Đề khảo sát học kì II môn: Sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học kì II môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm) Câu 1( 1 điểm): Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng 1. Cách cất cánh của dơi là: a. Nhún mình lấy đà từ mặt đất b. Chạy lấy đầ rồi vỗ cánh c. Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao 2. Nhóm động vật nào có bộ phận di chuyển phân hoá thành chi 5 ngón để cầm nắm? a. Gấu, chó, mèo b. Vượn, khỉ, tinh tinh c. Khỉ, sóc, dơi 3. Trong các động vật sau nhóm nào sinh sản vô tính a. Giun đất, sứa, san hô b. Thuỷ tức, đỉa, trai sông c. Trùng roi, trùng amíp, trùng giày 4. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì: a. Khí hậu rất khắc nghiệt b. Động vật ngủ đông dài c. Sinh sản ít Câu 2( 1 điểm): Chọn các đặc điểm ở cột A với cột B cho phù hợp: Cột A Cột B 1.Kiểu bay vỗ cánh 2. Kiểu bay lượn a. Cánh đập liên tục b. Cánh đập chậm rãi không liên tục c. Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh d. Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi các luồng gió II. Phần tự luận: ( 8 điểm) Câu 1: (2 điểm): Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? Câu 2:( 1 điểm): Nêu đặc điểm chung của lớp thú? Câu 3: ( 2 điểm): Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính?Cho ví dụ? Câu 4: ( 2 điểm): Động vật quí hiếm là gì? Nêu một vài động vật quí hiếm mà em biết? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quí hiếm? Câu 5: ( 1 điểm): Tại sao vận tốc của thỏ lớn hơn thú ăn thịt song thỏ vẫn bị bắt? ------------- HẾT------------- UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 7 I. Phần trắc nghiệm (2điểm) Câu1(1điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án C B C A Câu 2(1điểm) Mỗi từ đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 Đáp án A, C B,D II. Phần tự luận (8điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Các đ2 cấu tạo của ĐV ở đới lạnh thích nghi với điều kiện sống + Bộ lông dày -> giữ nhiệt + Mỡ dưới da dày -> giữ nhiệt và dự trữ năng lượng + Lông màu trắng -> dễ lẫn với tuyết để lẩn trốn kẻ thù -Các đ2 cấu tạo của ĐV ở đới nóng thích nghi với điểu kiện sống + Chân dài -> nhảy xa + Chân cao móng rộng ,đệm thịt dày-> không bị lún trong cát, chống nóng + Bướu mỡ lạc đà-> chứa mỡ, khi cần có thể chuyển thành nước + Màu lông nhạt giống màu cát -> lẩn trốn kẻ thù 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Nêu đủ đặc điểm chung lớp thú. - Có bộ lông mao bao phủ, bộ răng phân hóa - Tim 4 ngăn, bộ não phát triển - Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa - Là động vật hằng nhiệt 0.25 0.25 0.25 0.25 3 - Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản hữu tính: + Thụ tinh ngoài , đẻ trứng. VD: cá, ếch nhái.... + Thụ tinh trong , đẻ trứng. VD: động vật thuộc lớp bò sát + Thụ tinh trong , đẻ con. VD: chim ,thú... 0,5 0,75 0,75 4 - Khái niệm: ĐV quí hiếm là những động vât có giá trị về những mặt sau: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu...đồng thời nó phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên - VD: Voi , ốc xà cừ, sóc đỏ... - Các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm: + Đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng + Cấm săn bắt , buôn bán trái phép + Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên + Tuyên truyền về lợi ích của động vật quí hiếm để mọi người có ý thức bảo vệ 0,75 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 Giải thích: Do sức bền của thỏ kém còn của thú ăn thịt sức bền lớn nên thỏ vẫn bị bắt 1đ ------------- HẾT-------------
File đính kèm:
- Sinh 7_KS_HKII_4.doc