơ ca cổ điển dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại (.......)
- Kiệt tác Truyện Kiều hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi, có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả.

























Đề khảo sát chất lượng giữa kỳ I
Môn: Ngữ văn 9
I.Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1: (0,25đ) - Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì? (Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng)
A.Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Bác.
D. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: (0,25đ) – Từ nào sau đây trái nghĩa với từ truân chuyên.
A.Nhọc nhằn B.Vất vả C.Nhàn nhã D.Gian nan
Câu 3: (0,25đ) – Những câu sau đây đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A.Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
B.Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh
C.Ngựa là một loài thú 4 chân.
1. Phương châm về chất 2. Phương châm về lượng
Câu 4: (0,25đ) – Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò gì?
A.Làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi , dễ hiểu.
B.Làm cho đối tượng có tính cách và cá tính riêng.
C.Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
D.Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính lô gic và màu sắc triết lí.
Câu 5: (1đ) – Những câu thơ nào trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” miêu tả vẻ đẹp riêng của Thuý Vân.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: (2đ) – Viết đoạn văn từ 5 đến 8 câu giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: (2đ) – Em hãy ghi tiếp vào sau câu văn sau đây để có đoạn văn hoàn chỉnh:
 Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho ta thấy ..................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II.Tự luận (4đ)
 Kể lại đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” bằng lời của mình, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.


Đáp án
I.Trắc nghiệm (6đ)
Phần lựa chọn đáp án đúng : 4câu, mỗi câu 0,25đ tổng 1đ
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
B
C
B
A
Câu 5: (1đ) Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp riêng của Thuý Vân
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đăn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Câu 6: (2đ) Học sinh viết đoạn văn đúng quy định (từ 5 – 8 câu)
 Về nội dung đảm bảo: Năm sinh, năm mất, quê quán, hoàn cảnh, vươn lên để dạy học, làm thuốc sáng tác thơ văn, là người yêu nước, thương dân, để lại nhiều tác phẩm có giá trị.
Câu 7 : (2đ)
Ghi tiếp được như sau: Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho ta thấy những phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Lục Vân Tiên”: Tài ba, dũng cảm , hành động vì nghĩa. Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na và ân tình. Thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu; Qua hành động, lời nói và cách cư xử bộc lộ tính cách nhân vật.
II.Tự luận (4đ) Học sinh viết bài văn ngắn gọn, kể chuyện Lục Vân Tiên gặp nạn với nội dung sau: Trình Hâm lừa Lục Vân Tiên xuống thuyền đợi đêm khuya, giữa dòng nước sâu, xô Lục Vân Tiên xuống rồi hô hoán. Lục Vân Tiên được một ông ngư cứu, chữa và mời ở lại cùng ông. Lục Vân Tiên áy náy nói đền ơn nghĩa. Ông ngư đã cho biết “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn” và ông tự hào về cuộc sống tự do, lao động bình dị ngoài vòng danh lợi, gắn bó với thiên nhiên
Lưu ý: Kể chuyện hấp dẫn, các tình tiết rõ ràng, có miêu tả nội tâm nhân vật.
 

File đính kèm:

  • docNgu van 8(3).doc