Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 4 môn Tiếng việt Lớp 3

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi tháng 4 môn Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò kh¶o s¸t häc sinh giái líp 3 - th¸ng 4 
   Môn: Tiếng Việt
Họ và tên:............. Lớp . Trường
I. phÇn Tr¾c nghiÖm
Bài 1. Khoanh vào chữ cái trước từ viết sai chính tả
a.trương trình                   b. chấp hành                         c. tia chớp                d. chập trùng
e. rực rỡ                            g. bờ rào                               h. rốt nát                  i.  hạt giẻ
Bài 2. Khoanh vào chữ cái trước từ ngữ chỉ hoạt động chính trong các môn nghệ thuật
a. nhạc sĩ                 b. sáng tác                        c. đạo diễn                    d. múa
e. kịch                       g. vẽ                                 h. đóng kịch                   i. điêu khắc
Bài 3. Khoanh vào chữ cái trước những câu có bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?
a.  Lớp chúng em bắt đầu học kì II từ 15 tháng giêng.
b.   Năm ngoái, bố cho chúng em đi nghỉ mát ở Đà Lạt.
c.  Cuộc thi kể chuyện được tổ chức ở nhà văn hoá xã. e. Học kì II kết thúc vào 31 tháng 5.
d. Chúng em được nghỉ hè vào các tháng 6,7. f.  Cô giáo lớp em hết lòng vì học sinh.
Bài 4. Khoanh vào chữ cái trước những thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm những người trong gia đình
a.      Con có cha như nhà có nóc.
b.   Ăn không rau như đau không thuốc.  
c.     Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
d.    Chị ngã, em nâng.
Bài  5. Nối thành ngữ ở cột bên trái với ý nghĩa của thành ngữ đó ở cột bên phải.
a. Chung lưng đấu cật.
1. Đối xử trọn vẹn với người khác.
b.Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại.
2. Hợp sức nhau lại để làm được việc có ích.
c.Ăn ở như bát nước đầy.
3. Ích kỉ, mặc kệ người khác khi người ta gặp nạn.
Bài 6. Khoanh tròn vào chữ cái trước những câu văn có hình ảnh nhân hoá
a. Những tảng băng lớn bồng bềnh trôi trên mặt nước.
b. Những tảng băng lớn đủng đỉnh dạo chơi trên mặt nước.
c. Trời giận dữ trút tất cả nước xuống mặt đất. 
d. Mưa xối xả như cầm thùng mà trút.
Bài 7. Bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? trong câu: “Cô cháu ngoại thần tiên của tôi bước lùi khỏi khung cửa và đẩy cánh cửa mở toang ra.” là:
a. Cô cháu ngoại b. Cô cháu ngoại thần tiên c. Cô cháu ngoại thần tiên của tôi
Bài 8. Hai câu văn: “Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng.” có các từ chỉ hoạt động là:
a. 3 từ (đó là:......) b. 4 từ (đó là:.) c. 5 từ (đó là:.)
Bài 9. Những từ ngữ nào có thể ghép với từ “vui” để tạo hình ảnh so sánh diễn tả niềm vui?
a. như hội b. như tết c. như mùa xuân d. như mở cờ trong bụng
ii. PhÇn tù luËn
Bài 1. Tìm 5 từ cho mỗi phần sau
a. Chỉ hoạt động của trí thức: 
............................................................................................................
b. Chỉ người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật: 
...........................................................
Bài 2. Hãy gạch dưới bộ phận Để làm gì? trong mỗi câu sau
a. Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật chạy nhanh nhất.
b. Ngựa cha nhắc con: " Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng."
c. Mục đích của ngày hội thể thao Đông Nam Á là để tăng cường đoàn kết, tăng cường hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trong khu vực.
d. Ngoài mục đích trên, đại hội thể thao còn là dịp phát hiện và tôn vinh những ngôi sao thể thao trong khu vực.
Bài 3. Tìm sự vật so sánh và từ so sánh trong khổ thơ sau:
Miệng em cười tươi thắm
Như vườn xanh nắng ấm
Giọng em nói chan hòa
Như không khí quê ta.
Tế Hanh
.....................................................................................................................................
Bài 4. Đọc bài thơ sau
 HẠT MƯA
Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông sấm
Gõ thùng như trẻ con
Ào ào trên mái tôn.
Rào rào một lúc thôi
Khi trời đã tạnh hẳn
Sấm chớp chuồn đâu mất
Ao đỏ ngầu màu đất
Như là khóc thương ai?
Chị mây đi gánh nước
Đứt quang ngã sõng soài.
                    Trần Đăng Khoa
Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hoá? Những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó?
....................
b. Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên sinh động, gần gũi như thế nào?
..
.............................................................................................................................................................
Bài 5. Em hãy kể về một hoạt động của Hội đồng tự quản lớp em trong tháng 3 vừa qua.
Bài làm
........................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.........................................................
....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
..............
.......................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docDE KHAO SAT THANG 4 HAY.doc