Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2008-2009

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 4
Năm học 2008 – 2009
Môn: Tiếng Việt
Thời gian học sinh làm bài 60 phút
( Không kể thời gian giao đề)
I/ Phần trắc nghiệm.(4 điểm).
Hãy đọc thầm đoạn văn sau, chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây và ghi chữ cái đứng trước câu trả lời đó vào bài thi .
Cây nhút nhát
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt sạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật. Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như toả sáng không biết từ đâu bay tới . Con chim đậu một thoáng trên cành cây thanh mai rồi lại vội vàng bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: Hàng nghìn hàng vạn những con chim đã bay qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ thán phục, cây xấu hổ càng thêm tiếc. Không biết có bao giờ con chim xanh huyền diệu ấy quay trở lại?
 Trần Hoài Dương.
1.Bài văn trên thuộc thể loại nào? 
Miêu tả đồ vật.
Miêu tả con vật.
Miêu tả cây cối.
2.Những dòng nào dưới đây là tập hợp các từ láy có trong bài?
Nhút nhát, lạt sạt, lạ lắm, xôn xao, lóng lánh.
Nhút nhát, ào ào, lạt sạt, xôn xao, lóng lánh.
Nhút nhát , lạt sạt, xôn xao, lóng lánh, xuýt xoa.
3.Trong câu: “ Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao.” đâu là bộ phận chủ ngữ? 
Nhưng những cây cỏ
Nhưng những cây cỏ xung quanh
Cây cỏ
4.Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
So sánh
Nhân hoá
So sánh, nhân hoá
II. Phần tự luận: 16 điểm
Câu 1: ( 6 điểm)
Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con, bướm mẹ ra chơI hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ tươi.
 ( Mùa xuân – mùa hè – Trần Đăng Khoa)
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ trên? Nêu cảm nhận của em sau khi đọc đoạn thơ đó? 
Câu 2: ( 10 điểm): Một buổi sáng tới trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em mong em cùng chia sẻ nỗi buồn. Em hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện đó?
Đáp án.
I.Phần trắc nghiệm. 
1: c
2: b
3: b 
4: c
II.Phần tự luận.
Câu 1: Cần nêu được:
+ Nghệ thuật dùng từ gợi tả “đẹp tươi”, “ đỏ tươi” và nghệ thuật nhân hoá: “ ra chơi”, “đùa” đã giúp ta thấy được cảnh đẹp tươi tắn, sống động của vườn hoa mùa xuân.
Câu 2: 
Mở bài: Giới thiệu được hoàn cảnh câu chuyện xảy ra, nhân vật có trong chuyện ( Cây non, em).
Thân bài: 
Kể được lời kể của cây non và lời của em chia sẻ nỗi buồn cùng cây.
Lời kể tự nhiên, sinh động
3. Kết bài: Nêu cảm nhận của em.

File đính kèm:

  • docDe Khao sat HSG lop 4(1).doc