Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Vòng 1 đến 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 5 - Vòng 1 đến 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5 (vòng 3) Môn: Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 90 phút. Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Gạch một gạch dưới các động từ trong đoạn thơ sau: Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng. Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm. Gọi bông lúa chín về thôn Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà. Tiếng chim cùng bé tưới hoa Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim. (Trích Tiếng chim buổi sớm - Định Hải) Câu 2: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng phân loại ở bên dưới: Không thấy Nguyên trả lời, tôi nhìn sang. Hai tay nguyên vịn vào song cửa sổ, mắt nhìn xa vời vợi. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào, tôi thấy ở khoé mắt nó hai giọt lệ lớn sắp sửa lăn xuống má. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra... Động từ .................................................................................................................................................................................. Tính từ ................................................................................................................................................................................... Quan hệ từ .................................................................................................................................................................................. Câu 3: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước dòng dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "truyền thống" ? a, Phong tục và tập quán của tổ tiên. b, Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. c, Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người. Câu 4: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những từ nào không cùng nhóm nghĩa: a. truyền bá b. truyền thống c. truyền tin d. truyền hình e. truyền tụng g. truyền nhiễm Câu 5: Chỉ ra lý do các dòng sau chưa thành câu, nêu cách sửa và chữa lại cho thành câu: a,Mỗi con đường, góc phố, hàng cây yêu dấu b,Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa c,Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức Câu 6: - Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có câu thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh: a. Gà cùng một mẹ .........................................................đá nhau. b. Anh em................................................................................chân tay. c. Quạ tắm thì ráo .....................................thì mưa. d. .........................................................................biết mười. e. ......................................nhớ ........................trồng cây. - Nêu ý nghĩa của câu ở dòng a, e. Câu 7:Tìm những từ trái nghĩa với mỗi từ sau: (mỗi từ tìm ít nhất 2 từ trái nghĩa). a, hiền từ : ..................................................................................................................................................... b, lười biếng :............................................................................................................................................... c, kiêu ngạo: ................................................................................................................................................ Câu 8: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau: a, Trong lớp, tất cả học sinh lớp 5A đang say sưa làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt. b,Vì mưa to, lá rụng rất nhiều. c,Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Câu 9: Chỉ ra các từ đơn, từ láy, từ ghép trong đoạn thơ sau: Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Nhịp cầu nho nhỏ cuối gềnh bắc ngang. a, Các từ đơn: b, Các từ láy: c, Các từ ghép: Câu 10: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép có từ chỉ quan hệ tương phản: a,Tuy hạn hán kéo dài ........................................................................................................................................................................ b, ..................................................................................................................................................................................................nhưng các bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Câu 11: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. Câu 12: Trời xanh đây là của chúng ta Nước chúng ta, Núi rừng đây là của chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Những cánh đồng thơm mát Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những cánh đồng bát ngát Những buổi ngày xưa nói vọng về Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nguyễn Đình Thi Em hãy nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ trên. Câu 13: Hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em đã học theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó. *Lưu ý: Chữ viết và trình bày : 2 điểm. Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5 (vòng 2) Môn: Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 90 phút. Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước dòng có các tiếng, từ in đậm là những từ đồng nghĩa. a, thi đậu, xôi đậu, chim đậu trên cành. b, trong veo, trong vắt, trong xanh. c, chạy làng, chạy điểm, chạy việc. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn, trong đó có dùng một trong hai thành ngữ sau: -Non xanh nước biếc. -Thẳng cánh cò bay. Câu 3: Hãy chữa lại câu văn sau (bằng cách thay từ ngữ) cho đúng: Rừng của chúng tôi có rất nhiều cây xanh. Chúng nó đều tươi tốt và có nhiều tán rộng. Mai đây, chúng sẽ cho tôi nhiều cây gỗ quý. Câu 4: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước những từ nào không cùng nhóm nghĩa? a. lạc quan b. yêu đời c. tốt đẹp d. tin tưởng Câu 5:- Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống để có câu thành ngữ, tục ngữ hoàn chỉnh: a. Lá ......... đùm lá ......... b. Chết ......... còn hơn sống ......... c. Sáng ......... chiều ......... d. Việc nhà thì ........., việc chú bác thì ......... g. .........dùng sức, ......... mưu - Nêu ý nghĩa của câu ở dòng a, b. Câu 6:Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: (mỗi từ tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa). a, nhân hậu : ....................................................................................................................... b, cần cù : ....................................................................................................................... c, dũng cảm: ....................................................................................................................... Câu 7: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau: a, Bên thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. b, Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. c, Tảng sáng, gió mát rượi, từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng. d, Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số tám. e, Hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của nhân dân ta đã thu được thắng lợi hoàn toàn. Câu 8: Chỉ ra các từ đơn, từ láy, từ ghép trong đoạn thơ sau: Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban. Tìm nơi bờ biển sóng tràn Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa. a, Các từ đơn: b, Các từ láy: c, Các từ ghép: Câu 9: Đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân để nói về một việc em làm chưa tốt và nguyên nhân dẫn việc làm đó. Câu 10: Đặt một câu khiến lịch sự trong mỗi tình huống sau: a, Em đến muộn, em đề nghị cô giáo cho vào lớp. b, Em muốn mua một quyển truyện, em đề nghị bố (mẹ) mua cho quyển truyện đó. Câu 11: Trong bài ca dao về lao động sản xuất có viết: Cày đồng đang buổi ban trưa, Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi, bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần! Em cảm nhận được điều gì qua bài ca dao trên? Câu 12: Trong những câu chuyện em đã được đọc, em thích nhất nhân vật nào? Hãy tưởng tượng và tả lại nhân vật đó. *Lưu ý: Chữ viết và trình bày : 2 điểm. hướng dẫn chấm khảo sát học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 Câu 1: Cho 0,5 điểm. Dòng b Câu 2: 1,0 điểm. Yêu cầu viết thành đoạn văn ngắn có câu mở đoạn, các câu diễn giải và câu kết đoạn; rõ ý; diễn đạt ngắn gọn; nội dung thể hiện đúng thành ngữ quy định. Câu 3: Cho 1,0 điểm Yêu cầu thay thế từ ngữ cho phù hợp (mỗi câu đúng cho 0,3đ). Câu 4: Cho 0,5 điểm (ý c). Câu 5: Cho 1,0 điểm. -Điền đúng cho 0,5 điểm (Mỗi dòng đúng cho 0,1 điểm). a. Lá lành đùm lá rách. b. Chết vinh còn hơn sống nhục c. Sáng nắng chiều mưa. d. Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. g. Khoẻ dùng sức, yếu mưu. -Nêu ý nghĩa đúng cho 0,5 điểm (Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm). Câu 6: Cho 1,0 điểm. Mỗi từ đúng cho 0,2 điểm, Câu 7: Cho 1,0 điểm (Mỗi câu đúng cho 0,2 điểm). a, Bên thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự /đứng trang nghiêm. b, Bác Hồ/ là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. c, Tảng sáng, gió/ mát rượi, từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng. d, Mặc dù tên cướp/ rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn/ vẫn phải đưa hai tay vào còng số tám. e, Hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của nhân dân ta/ đã thu được thắng lợi hoàn toàn. Câu 8: Cho 1,0 điểm. Tìm /nơi/ thăm thẳm/ rừng/ sâu Bập bùng/ hoa chuối, trắng/ màu/ hoa ban. Tìm/ nơi /bờ/ biển/ sóng/ tràn Hàng/ cây/ chắn/ bão/ dịu dàng/mùa /hoa. Câu 9: Cho 1,0 điểm. (Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm). Câu 10: Cho 1,0 điểm. (Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm). Câu 11: Cho 2,0 điểm. Cảm nhận được nỗi vất vả của người nông dân, nhắc nhở người ta nhớ người làm ra hạt gạo... Biện pháp nghệ thuật so sánh. Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Câu 12: Cho 7,0 điểm. Yêu cầu: Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng; Viết đủ ý; Thể hiện được những quan sát riêng; Dùng từ, đặt câu đúng; Câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. Giới thiệu được nhân vật em thích nhất, trong câu truyện nào? Sách nào? Biết tưởng tượng và tả lại một cách hợp lý theo bố cục của bài văn tả người... *Điểm chữ viết và trình bày : 2,0 điểm. Đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5 (vòng 1) Môn: Tiếng Việt (Thời gian làm bài: 90 phút. Không kể thời gian giao đề) Câu 1: Gạch một gạch dưới những từ không cùng nghĩa với các từ trong nhóm: a. thanh bình, bình yên, đối thoại, yên bình, êm ả, êm dịu. b. non nước, non sông, tổ quốc, tổ tiên, đất nước, sông núi, nước nhà, giang sơn, nước non. c. quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, quê quán, nơi chôn rau cắt rốn. Câu 2: Đánh dấu vào dòng có nghĩa của từ "quả" là nghĩa chuyển: a. Quả dừa - đàn lợn con năm trên cao. b. Quả đất này là của chúng mình. c. Quả cam chín vàng. d. Trăng tròn như quả bóng. Câu 3: Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp thừ trái nghĩa? (Khoanh vào chữ cái đầu câu) a. Dở khóc dở cười b. Năng nhặt chặt bị c. Buồn ngủ gặp chiếu manh d. Lên thác xuống ghềnh Câu 4: Nêu ý nghĩa của ý (a) và ý (b) trong câu 3. Câu 5: a. Gạch chân dưới các quan hệ từ, cặp từ quan hệ trong các câu sau: (1)Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. (2) Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. b. Nêu tác dụng của cặp quan hệ từ trong câu (2) Câu 6: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng) a. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt, tươi tắn, sáng sớm, tươi tốt, nhỏ nhắn. b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt, tươi tắn, sáng sủa, nhỏ nhẻ, nhỏ nhắn. c. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, thưa thớt, tươi tốt, sáng sủa, nhỏ nhẹ, tươi tắn. Câu 7: Hãy viết 3 đến 5 câu tả người thân của em đang làm việc trong đó có câu sử dụng cặp quan hệ từ và có câu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hoá. ( Gạnh chân dưới cặp quan hệ từ đó). Câu 8: Từ " đi" trong câu tục ngữ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển? (khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng) a. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. b. Sai một li, đi một dặm. c. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau. d. Cụ ấy vừa đi rồi. Câu 9: Gạch một gạch dưới động từ ,gạch hai gạch dưới tính từ trong đoạn văn sau: A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng. Nhưng phải nhìn A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh. Câu 10: Trong bài thơ: " Hạt gạo làng ta" nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết: "Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay". Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên. Câu 11: Hãy tả lại một cảnh đẹp ở quê em trong một ngày nắng đẹp. *Điểm chữ viết và trình bày 2 điểm.
File đính kèm:
- De Thi HSG TVToan.doc