Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Lý Nhân

doc9 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2008-2009 - Phòng GD&ĐT Lý Nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục - Đào tạo Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 4
 Huyện Lý Nhân Năm học 2008 – 2009
Số phách
Điểm
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Đề Chẵn
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:
Hoa địa lan
 Khi những làn mưa phùn mùa xuân đậu nhẹ lóng lánh trên mái tóc em là khi hoa địa lan bắt đầu ra hoa.
 Mùa xuân đấy!
 Giữa đám lá xanh to bản, một cành búp xanh vươn lên. Mưa dai dẳng, triền miên, cành búp xanh càng vươn cao. Màu xanh nõn dần dần thẫm lại. Những cành búp xanh đẫm mưa xuân như chờ đợi ... Mặc cho sự mơn man êm nhẹ của gió, búp xanh lặng lẽ hình thành. Nhưng hình như mùa xuân đang dồn những “yêu kiều” vào đó. Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non. 
 Trong mưa, từ trong búp xanh bỗng vươn ra ba cái nụ xinh xinh, nhỏ bé và đáng yêu. Người ta nhìn và thầm hỏi: “Phải chăng mùa xuân đặt màu xanh trong ấy?”. Một ngày, hai ngày ... nụ hoa lớn, nhích dần lên. Mưa nôn nóng lắm! Mưa như thôi thúc. Và nhìn kìa, những nụ hoa đang bồi hồi hé nở năm cánh trắng muốt. Bông hoa địa lan nghiêng mình, những cánh hoa xếp cân đối, tròn trịa và đài hoa, nhị hoa như mũ miện của nàng công chúa lóng lánh những hạt ngọc. Tinh khôi quá! Hoa là điểm nhấn của mùa xuân.
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a. “Cành búp xanh” trong bài văn trên có nghĩa là gì?
 a1. * Cành cây địa lan.	a2. * Cây địa lan. 
 a3. * Cành hoa địa lan.	a4. * Mầm địa lan.
b. Trong câu: “Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
b1. * Chỉ có biện pháp so sánh.	b2. * Chỉ có biện pháp nhân hoá.
b3. * Vừa so sánh vừa nhân hoá.	b4. * Không có so sánh và nhân hoá.
c. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
c1. * tròn trịa, lóng lánh, mơn man, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.	
c2. * thúc giục, lóng lánh, mơn man, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.
c3. * lóng lánh, mơn man, xanh xám, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.	
c4. * mơn man, triền miên, dần dần, chắt chiu, nghiêng ngả, đẹp đẽ.
d. Đoạn: “Trong mưa, ... điểm nhấn của mùa xuân.” có những kiểu câu kể nào?
d1.* Ai là gì?, Ai thế nào?.	d2.* Ai thế nào?, Ai làm gì?
d3.* Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai thế nào?.	d4.* Ai làm gì?, Ai là gì?.
Câu 2. Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu văn sau: 
Tiếng chim hót ríu rít.
Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ.
Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.
Hoa mai nở có năm cánh như hoa đào.
Câu 3. Chia các từ dưới đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
 vui vẻ, tươi tốt, vui vầy, hoàn hảo, bạn bè, hào hoa, tươi cười, vui vui, tuổi tác, vui nhộn, máy móc, ương bướng, vui tươi, đẹp đẽ, hành hương, điệu đà, cong queo, đèm đẹp, ầm ĩ, đẹp đôi.
Từ ghép: 
Từ láy: 
Câu 4. Trong hai từ in đậm, từ nào là động từ? Gạch chân dưới động từ ấy.
Mâm xôi đậu có con ruồi đậu vào.
ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
Đàn kiến bò vào đĩa thịt bò.
Con ngựa đá con ngựa đá.
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh tả một đồ vật mà em thích.
Câu 6. Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm...
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào?
Câu 7. Một cây bàng cao lớn, cành lá xum xuê. Mỗi khi mùa hè đến, cây bàng như khoác trên mình một tấm áo mới. Em hãy tả lại cây bàng đó.
Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm.
Phòng Giáo dục - Đào tạo Bài khảo sát học sinh giỏi lớp 4
 Huyện Lý Nhân Năm học 2008 – 2009
Số phách
Điểm
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút)
Đề lẻ
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:
Hoa địa lan
 Khi những làn mưa phùn mùa xuân đậu nhẹ lóng lánh trên mái tóc em là khi hoa địa lan bắt đầu ra hoa.
 Mùa xuân đấy!
 Giữa đám lá xanh to bản, một cành búp xanh vươn lên. Mưa dai dẳng, triền miên, cành búp xanh càng vươn cao. Màu xanh nõn dần dần thẫm lại. Những cành búp xanh đẫm mưa xuân như chờ đợi ... Mặc cho sự mơn man êm nhẹ của gió, búp xanh lặng lẽ hình thành. Nhưng hình như mùa xuân đang dồn những “yêu kiều” vào đó. Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non. 
 Trong mưa, từ trong búp xanh bỗng vươn ra ba cái nụ xinh xinh, nhỏ bé và đáng yêu. Người ta nhìn và thầm hỏi: “Phải chăng mùa xuân đặt màu xanh trong ấy?”. Một ngày, hai ngày ... nụ hoa lớn, nhích dần lên. Mưa nôn nóng lắm! Mưa như thôi thúc. Và nhìn kìa, những nụ hoa đang bồi hồi hé nở năm cánh trắng muốt. Bông hoa địa lan nghiêng mình, những cánh hoa xếp cân đối, tròn trịa và đài hoa, nhị hoa như mũ miện của nàng công chúa lóng lánh những hạt ngọc. Tinh khôi quá! Hoa là điểm nhấn của mùa xuân.
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a. Trong câu: “Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a1. * Chỉ có biện pháp so sánh.	a2. * Vừa so sánh vừa nhân hoá.
a3. * Chỉ có biện pháp nhân hoá.	a4. * Không có so sánh và nhân hoá.
b. “Cành búp xanh” trong bài văn trên có nghĩa là gì?
 b1. * Cành cây địa lan. 	b2. * Cành hoa địa lan.	
 b3. * Cây địa lan. 	b4. * Mầm địa lan.
c. Đoạn: “Trong mưa, ... điểm nhấn của mùa xuân.” có những kiểu câu kể nào?
c1. * Ai làm gì?, Ai là gì?, Ai thế nào?.	c2. * Ai là gì?, Ai thế nào?.	
c3. * Ai thế nào?, Ai làm gì?.	c4. * Ai làm gì?, Ai là gì?.
d. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
d1. * thúc giục, lóng lánh, mơn man, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.
d2. * tròn trịa, lóng lánh, mơn man, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.	
d3. * lóng lánh, mơn man, xanh xám, dần dần, chắt chiu, đẹp đẽ.	
 d4. * mơn man, triền miên, dần dần, chắt chiu, nghiêng ngả, đẹp đẽ.
Câu 2. Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu văn sau:
Tiếng chim hót ríu rít.
Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ.
Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.
Hoa mai nở có năm cánh như hoa đào.
Câu 3. Chia các từ dưới đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy.
 vui vẻ, tươi tốt, vui vầy, hoàn hảo, bạn bè, hào hoa, tươi cười, vui vui, tuổi tác, vui nhộn, máy móc, ương bướng, vui tươi, đẹp đẽ, hành hương, điệu đà, cong queo, đèm đẹp, ầm ĩ, đẹp đôi.
Từ ghép: 
Từ láy: 
Câu 4. Trong hai từ in đậm, từ nào là động từ? Gạch chân dưới động từ ấy.
Mâm xôi đậu có con ruồi đậu vào.
ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
Đàn kiến bò vào đĩa thịt bò.
Con ngựa đá con ngựa đá.
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh tả một đồ vật mà em thích.
Phòng Giáo dục - Đào tạo Đáp án chấm 
 Huyện Lý Nhân bài khảo sát học sinh giỏi lớp 4
 Năm học 2008 – 2009
Môn: tiếng việt
(Thời gian làm bài: 60 phút) 
Câu 1. Đọc thầm bài văn sau:
 Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây. (2 điểm) 
 - Đánh dấu đúng mỗi ý chấm 0,5 điểm.
* Đề chẵn	
a. “Cành búp xanh” trong bài văn trên có nghĩa là gì?	a3
b. Trong câu: “Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?	b3
c. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?	c1
d. Đoạn: “Trong mưa, ... điểm nhấn của mùa xuân.” có những kiểu câu kể nào?
	d3
* Đề Lẻ
a. Trong câu: “Cây địa lan như người mẹ chắt chiu tất cả những gì tinh hoa nhất, những gì đẹp đẽ nhất mùa xuân ban phát cho mình dành cho búp non” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?	a2
b. “Cành búp xanh” trong bài văn trên có nghĩa là gì?	b2
c. Đoạn: “Trong mưa, ... điểm nhấn của mùa xuân.” có những kiểu câu kể nào?
c1
d. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?	d2
Câu 2. Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của mỗi câu văn sau:	(2 điểm)
Tiếng chim hót ríu rít.
Con dẫn các bạn đến nơi bông hồng đang ngủ.
Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm.
Hoa mai nở có năm cánh như hoa đào.
- Xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ mỗi câu chấm 0,5 điểm.
Câu 3. Chia các từ dưới đây thành hai nhóm: từ ghép và từ láy. 	(2 điểm)
 vui vẻ, tươi tốt, vui vầy, hoàn hảo, bạn bè, hào hoa, tươi cười, vui vui, tuổi tác, vui nhộn, máy móc, ương bướng, vui tươi, đẹp đẽ, hành hương, điệu đà, cong queo, đèm đẹp, ầm ĩ, đẹp đôi.
 - Từ láy: vui vẻ, vui vầy, bạn bè, vui vui, tuổi tác, máy móc, đẹp đẽ, điệu đà, cong queo, đèm đẹp, ầm ĩ.
 - Từ ghép: tươi tốt, hoàn hảo, hào hoa, tươi cười, vui nhộn, ương bướng, vui tươi, hành hương, đẹp đôi.
 Đúng mỗi từ chấm 0,1 điểm. Nếu 1 từ xếp vào 2 nhóm không chấm điểm.
Câu 4. Trong hai từ in đậm, từ nào là động từ? Gạch chân dưới động từ ấy. (1 điểm)
Mâm xôi đậu có con ruồi đậu vào.
ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu.
Đàn kiến bò vào đĩa thịt bò.
Con ngựa đá con ngựa đá.
Yêu cầu: 
 Gạch chân đúng mỗi động từ chấm 0,25 điểm, trong cùng một câu nếu gạch chân cả 2 từ không chấm điểm.
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh tả một đồ vật mà em thích.	(2 điểm)
Yêu cầu: 
 Miêu tả được nét tiêu biểu của đồ vật mà em yêu thích, diễn đạt trôi chảy, giàu hình ảnh, có cảm xúc, có sử dụng hình ảnh so sánh. – Chấm 2 điểm. Nếu chỉ miêu tả mà không thực hiện các yêu cầu trên trừ mỗi yêu cầu 0,3 điểm.
Câu 6. Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm...
 Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào? 	(2 điểm)
Yêu cầu: 
 - Biện pháp nghệ thuật nhân hoá. Tiếng chim làm cho những sự vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống, đem lại những lợi ích thiết thực cho mọi người.
 - Nêu được các nội dung trên, diễn đạt trôi chảy, sáng tạo chấm 2 điểm. Nếu không đạt được yêu cầu, tuỳ theo mức độ trừ điểm. Bài mẫu giống nhau không chấm điểm. 
Câu 7. Một cây bàng cao lớn, cành lá xum xuê. Mỗi khi mùa hè đến, cây bàng như khoác trên mình một tấm áo mới. Em hãy tả lại cây bàng đó.	(7 điểm)
Yêu cầu: 
 - Văn viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng mạch lạc, hành văn trôi chảy, có hình ảnh, giàu cảm xúc.
 - Miêu tả được những nét tiêu biểu của cây bàng cao lớn, cành lá xum xuê khi mùa hè đến. Khi miêu tả gắn với việc miêu tả cảnh vật xung quanh như mây trời, chim chóc ..., lợi ích của cây.
 - Nếu đạt các yêu cầu trên chấm 7 điểm. Tuỳ theo các mức độ sai sót về ý, về diễn đạt ... có thể cho các mức điểm 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; ... ; 0,5 điểm. Tả cây bàng cả bốn mùa chấm bình thường, sau đó cho 1/2 số điểm bài vừa chấm. Bài mẫu giống nhau không chấm điểm.
Lưu ý: Chữ viết và trình bày 2 điểm, điểm toàn bài giữ nguyên điểm lẻ, không làm tròn.
Phòng GD-ĐT huyện Lý Nhân
Phiếu chấm điểm
Bài khảo sát học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 4
năm học 2008 – 2009
Số phách
Câu 1 (2,0đ)
Câu 2 (2,0đ)
Câu 3 (2,0đ)
Câu 4 (1,0đ)
Câu 5 (2,0đ)
Câu 6 (2,0đ)
Câu 7 (7,0đ)
Trình
bày (2,0đ)
Tổng
20đ
a
b
c
d

File đính kèm:

  • docDe thi HSG cap huyen L4.doc