Đề khảo sát học kỳ II Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học kỳ II Môn: Ngữ Văn 8 huyện Thủy Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 ĐỀ KHẢO SÁT HỌC KỲ II



MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 ĐIỂM) 
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 
Câu 1. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu ra đời trong hoàn cảnh nào? 
A. Khi tác giả mới tham gia hoạt động cách mạng.
B. Tác giả đang học ở trường Quốc học Huế.
C. Tác giả đang ở Huế.
D. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
Câu 2. Tập thơ "Nhật kớ trong tự" được Bác viết vào thời gian nào ?
A. 1940. B. 1941. C. 1942. D. 1943.
Câu 3. Bài thơ “Quê hương” thể hiện tỡnh cảm gì của Tế Hanh?
A. Tình yêu que hương 
B. Tình yêu mẹ 
C. Tình yêu thiên nhiên
D. Tình đồng chí.
Câu 4.Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất về sự khác biệt giữa ba văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” và “Bình Ngô đại cáo”?
A. Tên thể loại có trong nhan đề 
B. Văn nghị luận trung đại
C. Viết bằng lối văn biền ngẫu 
D. Thể loại.
C©u 5. Nét nghệ thuật nổi bật trong văn bản “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc là:
A. Tăng cấp, tương phản 
B. Châm biếm, trào phúng
C. So sánh, nhân hóa 
D. Có lí, có tình.
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong bài “Đi bộ ngao du” của Ru-xụ là:
A. Nghị luận B. Thuyết minh C.Miêu tả D. Tự sự 
Câu 7. Trong câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! ” người nói đã sử dụng kiểu hành động nói nào?
A. Hành động trình bày.	B. Hành động hỏi.
C. Hành động bộc lộ cảm xúc.	D. Hành động điều khiển.
Câu 8. Tìm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
 Bài thơ “Khi con tu hú” đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khao khát….. của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi.
 A. Tự do.	 B. Cuộc sống. C. Mùa hè.	 D. Thiên nhiên
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 8,0 ĐIỂM)
Câu 1: (3,0 điểm) 
 Viết một đoạn hội thoại (từ 5-7 câu) chủ đề vÒ môi trường, trong đó có sử dụng bốn kiểu câu ph©n lo¹i theo mục đích nói. 
Câu 2: (5.0 điểm) 
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
-----------------------------------




































UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KHẢO SÁT HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 8



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 ĐIỂM) 
Câu 
Nội dung
Điểm
1
D. Tác giả mới bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ.
0,25.
2
C. 1942. 
0,25.
3
A. Tình yêu quê hương 
0,25.
4
D. Thể loại.
0,25.
5
A. Tăng cấp, tương phản 
0,25.
6
A. Nghị luận
0,25.
7
C.Hành động bộc lộ cảm xúc 
0,25.
8
A. Tự do
0,25.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)

Câu 
Nội dung
Điểm
1
1. Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn hội thoại với số câu quy định, đúng chủ đề môi trường.
2. Nội dung:
Viết đúng chủ đề môi trường ( trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh, vệ sinh trường, lớp…), có sử dụng bốn kiểu câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật.
* Yêu cầu: Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, đảm bảo yêu cầu trên đạt điểm tối đa. Không đạt yêu cầu trên tùy mức độ trừ điểm.
( 1,0đ)

( 2,0đ)

2
1. Mở bài 
- Dẫn dắt vấn đề và nêu quan điểm của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học: “ theo điều học mà làm” cũng có nghĩa là học đi đôi với hành.
2. Thân bài: 
* Giải thích vấn đề 
- Học là gì? Là tiếp thu kiến thức được tích luỹ trong sách vở, tiếp nhận kinh nghiệm của những người đi trước… Học nói chung là sự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, mở mang trí tuệ.
- Hành là gì? Là đem các kiến thức kinh nghiệm học được ứng dụng trong việc làm hàng ngày… 
* Khẳng định: Học với hành đi đôi, gắn bó mật thiết với nhau. Đó là hai việc của một quá trình thống nhất. 
* Lập luận để chứng minh sự đúng đắn của vấn đề: 
+ Học mà không hành, không ứng dụng vào thực tiễn thì học vô ích… tốn tiền của công sức, thời gian… Học rồi mà không hành được có nghĩa là học không thấu đáo, không thứ tự, không học rộng rồi tóm lược cho gọn nhằm nắm được cái cốt lõi của vấn đề … bị mọi người cười chê, bản thân vô dụng (dẫn chứng) 
+ Ngược lại hành mà không được học, không có kiến thức chỉ đạo, lý thuyết soi sáng làm việc gì cũng khó khăn, thậm mò mẫm, sai lầm, tốn thời gian, công sức, tiền của… (dẫn chứng) 
+ Học giúp công việc được dễ dàng, sáng suốt, hiệu quả cao; hành lại giúp kiến thức càng được khắc sâu, kinh nghiệm càng bền vững. (dẫn chứng) 
*Mở rộng, liên hệ 
- Học những gì và học thế nào cho hiệu quả?
3. Kết bài 
- Khẳng định sự đúng đắn của vấn đề: Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí, phương châm giáo dục, phương pháp học tập của chúng ta…Giúp ta có đủ trình độ để kế tục sự nghiệp của cha anh…
* L ưu ý:
 - Đảm bảo bố cục: 3 phần.
 - Xây dựng được bài nghị luận, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao.
 - Trình bày bài viết đẹp, chữ viết rõ ràng, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, dấu câu, diễn đạt,…
 - Giáo viên tuỳ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.



( 1,0đ)




 (0,5đ)





(0.5đ)


(0,5đ)





(0.5đ)



(0.5đ)


(0,5đ)




(1,0đ)




-----------------------------------------






File đính kèm:

  • docde kiem tra ngu van 8 ki 2.doc