Đề khảo sát học sinh giỏi Năm học 2006-2007 Môn: Ngữ Văn- Lớp 8

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Năm học 2006-2007 Môn: Ngữ Văn- Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi
năm học 2006-2007
môn: ngữ văn- lớp 8
 (Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề)
-----------------------------------

CâuI (3 điểm)
Hãy chỉ ra sự khác nhau trong cách miêu tả hình ảnh người dân chài của nhà thơ Tế Hanh trong hai câu thơ sau:
...“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”...
(Trích “ Quê hương”)
Cách miêu tả ấy tạo hiệu quả nghệ thuật gì?
CâuII:(7 điểm)
Cho câu văn chủ đề:
“Trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ “ Ông đồ” nhà thơ Vũ Đình Liên đã khắc hoạ hình ảnh ông đồ cùng với mốc thời gian “ mùa xuân”, gắn liền với “mực tàu giấy đỏ” nhưng đã ở hai cảnh ngộ khác nhau”.
	Em hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn( dài khoảng 25 dòng), trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn( gạch chân dưới câu nghi vấn đó.
CÂU III (10 điểm)
Cảm nhận về tập thơ “ Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng TrungThông viết:
“ Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”
Qua bài thơ “Vọng nguyệt”(Ngắm trăng), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


hớng dẫn chấm khảo sát học sinh giỏi 
năm học 2006-2007
môn: ngữ văn- lớp 8

------------------------------
Tổng điểm cho cả bài thi: 20 điểm, đợc phân chia nh sau:

CÂU I: 3,0 điểm
ý a: (1 điểm)
	*Yêu cầu: Học sinh chỉ đợc sự khác nhau trong cách miêu tả là:
-Câu 1: Tả thực những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của ngời dân chài sau chuyến ra khơi.
-Câu 2: Tả sáng tạo bằng liên tởng tởng tợng và ẩn dụ. 
	* Cách cho điểm:
-Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
- Sai cho 0 điểm.
ý b: (2 điểm)
* Yêu cầu: Học sinh chỉ đợc:
- Cách miêu tả linh hoạt sáng tạo của nhà thơ đã thể hiện vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn của ngời dân lao động làng chài- Đó là vẻ đẹp cờng tráng, rắn rỏi, khoẻ mạnh sánh ngang tầm thiên nhiên.
-Những ngời con của biển khơi thấm đẫm trong sự mặn mòi, xa xăm, khoáng đạt của biển cả. Bằng sự tài hoa và tình cảm gắn bó tha thiết với con ngời quê hơng nhà thơ Tế Hanh đã tạc dựng bức tợng đài ngời dân làng chài nh những ngời anh hùng của biển khơi.
* Cách cho điểm: 
- Điểm 2,0: Nêu đúng và nêu đầy đủ tác dụng.
- Điểm 1.0: Nêu đúng và nêu đợc một ý tác dụng.
- Điểm 0: Nêu sai và không nêu đúng tác dụng
Câu II( 7 điểm):
* Yêu cầu: Học sinh làm bài đảm bảo các ý sau:
-Dẫn nguyên văn câu chủ đề đã cho mở đầu cho đoạn văn.
- ở hai khổ thơ đầu, tác giả khác hoạ hình ảnh ông đồ hoà trong không khí rộn ràng, sắc màu rực rỡ của xuân về tết đến khi nho học còn đang thịnh hành. Cùng mực tàu giấy đỏ, ông đồ trở thành hình ảnh không thể thiêú của bức tranh xuân. Chữ ông viết đợc trọng, tài ông đợc khen: “ Bao nhiêu ngời ...khen tài”. Ngời thuê viết tìm đến ông để thởng thức sự tài hoa của ông để thoả mãn thú chơi chữ thanh cao- Một nét đẹp văn hoá của dân tộc.
- ở hai khổ thơ tiếp, vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ khi xuân về nhng là sự đối lập nghiệt ngã. Cùng với thời gian, với sự thay đổi của lịch sử, ông đồ dần dần bị lãng quên. Ngời thuê viết mỗi năm mỗi vắng. Giấy mực bẽ bàng trong tàn phai sầu tủi. Một loạt từ ngữ “Buồn”; “ Không thắm”; “Sầu”; “Đọng” cùng biện pháp nhân hoá gợi vẻ tàn lụi buồn bã của nho học thời tàn. Ông đồ “vẫn ngồi đấy”, “ bên phố đông”, vậy mà “ qua đờng không ai hay”. Ông trơ trọi, lẻ loi, lạc lõng trong cuộc sống hiên đại. Hai câu thơ cuối khổ 4 là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Hình ảnh chiếc lá vàng rơi rụng trên nền giấy thắm tàn phai, làn ma bụi ảm đạm đã thể hiện cảnh ngộ tàn tạ thê lơng và nỗi lòng tê tái của ông đồ khi bị gạt ra lề cuộc sống.
- Bốn khổ thơ không chỉ gợi về “một di tích tiều tuỵ đáng thơng của một thời tàn” mà còn thể hiện cả lòng thơng cảm, niềm hoài cổ của nhà thơ Vũ Đình Liên. 	
	* Cách cho điểm:
+ Về hình thức(2 diiểm):
* Yêu cầu: 
-Viết đúng hình thức một đoạn văn dài 25 dòng với câu chủ đề đã cho(1 điểm)
-Có sử dụng câu nghi vấn(1 điểm).
*Cách cho điểm:
- Đạt nh yêu cầu
-Sai(0 điểm)
+ Về nội dung:(5 điểm)
-Điểm 4,5-5: Trình bày sâu sắc, tinh tế, đủ ý, diễn đạt trong sáng
-Điểm 3,5-4: : Trình bày đầy đủ, đôi chỗ sâu sắc, diễn đạt trong sáng.
-Điểm 2,5-3: Trình bày đủ ý, nhng cha sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ còn vụng. 
-Điểm1,5-2: Trình bày đợc vài yếu tố, bài viết cha trọn vẹn.
-Điểm0,5-1: Trình bày có chi tiết đúng, diễn đạt lủng củng.
-Điểm 0: Sai hoàn toàn.

CÂU III: 10,0 điểm 
 	1, Mở bài: 1 điểm
	* Yêu cầu: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích dẫn lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông. 
- Bài thơ "Vọng nguyệt" thể hiện tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của nhà thơ- chiến sỹ Hồ Chí Minh".
	* Cách cho điểm:
- Điểm 0,5: Đạt yêu cầu, diễn dạt trong sáng, có cảm xúc.
- Điểm 0: Sai hoàn toàn.
 	 2, Thân bài: 8 điểm:
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.(0,5 điểm)
- Giải thích sơ lợc về chất thép, chất tình trong tập thơ (0,5 điểm).
	* Yêu cầu: Hs chứng minh đợc những ý sau:
- Trớc hết tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của Bác thể hiện ở tinh thần vợt lên trên những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của cảnh tù đày(3 điểm):
 	 + Ngời xa ngắm trăng khi tâm hồn thảnh thơi, th thái, còn Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: ở tù (1 điểm).
 	+ Thi nhân gặp cảnh trăng đẹp thờng đem rợu uống, ngắm hoa thởng trăng. Có rợu có hoa thì sự thởng trăng mới viên mãn, thú vị. Nhng ngay câu thơ mở đầu đã vừa kể vừa nêu ra một nhận xét rất thông thờng tất nhiên: trong tù làm gì có rợu, có hoa (1 điểm).
 	+Đặt trong hoàn cảnh thiếu thốn của chốn ngục tù, ta mới thấy chất nghệ sĩ mãnh liệt, tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác khi vầng trăng xuất hiện khiến cho tâm hồn Ngời xao xuyến, bồi hồi đến bối rối: "Đối thử lơng tiêu nại nhợc hà?".(Đối chiếu. phân tích giữa nguyên tác và bản dịch thơ). Sự vận động của tứ thơ từ không đến có đã bật lên tinh thần vợt lên trên tù ngục, không hề vớng bận bởi vật chất, mà tâm hồn vẫn tự do, ung dung của Bác (1điểm).
- Tình yêu thiên nhiên và phong thái lạc quan của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở mối giao cảm kì diệu giữa Bác và vầng trăng (3 điểm):
	"Nhân hớng song tiền khán minh nguyệt
	Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
 	 + Phép đối và nghệ thuật nhân hoá đợc sử dụng rất thành công: Ngời tù hớng ra ngoài cửa sổ say sa ngắm vầng trăng sáng, vầng trăng cũng chủ động vợt qua song sắt của nhà tù để đến tri âm, ngắm nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau và ngắm nhau say đắm nh những ngời bạn tri âm tri kỉ. (Liên hệ với các bài thơ viết về trăng của Bác). Bác Hồ là ngời yêu trăng và say trăng từ lâu(1 điểm).
 	 + Hai câu thơ cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của ngời thi sĩ-chiến sĩ Hồ Chí Minh.Phía này là nhà tù đen tối, phía kia là vầng trăng thơ mộng, là bầu trời tự do, là thế giới của cái đẹp. ở giữa hai thế giới đối cực ấy là song sắt của nhà tù. Nhng với cuộc ngắm trăng này, nhà tù, song sắt đã trở nên vô nghĩa trớc những tâm hồn tri âm tri kỉ, tự do, lạc quan(1 điểm).
 	+ Với cuộc thởng trăng này, Bác đã thực hiện một cuộc vợt ngục kì diệu về tinh thần. Ngời tù ở đầu bài thơ đã biến thành thi gia với cảm hứng say trăng dạt dào, với một phong thái ung dung, tự tại, một tinh thần lạc quan luôn hớng về phía ánh sáng của tự do, của cái đẹp(1 điểm).
- Đánh giá(2 điểm):
 	+ Tuy không nhằm mục đích văn chơng nhng bài thơ đã cho thấy tài năng thơ ca của Bác với một phong cách độc đáo kết hợp tính cổ điển và tính hiện đại, chất trữ tình và chất thép. Bài thơ sử dụng thành công phép đối, phép nhân hoá kết hợp với lối viết trong sáng, giản dị nh chính con ngời Bác. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh(0,5 điểm).
 	+ Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc mạnh mẽ- một đặc điểm nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ,vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của ngời chiến sĩ đó. Trong tù, Bác không phải là một tù nhân mà là một vị khách tiên, một “thi gia” bất chấp chốn lao tù, vẫn để tâm hồn bay bổng tìm đến với vầng trăng, với tự do. Đằng sau những vần thơ mang đậm “ chất tình” với thiên nhiên là “ chất thép”- mà biểu hiện là phong thái ung dung tự tại, là sự yêu đời, lạc quan của con ngời luôn vợt lên và làm chủ hoàn cảnh. Đó chính là bản lĩnh thép của ngời chiến sĩ cách mạng khi rơi vào cảnh tù đày.Bài thơ truyền tới ngời đọc tình yêu thiên nhiên, niềm tin vào cuộc sống(1 điểm).
+Liên hệ với một số bài thơ khác để thấy chất thép và chất tình luôn luôn toả sáng trong thơ Bác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.(0,5 điểm).
	* Cách cho điểm:
- Điểm7-8: Bài viết đủ ý, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
 - Điểm 5-6: Bài viết đủ ý, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, diễn đạt đôi chỗ còn vụng
- Điểm 4-5: Đủ ý, lâp luận chặt chẽ, mach lạc, đạt đôi chỗ còn vụng
 	- Điểm 3-4: Đủ ý, lập luận sơ sài, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng.
- Điểm1-2: Thiếu ý, diễn đạt yếu.
- Điểm 0,5-1:Tỏ ra có hiểu chút ít về đề nhng thiếu nhiều ý, diễn đạt yếu
- Điểm 0: Sai hoàn toàn.
 3, Kết bài: 1 điểm
	* Yêu cầu: Khẳng định lại đợc vấn đề
	* Cách cho điểm:
- Điểm 1: Đạt yêu cầu, diễn đạt trong sáng có cảm xúc.
- Điểm 0: Sai hoàn toàn.

Chú ý: 
Căn cứ vào khung điểm và thực tế chất lợng làm bài của thí sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm.
Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu mắc từ 6 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả trừ 0,5đ; nếu mắc từ 11 lỗi câu, từ, chính tả trừ 1,0đ.
Chỉ để điểm lẻ phần thập phân của cả bài thi ở mức 0,5.
------------------------------








File đính kèm:

  • docdap an hsg ngu van 8.doc