Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2009-2010

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt, Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd - Đt
huyện sông lô
Đề Khảo sát chất lượng học sinh giỏi lớp 4 lần 1
Năm học: 2009- 2010
Môn: Tiếng Việt + Lịch sử & địa lý
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Tiếng Việt
Câu 1:
a) Viết lại các tên riêng dưới đây cho đúng rồi chia thành 2 nhóm:
- Các tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
- Các tên riêng không được phiên âm theo âm Hán Việt.
bắc kinh, mạc tư khoa, mát x cơ va, tô ki ô, nhật bản, triều tiên, ác hen ti na, ăng gô la, môn ca đa, quảng châu.
b) Cho các từ sau: đầy đủ, xa xôi, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng, phẳng lặng, hốt hoảng, mải miết.
 Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy và cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Câu 2:
a) Chỉ ra các động từ, tính từ trong câu văn sau:
 Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ.
b) Phân biệt nghĩa của hai từ sau: mơ ước, mơ mộng, đặt câu với mỗi từ đó.
 Câu 3: 
 Bác Hồ kính yêu đã từng viết cho thiếu nhi như sau:
 Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 Em hiểu câu thơ trên như thế nào? Qua đó, em biết được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi ra sao?
Câu4: 
 Viết đoạn văn ngắn ( 7 - 10 câu) tả một trong những đồ vật từng gắn bó với em trong học tập.
Phần II: Lịch sử và địa lý 
Câu1:
 a. Vì sao Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
 b. Đại la sau được đổi tên là gì? ý nghĩa của tên gọị này ?
Câu 2: 
 Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa?
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng gd - đt
huyện sông lô
Hướng dẫn chấm
Đề thi khảo sát chất lượng hsg lớp 4 lần 1
Năm học: 2009-2010
Môn: Tiếng Việt + Lịch sử & Địa lý
 I – Quy định chung: 
- Đây là gợi ý cơ bản, học sinh có thể làm theo hướng khác, nếu đúng, hợp lý vẫn cho điểm tương đương.
- Điểm toàn bài là 10 điểm (tổng của 2 phần: Tiếng Việt + Lịch sử và Địa lý; cho lẻ đến 0,1 không làm tròn số).
II . Đáp án – Biểu điểm.
Phần I: Tiếng Việt (8 điểm)
Câu1: (2đ)
a) 1đ
- Nhóm phiên âm Hán Việt: Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Quảng Châu (0,5đ).
- Nhóm không theo âm Hán Việt: Mát-xcơ-va, Tô-ki-ô, ác-hen-ti-na, Ăng-gô-la, Môn-ca-đa (0,5đ).
b) 1đ 
- Từ ghép: mong ngóng, mơ mộng, phẳng lặng, hốt hoảng, đầy đủ.
- Từ láy: xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ màng, mải miết.
- Kiểu từ ghép: tổng hợp
- Kiểu từ láy: láy âm
Câu 2: 2đ
a) 1đ
- Động từ: vang lên, gáy, hành quân, gặp, gặm.
- Tính từ: vắng lặng, nhởn nhơ.
b) 1đ
- Mơ ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.(0,25đ)
- Mơ mộng: say mê theo những hình ảnh tốt đẹp nhưng xa vời, thoát ly thực tế (0,25đ).
-Đặt câu: Học sinh tự đặt câu (mỗi câu đúng cho 0,25đ).
VD: Từ nhỏ, Mai đã mơ ước trở thành cô giáo.
Nó chỉ được cái hay mơ mộng.
Câu 3: 2đ
Đoạn văn cảm thụ có đủ các ý cơ bản sau:
- Câu thơ của Bác Hồ cho thấy: Trẻ em thật trong sáng, ngây thơ và đáng yêu, giống như búp trên cành đạng độ lớn lên đầy sức sốngvà hứa hẹn tương lai đẹp đẽ. Vì vậy, trẻ em biết ăn, ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn.(1đ)
- Câu thơ cho em biết được tình cảm cuả Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy tình yêu thương và quý mến . (1đ)
Câu4: 2đ
Đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Cấu trúc : Đoạn văn ( khoảng 7- 10 câu )
+ Nội dung: Miêu tả hình dáng và thể hiện sự gắn bó cũng như công dụng của một đồ dùng trong học tập.
+ Đối tượng : đồ dùng trong học tập : cặp sách , bút , thước ..
+ Diễn đạt lưu loát, viết câu đúng ngữ pháp, chính tả. Thể hiện cảm xúc với đồ vật được tả.
Phần II: Lịch sử và địa lý (2 điểm)
Câu1. (1đ)
a. Lí Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì: (0,75đ)
- Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà (Cổ Pháp Bắc Ninh), Lí Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La ( nay là Hà Nội ). Vua thấy:
+ Đây là vùng đất ở trung tâm đất nước .
+ Đất rộng lại bằng phẳng.
+Dân cư không khổ vì ngập lụt.
+Muôn vật phong phú tốt tươi .
- Càng nghĩ , vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải dời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này .
b. Đổi tên đại La thành Thăng Long. Thăng Long : Rồng bay lên . (0,25đ)
Câu 2(1đ):
-Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô (0,5đ).
-Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên cả rừng núi bị phủ một bức màn trắng xoá (0,25đ).
-Mùa khô, trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở (0,25đ).

File đính kèm:

  • docDE DAP AN THI HSG TIENG VIET LOP 4THANG 12.doc