Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008-2009 môn Ngữ Văn 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi cấp huyện năm học 2008-2009 môn Ngữ Văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh Giỏi cấp huyện Năm học 2008-2009
Môn Ngữ Văn 6 - ( Thời gian : 120' - không kể thời gian giao đề )
=================================================
Câu I ( 10 đ ) :
 Cho đoạn văn :
" Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt , đổ ra con sông Cửa lớn , xuôi về Năm Căn . Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác. cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng . Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước , trông hai bên bờ , rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận . Cây đước mọc dài theo bãi , theo từng lứa trái rụng , ngọn bằng tăm tắp , lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông , đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, ... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai."
	 ( Trích : Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi )
 a, Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính nào? vì sao.
 b, Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn?
 c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Câu 2 : ( 10 đ )
 Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. 
...........................Hết ..............................













Đáp án chấm khảo sát học sinh giỏi năm học 2008-2009
Môn ngữ văn 6
Câu 1 ( 10 đ )
 a, Đoạn văn viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu tả. Vì đoạn văn tái hiện cảnh sông nước Cà Mau.( 1 đ )
- Mỗi ý đúng cho (0,5 đ )
b, Chỉ được 2 biện pháp tu từ chủ yếu sau : ( 3,5 đ )
- So sánh ( 2 đ ) : 4 hình ảnh.
+ Dòng sông Năm Căn mênh mông , nước đổ ra biển ngày đêm như thác.
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước.
 + Rừng đước dựng lên cao ngất như 2 dãy trường thành dài vô tận.
- Nhân hoá ( 1,5 đ ) 
+ Câu đước mọc dài theo bãi, .....qua rừ - ( chồng - ôm - đắp ) .........
- Mỗi hình ảnh đúng cho (0,5 đ )
c, Cảm nhận được những ý sau: ( 5,5 đ )
- Đoạn văn trích trong văn bản " sông nước Cà Mau " của nhà văn Đoàn Giỏi .
- Đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn và cảnh rừng đước.
- Tác giả sử dụng từ láy gợi hình " mênh mông " làm cho dòng sông trở lên rộng lớn trải dài , không nhìn thấy bến bờ , chỉ thấy mênh mông , bao la , sóng nước.
- Sử dụng nghệ thuật so sánh tạo nên sự kì vĩ của con sóng dữ mang vẻ đẹp hoang sơ , tấp lập của dòng sông , một vẻ đẹp hùng vĩ và trù phú .
- Với nghệ thuật nhân hoá làm cho hình ảnh rừng đước hiện lên cao sừng sững trải dài theo 2 bên bờ như những người canh gác mang màu xanh bạt ngàn của ngàn đời nay.
- Tác giả sử dụng một loạt các tính từ chỉ màu xanh với những cung bậc khác nhau.
- Đoạn văn giúp ta cảm nhận được sự lướt đi của con thuyền qua con mắt miêu tả của nhà văn Đoàn Giỏi . Bức tranh dòng sông hiện lên ngút ngàn sâu thẳm với một màu xanh bạt ngàn mà điểm vào bức tranh là sương mù và khói sóng làm cho bức tranh đẹp hơn, không chỉ là một vẻ đẹp hùng vĩ mà rất thô sơ . Bức tranh mang đậm màu sắc thiên nhiên của miền Tây Nam Bộ.
- Nhà văn với sự liên tưởng miêu tả tinh tế làm cho cảnh thiên nhiên ở đây đẹp nên thơ , trù phú , thể hiện tình yêu vùng đất cực Nam Tổ Quốc của tác giả.

Câu 2 ( 10 đ ) 
A. Hình thức : ( 1 đ )
- Bài văn rõ ràng, bố cục , các ý mạch lạc , trình tự miêu tả phù hợp .
B. Nội dung ( 9 đ )
1, Mở bài ( 0,5 đ )
- Giới thiệu về quê hương mình và trận bão gây ấn tượng mạnh .
2, Thân bài : ( 8 đ )
Nêu được một số ý chính sau:
- Cảnh chuận bị của dân làng trước khi bão tới.
- Thời điểm bão đổ bộ vào làng quê và cảnh làng xóm trong cơn mưa to, gió lớn.
- Cảnh nước lên cao.
- Cảnh xóm làng khi đê vỡ.
- Cảnh xóm làng chìm trong biển nước.
3. Kết bài ( 0,5 đ )
- Hậu quả cơn bão gây ra và biện pháp khắc phục hậu quả sau cơn bão.
( Bài viết đúng ý sử dụng từ ngữ gợi cảm , hình ảnh so sánh , nhân hoá.... )

------------------------------- Hết -------------------------------------







File đính kèm:

  • docDe HSG Van 6(1).doc